Kết quả đạt được về quản lý thu, chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố Thái Nguyên (Trang 31 - 37)

I. Chi thường xuyên 123.648 151.536 162.192 I Chi đầu tư XDCB34.05623.89254

2.2.1.Kết quả đạt được về quản lý thu, chi ngân sách nhà nước

1. Chi sự nghiệp kiến thiết kinh tế 118.253 126.301 146.407 2 Chi sự nghiệp GDĐT318.498382.271383

2.2.1.Kết quả đạt được về quản lý thu, chi ngân sách nhà nước

2.2.1.1. Kết quả đạt được về quản lý thu ngân sách nhà nước

Dưới sự lãnh đạo của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND thành phố, trong những năm qua thành phố Thái Nguyên đã đạt nhiều kết quả khả quan trong công tác quản lý thu NS. Về cơ bản thành phố ln hồn thành và hồn thành vượt mức dự tốn thu được giao, năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo nguồn lực tài chính để thành phố hồn thành nhiệm vụ kinh tế - chính trị Tỉnh giao hàng năm, thực hiện thắng lợi các ghị quyết về phát triển KT - XH của thành phố.

Thứ nhất, công tác quản lý thu thuế

Xác định thuế là nguồn thu chính của NSTP nên những năm qua Thành ủy, HĐND và UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với công tác thu NS nói chung mà nhất là cơng tác thu thuế, do vậy công tác quản lý thu thuế đã đạt những kết quả to lớn.

Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế của thành phố không ngừng được củng cố và tăng cường, chất lượng đội ngũ cán bộ thuế đã có bước thay đổi rõ nét về trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức, góp phần quyết định đến việc hồn thành

và hồn thành vượt mức dự tốn NS hàng năm được tỉnh giao.

Công tác quản lý thu thuế đã chuyển biến theo hướng tích cực, cơng khai, dân chủ, minh bạch, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế ngày càng được nâng lên.

Thuế từ khu vực kinh tế NQD là khoản thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu thuế của thành phố và cũng là nội dung trọng tâm trong công tác quản lý thu thuế của Chi cục Thuế thành phố.

Nhận thức rõ điều này, Chi cục Thuế thành phố đã thường xuyên, kịp thời tham mưu cho UBND thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo công tác thu, tập trung vào việc đề ra các biện pháp để hồn thành dự tốn thu được giao, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ trong cơng tác thuế, trong đó tập trung vào việc chống thất thu, sót hộ, gian lận thương mại, không chấp hành các quy định của pháp luật về thu NS, nợ đọng dây dưa về thuế.

Bên cạnh đó việc tìm ra các giải pháp để quản lý các khoản thu có hiệu quả, đảm bảo cơng bằng, khuyến khích các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố cũng là vấn đề rất được quan tâm đề ra.

Căn cứ nhiệm vụ được giao, Chi cục Thuế thành phố Thái Nguyên đã phối hợp với Phịng Tài chính - Kế hoạch thành phố tham mưu cho UBND thành phố giao kế hoạch pháp lệnh cho các xã, phường và các đơn vị sự nghiệp. Nội bộ đơn vị cũng đã tiến hành phân bổ và giao chỉ tiêu thu cho các tổ đội để có cơ sở xây dựng và thực hiện phương án thu theo đúng quy trình quản lý.

Những năm qua tỉnh và thành phố đã quan tâm ĐTPT cơ sở hạ tầng, quảng bá du lịch nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho SXKD, đặc biệt là hoạt động kinh doanh nhà hàng, dịch vụ du lịch, thương mại rất phát triển, các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực này khá đa dạng, dẫn đến số đối tượng nộp thuế ngày càng tăng lên.

