Nguyên nhân hạn chế, yếu kém về quản lý thu, chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố Thái Nguyên (Trang 48 - 54)

- Phương án phân bổNS cấp thành phố thuộc tỉnh hoàn toàn phụ thuộc vào

2.2.3.Nguyên nhân hạn chế, yếu kém về quản lý thu, chi ngân sách nhà nước

2.2.3.1. Nguyên nhân hạn chế, yếu kém về quản lý thu ngân sách nhà nước Đối vối công tác quản lý thu thuế

Thứ nhất, hệ thống thuế qua nhiều lần cải cách vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa chuyển hướng kịp thời để thích nghi với mơi trường kinh tế ngày càng đổi mới; chưa dự báo hết những chuyển biến nhanh chóng của q trình phát triển KT - XH; chính sách thuế chưa bao quát hết mọi nguồn thu trong nền kinh tế, chưa khuyến khích và bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn sản xuất trong nước. Chưa thực sự đảm bảo bình đẳng và cơng bằng về nghĩa vụ thuế. Ngồi ra chính sách thuế vẫn còn nhiều phức tạp, một số sắc thuế còn nhiều thuế suất, còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, cịn nhiều mức miễn, giảm thuế làm hạn chế tính trung lập của thuế, làm cho công tác quản lý thuế tương đối phức tạp, dễ phát sinh tiêu cực.

Thứ hai, trình độ nhận thức của xã hội về thuế còn thấp, chưa thấy được việc thực hiện nghĩa vụ thuế là trách nhiệm của mọi công dân, chưa phê phán mạnh mẽ các trường hợp gian lận về thuế, chưa hỗ trợ tích cực cho cơ quan thuế thu thuế; ý thức chấp hành pháp luật về thuế của các đối tượng nộp thuế cịn thấp, tính trạng trốn thuế, gian lận thuế, nợ đọng thuế diễn ra khá phổ biến vửa thất thu thuế vừa không công bằng trong xã hội. Các chế tài về thuế còn hạn chế, chưa đủ sức răn đe việc vi phạm pháp luật về thuế, sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan thuế trong một số trường hợp xử lý vi phạm chưa được chặt chẽ, chưa thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Một thời gian dài chưa coi trọng đúng mức công tác tuyên truyền giao dục, giải thích chính sách thuế để nâng cao sự hiểu biết, tự giác tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế.

Thứ ba, nghĩa vụ trách nhiệm pháp luật và quyền lợi của đối tượng nộp thuế, cơ quan thuế, tổ chức và cá nhân có liên quan đến cơng tác thuế chưa được quy định đầy đủ và thiếu nhất quán giữa các sắc thuế. Do đó chưa đủ cơ sở pháp lý để

tổ chức quản lý thuế có hiệu quả. Bên cạnh đó một số quy định cịn rườm rà, phức tạp, chưa rõ ràng, minh bạch gây khó khăn, tốn kém cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế, dễ phát sinh tiêu cực trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế.

Thứ tư, các giải pháp quản lý KT - XH chưa được cải cách đồng bộ để hỗ trợ cho công tác quản lý thuế như: quản lý đất đai, quản lý thanh tốn khơng dùng tiền mặt, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý đăng ký kinh doanh. Hiện nay, hình thức thanh tốn bằng tiền mặt cịn diễn ra phổ biến trong nền kinh tế do vậy ngành thuế khơng thể kiểm tra, kiểm sốt được q trình thanh tốn, thu nhập của các đối tượng chịu thuế dẫn đến việc tính tốn số thuế phải nộp khơng chính xác, làm thất thu thuế cho NS.

Thứ năm, đội ngũ cán bộ quản lý thu NS cịn yếu, một số cán bộ làm cơng tác quản lý thu NSNN trình độ hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý thu hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thu. Một số trường hợp chưa tận tuỵ, công tâm, khách quan giữa quyền lợi Nhà nước và quyền lợi người nộp thuế nên chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các Luật thuế.