Công tác kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ của người nộp thuế được Chi cục quan tâm ngay từ đầu năm. Xây dựng kế hoạch kiểm tra trình Cục Thuế phê duyệt và kiểm tra theo đúng quy định của luật quản lý thuế. Tổ chức kiểm tra

đơn nghỉ, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, việc kiểm tra thực hiện trên cơ sở phân tích tờ khai, qua đó đánh giá tình hình tn thủ pháp luật vế thuế của các hộ kinh doanh và doanh nghiệp trên địa bàn quản lý, phân loại doanh nghiệp để lựa chọn đúng những đối tượng có dấu hiệu khai thiếu thuế, gian lận thuế. Tập trung kiểm tra việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nhằm chiếm đoạt tiền thuế.

Theo báo cáo tổng kết công tác thuế 2013 - 2015 của Chi cục Thuế thành phố, năm 2015, kiểm tra được hơn 96 đơn vị, tăng 55 đơn vị so với năm 2014, phạt 70 đơn vị. Tổng số tiề n truy thu và phạt nộp vào NSNN là 2.577 triệu đồng. Kiểm 2.882 lượt hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng. Khơng có sự chênh lệch giữa hồ sơ khai thuế do đơn vị kê khai và kiểm tra của cơ quan thuế tại trụ sở cơ quan thuế.

Đối với khu vực cá thể, Chi cục Thuế thành phố cùng với các xã, phường, Ban quản lý các chợ đã tăng cường quản lý hộ, nắm nguồn thu mới phát sinh. Năm 2015 chi cục thuế thành phố đã kiểm tra miễn, giảm thuế và các hộ kinh doanh phát sinh đưa vào quản lý thu thuế 8.581 lượt hộ.

Thực tế cho thấy việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thơng thống đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển mạnh nhất là hộ cá thể. Đặt biệt là lĩnh vực kinh doanh ăn uống nhưng việc phát triển này thiếu ổn định. Việc ra kinh doanh, ngừng nghỉ kinh doanh diễn ra tùy tiện, việc nghỉ kinh doanh địa bàn này, ra kinh doanh địa bàn khác không khai báo cơ quan thuế làm cho công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, gây thất thu cịn lớn.

Trong năm 2015, kiểm tra hộ đăng ký nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn tiếp tục kinh doanh là 306 hộ, số truy thu 47 triệu đồng. Ngoài ra để khắc phục tình trạng thất thu thuế Chi cục Thuế đã tổ chức quản lý thu theo định mức chủ yếu của từng loại hình SXKD, cách làm này đã mang lại hiệu quả khá cao.

Công tác ủy nhiệm thu được Chi cục Thuế tham mưu UBND thành phố triển khai thực hiện. Hiện nay Chi cục Thuế đang ủy nhiệm cho UBND các xã, phường, Ban quản lý các Chợ, thu các khoản thuế sau:

- Thuế Cơng thương nghiệp NQD hộ cá thể có mơn bài từ bậc 4 đến bậc 6.

kinh doanh vận tải, xây dựng tư nhân, các khoản thu vãng lai. - Thuế nhà đất và thuế sử dụng đất nơng nghiệp.

Ngồi ra Chi cục Thuế luôn chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhất là trong điều kiện các doanh nghiệp chuyển dần sang hình thức tự khai tự nộp, đây là biện pháp quan trọng để một mặt chống thất thu, vi phạm luật thuế, mặt khác để chấn chỉnh uốn nắn cho các doanh nghiệp trong công tác ghi chép sổ sách kế tốn, sử dụng hóa đơn chứng từ theo đúng quy định. Việc áp dụng CNTT vào công tác kê khai thuế được triển khai thực hiện và nâng cấp thường xuyên, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ mã vạch hai chiều trong công tác quản lý kê khai đã được triển khai tới tất cả các doanh nghiệp trong thành phố. Cơng tác kế tốn thuế được cập nhật thường xuyên, phản ánh sát số thuế đã thu, và số thuế còn nợ.

Thứ hai, cơng tác quản lý thu phí, lệ phí

Mặc dù chiếm tỷ trọng khơng lớn trong thu NSTP nhưng thu phí, lệ phí đã góp phần tăng thu cho NSĐP. Nội dung thu phí, lệ phí căn cứ vào danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ và Thơng tư số 97/2006/TT- BTC ngà y 16/10/2006 về việc hướng dẫn về phí và lệ phí thuộ c thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh , thành phố trực thuộc Trung ương , cũng như một số loại phí, lệ phí được phân cấp cho HĐND tỉnh ban hành.

Các đơn vị được giao thu phí, lệ phí chủ yếu là các Ban quản lý chợ, các trường thuộc phòng Giáo dục, phòng Quản lý đơ thị, phịng Tài ngun mơi trường, phịng Tư pháp, Cơng ty Mơi trường đô thị, UBND các xã, phường. Nhìn chung các đơn vị đã tổ chức thực hiện cơng tác thu phí, lệ phí tương đối tốt, hồn thành dự tốn thu được giao và quyết toán kịp thời với cơ quan Thuế.

Chi cục thuế thành phố cũng thường xuyên kiểm tra việc chấp hành chế độ và quyết tốn thu nộp phí, lệ phí của các đơn vị. Cơng tác ghi thu ghi chi các khoản phí, lệ phí được thực hiện kịp thời, đúng quy định. Qua thanh tra, kiểm toán định kỳ chưa phát hiện cơ quan, đơn vị nào tự ý đặt ra các khoản phí, lệ phí ngồi quy định.

2.2.1.2. Kết quả đạt được về quản lý chi ngân sách nhà nước

Quản lý chi NSNN trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến đáng kế, quy mô chi NS không ngừng tăng lên và quản lý sử dụng NS chặt chẽ, hợp lý, hiệu quả hơn.

Thứ nhất, chi ĐTPT

Đây là nội dung chi được thành phố đặc biệt quan tâm trong những năm qua. Kết quả về quản lý chi ĐTPT được thể hiện cụ thể sau:

- Đã tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, về cấp phát thanh toán vốn đầu tư, về quyết tốn vốn đầu tư; từ đó góp phần hạn chế tối đa việc lãng phí, thất thốt trong đầu tư XDCB ngay từ khâu quyết định đầu tư, bố trí vốn đầu tư, thực hiện đầu tư và thanh quyết toán vốn đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bố trí cơ cấu chi đầu tư bám sát yêu cầu phục vụ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh và thành phố đề ra. Quá trình thực hiện chi ĐTPT luôn coi trọng đầu tư cơ sở hạ tầng và tập trung NS ở mức cao nhất để thực hiện mục tiêu này nhằm tạo ra điều kiện môi trường thuận lợi cho thành phố trong quá trình phát triển. Theo đó chi đầu tư trong những năm qua tập trung vào việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị của thành phố, chỉnh trang đô thị, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, ngoài ra vốn đầu tư cịn bố trí để thực hiện các chương trình KT - XH của thành phố như: xóa đói giảm nghèo, kiên cố hóa kênh mương, giao thơng nơng thơn và nâng cấp hẻm nội thị, điện chiếu sáng công cộng khu vực nội thành và ngoại thành…

- Thành phố đã tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư:

• Xác định đúng đắn sự cần thiết phải đầu tư đối với các dự án, cơng trình để có quyết định đầu tư chính xác, phù hợp với điều kiện và khả năng của NS.

• Nâng cao năng lực của các chủ đầu tư thơng qua việc kiện tồn, củng cố bộ máy các ban quản lý của thành phố, cũng như tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của ban quản lý trực thuộc UBND các xã, phường.

• Nâng cao chất lượng công tác tư vấn: lập dự án, lập thiết kế dự tốn, thi cơng, giám sát.

• Nâng cao chất lượng cơng tác thẩm định dự án

• Tăng cường cơng tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng, tiến hành xử phạt hợp đồng đối với các nhà thầu thi công làm ăn gian đối không đảm bảo tiến độ và chất lượng cơng trình; tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm đối với các chủ đầu tư và các bên có liên quan trong quản lý chất lượng cơng trình.