Thứ sáu, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đối với công tác thuế chưa được quan tâm đúng mức, thể hiện:

- Chưa có quy định cụ thể trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các ban ngành có liên quan trong cơng tác thuế, cịn có tư tưởng coi việc thu thuế chỉ là nhiệm vụ của ngành thuế.

- Sự phối kết hợp giữa các ngành chức năng trên cùng một địa bàn chưa chặt chẻ, thiếu thống nhất, thậm chí có nơi cịn hạn chế vì lợi ích cục bộ. Phân công trách nhiệm không rõ ràng,chưa xây dựng được quy chế phối hợp trong công tác chống thất thu thuế, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn một cách đồng bộ.

- Chưa phát huy tốt vai trò của UBND các xã, phường và Hội đồng tư vấn thuế của địa phương trong vấn đề công khai thuế, hiệp thương mức thuế, ấn định thuế, dẫn đến số thuế giữa các hộ cùng ngành nghề chưa đảm bảo sự cơng

bằng, cơng tác báo cáo thống kê cịn chậm, số liệu chưa chính xác. Số hộ kinh doanh lập bộ thuế còn thấp so với đơn vị được cấp mã số nhưng chưa được làm rõ nguyên nhân để xử lý dứt điểm.

Thứ bảy, chưa có biện pháp để bồi dưỡng, mở rộng nguồn thu một cách thỏa đáng. Đây là một vấn đề rất quan trọng vì nếu không quan tâm bồi dưỡng, mở rộng nguồn thu thì dễ dẫn đến tình trạng lạm thu (vì cứ tập trung tăng thu đối với những cơ sở kinh doanh đã quản lý được), mất nguồn thu (vì các hộ kinh doanh cá thể không thể chịu đựng mức thuế liên tục tăng sẽ chuyển sang kinh doanh không ổn định hoặc xin nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh lén lút gây thất thu.). Ngoài ra do việc chưa quan tâm bồi dưỡng nguồn thu nên phần lớn các cơ sở SXKD khơng có điều kiện để tái đầu tư, hiện đại hóa cơng nghệ, mở rộng sản xuất, tạo thêm nhiều sản phẩm cho xã hội, điều đó càng thu hẹp nguồn thu NS.

Đối với cơng tác quản lý thu phí, lệ phí

Thứ nhất, UBND tỉnh, Sở Tài chính chưa thường xuyên rà soát, bổ sung danh mục, điều chỉnh mức thu đối với các khoản thu phí trên địa bàn theo định kỳ, thường là khi trung ương có thay đổi hoặc khi có vấn đề nổi cộm xảy ra trên địa bàn thì mới chỉ đạo rà sốt, dẫn đến việc sửa đổi bổ sung các văn bản pháp lý về quy định thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của địa phương chưa kịp thời, nhiều mức thu đã quá lạc hậu hoặc có khi quá cao không phù hợp với thực tiễn chậm được sửa đổi.

Thứ hai, các cấp chính quyền địa phương cũng chưa thật sự quan tâm đến cơng tác thu phí, lệ phí, xem đây là khoản thu nhỏ nên thiếu quan tâm chỉ đạo thực hiện.

Thứ ba, các đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp thu các khoản phí, phí chưa chủ động trong việc rà soát kiến nghị sửa đổi bổ sung những vấn đề chưa hợp lý trong quá trình thực hiện, chưa tận dụng hết những điều kiện thuận lợi của đơn vị mình để tăng cường khai thác nguồn thu…

2.2.3.2. Nguyên nhân hạn chế, yếu kém về quản lý chi ngân sách nhà nước Đối với quản lý chi đầu tư

Thứ nhất, hệ thống các văn bản pháp luật trong quản lý đầu tư và xây dựng trong thời gian qua được các cơ quan có thẩm quyền ban hành tương đối đầy đủ, việc sửa đổi, bổ sung khó thực hiện trong thực tế quản lý, nhiều hệ thống đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật còn thiếu và chậm được sửa đổi cho phù hợp. Đối với tỉnh Thái Nguyên, UBND tỉnh thường căn cứ vào hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương để đưa ra các quy định áp dụng trên địa bàn tỉnh nhưng các quy định này thường được ban hành rất chậm và thường xuyên phải sửa đổi bổ sung do không phù hợp, gây lúng túng cho các đơn vị khi áp dụng các quy định pháp luật vào công tác này.