- Mặc dù nguồn vốn chi đầu tư cịn phát triển theo phân cấp hạn hẹp, song thành phố cũng tìm mọi biện pháp để tăng thêm vốn đầu tư, cũng như có nhiều đề xuất kiến nghị với tỉnh Thái Nguyên trong việc bổ sung thêm vốn đầu tư cho việc phát triển KT - XH cũng như đảm bảo môi trường sinh thái.

Thứ hai, đối với quản lý chi thường xuyên

Kết quả quản lý chi thường xuyên ở thành phố Thái Nguyên được thể hiện cụ thể như sau:

- Về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên ngày càng tăng và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của thành phố. Ngoài các khoản chi thường xuyên, NSTP đã đáp ứng các nhu cầu có tính đột xuất nhất là trong trường hợp thiên tai, bão lụt cũng như các trường hợp trợ cấp đột xuất khác. Từ đó hồn thành vai trị là nguồn lực tài chính để thành phố hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển KT - XH đã đề ra.

- Việc thực hiện chu trình NS đã có nhiều bước chuyển biến đáng kể. Trong khâu lập dự toán các đơn vị đã bám sát các định mức phân bổ NS và định mức sử dụng NSNN ban hành cũng như nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương mình. Q trình xét duyệt dự tốn, phân bổ NS đã thực hiện đúng quy định của luật NSNN; việc chấp hành dự tốn đã có nhiều tiến bộ, kinh phí chi thường xuyên được quản lý sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm; từng bước có sự đổi mới từ thủ tục cho đến thời gian cấp phát và xem xét hiệu quả sau cấp phát, cơng tác kiểm sốt chi của kho bạc ngày càng chặt chẽ hơn; công tác lập, thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán đã đi vào nề nếp, chất lượng báo cáo quyết toán đã được nâng lên rõ rệt, báo cáo quyết tốn đã phản ánh tương đối chính xác và trung thực tình hình sử dụng NS cũng nhưng hoạt động của đơn vị trong năm NS.

- Cơ cấu chi NS đã từng bước đổi mới, chú ý mục tiêu phục vụ các chương trình KT - XH của thành phố như: chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chương trình phát triển thương mại du lịch, chương trình phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông…Cơ cấu chi NSTP đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố đề ra.

- Các cơ quan đơn vị và cá nhân hưởng thụ từ các khoản chi thường xuyên đã có ý thức trong việc sử dụng có hiệu quả, hạn chế được tiêu cực.

- Các đơn vị thực hiện thí điểm khốn kinh phí hành chính theo Quyết định 192/2008/QĐ-TTg bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực, hiệu quả hoạt động, tính chủ động trong thực hiện nhiệm vụ cơng tác đã được nâng lên một bước. Ở các đơn vị này đã chủ động sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình nghiệp vụ, riêng đối với phịng Tài chính - Kế hoạch cịn đăng ký xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 trong quy trình cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể. Các cơ quan đã đề ra quy chế chi tiêu nội bộ làm cho ý thức tiết kiệm chống lãng phí được nâng lên, việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của đơn vị đi vào thực chất hơn.

- Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 10/2002/NĐ- CP của Chính phủ đã đạt được những kết quả rất khả quan. Các đơn vị sự nghiệp có thu được giao quyền tự chủ tài chính đã từng bước cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ, sắp xếp lại tổ chức bộ máy và người lao động theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, việc quản lý khai thác và mở rộng nguồn thu sự nghiệp được chú trọng hơn, ý thức sử dụng kinh phí tiết kiệm hơn. Các đơn vị đã phấn đấu tăng thu một cách tự giác để nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức đơn vị, thực tế cho thấy sau khi được giao quyền tự chủ tài chính các đơn vị này đều hồn thành kế hoạch năm sau cao hơn năm trước từ 15-20%.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố Thái Nguyên (Trang 31 - 37)