Thứ hai, chế tài xử phạt khi vi phạm trên lĩnh vực đầu tư và xây dựng cịn q thiếu, khó khăn khi xử lý.

Thứ ba, các cấp chính quyền địa phương chưa thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng nhất là trong việc xây dựng kế hoạch XDCB hàng năm, trong công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư...

Thứ tư, năng lực của các chủ đầu tư, nhất là khối xã, phường khơng đồng đều và cịn yếu, trình độ đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý đầu tư và xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến nhiều sai phạm trên lĩnh vực này.

Thứ năm, năng lực của các đơn vị làm cơng tác tư vấn cịn yếu, chưa thể hiện tâm huyết với nghề dẫn đến hồ sơ dự án, hồ sơ thiết kế dự toán sơ sài, thiếu so với quy định, khơng có nhiều ý tưởng sáng tạo trong kiến trúc.

Thứ sáu, trình độ năng lực của cơ quan tham mưu, người có thẩm quyền quyết định đầu tư trong các khâu: thẩm định, phê duyệt các dự án đầutư chưa đáp ứng được yêu cầu, còn nhiều dự án đầu tư không mang lại hiệu quả, gây lãng phí. Nhiều trường hợp các cơ quan này chưa thật sự kiên quyết còn nể nang trong quyết định đầu tư, bố trí vốn đầu tư.

Thứ bảy, cơng tác thanh tra kiểm tra trên lĩnh vực này tuy được tiến hành thường xuyên nhưng kết luận, xử lý sai phạm còn chưa nghiêm minh. Chưa có cơ chế rõ ràng, cụ thể để thực hiện công tác giám sát đầu tư của cộng đồng, của các đỏan thể nhân dân nhất là các cơng trình có huy động đóng góp của nhân dân.

Thứ tám, chính sách đền bù giải tỏa của tỉnh cịn nhiều bất cập, còn thiếu nhất quán, dẫn đến tâm lý “ở lỳ, gặp lành”, cứ khiếu nại là được giải quyết thêm nên hay phát sinh khiếu kiện làm chậm tiến độ dự án.

Đối với công tác quản lý chi thường xuyên

Thứ nhất, thời gian qua hệ thống các văn bản pháp luật trên lĩnh vực NSNN không ngừng được sửa đổi, bổ sung hồn thiện nhưng cịn những vấn đề cần phải tiếp tục được nghiên cứu điều chỉnh, các văn bản dưới luật còn thiếu, chưa đồng bộ, đơi khi cịn chồng chéo, ban hành chậm so với yêu cầu.

Thứ hai, hệ thống định mức phân bổ NS, định mức sử dụng NS, định mức kinh tế kỹ thuật,thường lạc hậu (chỉ đáp ứng được từ 70-80% so với nhu cầu) nhưng chậm được sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Nhiều loại đơn giá, định mức gắn liền với công tác quản lý chi thường xuyên nhưng chậm được ban hành. Đối với địa phương nhiều định mức phân bổ NS trên các lĩnh vực KT - XH cịn mang tính bình qn chung, chưa thấy hết đặc thù của thành phố Thái Nguyên, là đô thị loại I trực thuộc tỉnh nên thường gây khó khăn trong việc phân bổ NS cho các cơng tác chính của thành phố.

Thứ ba, công tác tuyên truyền, quán triệt luật NSNN đến các đơn vị sử dụng NS chưa sâu sắc, chưa đạt được mục tiêu đề ra, do vậy nhận thức về luật NSNN và các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN của các cơ quan đơn vị và của cán bộ còn hạn chế.

Thứ tư, một số ngành, đơn vị, xã phường thuộc thành phố sử dụng các khoản chi NSNN chưa chấp hành tốt các qui định của luật, chưa nâng cao ý thức quản lý sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả. Việc chấp hành cơ chế quản lý tài chính, quản lý chi tiêu NSNN khơng đúng quy định là nguyên nhân nảy sinh lãng phí ở một số khâu, một số khoản chi. Một số ít lãnh đạo, cán bộ cơng chức ở các phòng ban thuộc thành phố và xã phường chưa nâng cao ý thức tiết kiệm trong chi tiêu NS.

Thứ năm, trong xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ còn chưa quy định rõ trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trong việc quản lý sử dụng NS, chế tài khi vi phạm cịn thiếu dẫn đến khi có vụ việc vi phạm về tài chính xảy ra thường khó quy trách nhiệm cá nhân. Tình trạng khơng ít lãnh đạo các cơ quan HCSN vẫn còn tư tưởng vận dụng tuỳ tiện, thiếu trách nhiệm trong việc quản lý các khoản chi này. Mặt khác, do thiếu cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo cơ quan đơn vị dẫn đến tình trạng người thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả các khoản chi thường xun thì khơng được khen thưởng; người sử

dụng tuỳ tiện kém hiệu quả thì khơng bị xử lý.

Thứ sáu, chưa thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp khi thấy dấu hiệu chi sai nguyên tắc tài chính. Sự phối hợp thanh tra, kiểm tra cơng tác quản lý chi tài chính chưa được tiến hành thường xuyên, chưa xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm quản lý chi NSNN một cách đúng mức để làm gương cho người khác. Đây là một nguyên nhân rất quan trọng. Bởi vì thực tế hiện nay cán bộ có chức, có quyền vi phạm trong quản lý chi tiêu NS ngày càng tăng lên.

Thứ bảy, một số lĩnh vực cịn chưa có quy định cụ thể về công khai, việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đối với các phòng ban và xã phường chưa được quan tâm đúng mức, có nơi cịn mang tính hình thức làm hạn chế hiệu quả giám sát của cán bộ, cơng chức, của các địan thể CT - XH,của các tầng lớp nhân dân đối với việc quản lý và sử dụng NSNN tại các đơn vị sử dụng NS, các cấp NS.

Thứ tám, các đơn vị thực hiện thí điểm khốn biên chế và kinh phí quản lý hành chính chưa nhận thức đúng tinh thần của Quyết định 192/2001/QĐ- TTg, chỉ coi đơn thuần là việc tăng thu nhập cho cán bộ, công chức mà chưa chú ý gắn với việc sắp xếp tổ chức bộ máy, cải tiến biện pháp quản lý, nâng cao hiệu quả cơng tác. Định mức giao dự tốn khốn chi cũng đơn thuần là dựa trên định mức phân bổ chung nhân với một hệ số điều chỉnh tăng thêm chưa có cơ sở khoa học.

Thứ chín, đối với các đơn vị thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP:

- Vẫn cịn tư tưởng bám vào NSNN như khi thực hiện cơ chế cũ, chậm tư duy đổi mới trong một bộ phận lãnh đạo và viên chức sự nghiệp.

- Các cơ chế chính sách thực hiện chưa đồng bộ, hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật làm căn cứ pháp lý cho việc thực hiện tự chủ đã lạc hậu nhưng chậm được sửa đổi, các quy định về tiền lương chưa phù hợp, điều này đã làm hạn chế nhiều mức độ tự chủ của đơn vị.

Thứ mười, do phân cấp quản lý nói chung và phân cấp NSĐP chưa phù hợp đã tác động lớn đến quá trình quản lý chi NS của thành phố. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa thu và chi rất quan trọng, thu để chi nhưng nếu khơng

được sử dụng các khoản chi theo u cầu thì thiếu động lực để thực hiện tốt quá trình quản lý các nguồn thu trên địa bàn thành phố.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố Thái Nguyên (Trang 48 - 54)