3.1. Sơ đồ nguyên lý
Hình 5.6 Bộ điều tốc cơ khí
1,2. Quả văng 9. Lỗ cúp dầu 3. Ống trượt 10.Vít cầm chừng 4.Cần lắc 11.Cần ga 5.Cần khởi động 12.Lò xo điều tốc 6.Lò xo khởi động 13.Chốt giữ 7.Van định lượng 14.Lò xo cầm chừng 8. Piston
Khi động cơ không hoạt động các quả văng và ống trượt đều ở vị trí ban đầu của chúng, van định lượng ở vị trí khởi động. Sau khi khởi động các quả văng bung ra làm ống trượt di chuyển sang phải, cần khởi động xoay ép lò xo khởi
động lại, van phân phối bị đẩy sang phải tới vị trí cầm chừng
Khi nhả bàn đạp ga, cần điều khiển ở vị trí cầm chừng và tựa vào vít điều khiển vị trí cầm chừng. Tốc độ cầm chừng được chỉnh sao cho động cơ chạy khơng tải khơng bị tắt máy. Nhờ lị xo cầm chừng mà tốc độ cầm chừng được giữ ổn định. Khi tốc độ động cơ lớn hơn tốc độ cầm chừng lị xo cầm chừng bị
nén khít lại, lúc nầy lị xo cầm chừng mất tác dụng
Khi động cơ đang hoạt động ổn định với vị trí cần ga cố định, nếu tải tăng tốc độ động cơ sẽ giảm làm lực ly tâm của các quả văng giảm theo, sức căng của lò xo điều tốc thắng lực ly tâm, các quả văng bị ép lại, ống trượt bị đẩy qua trái, van định lượng bị đẩy qua phải theo chiều tăng nhiên liệu, làm tốc độ động cơ tăng, hai quả văng lại bung ra cho đến khi lực ly tâm cân bằng với lực căng của lò xo
Ngược lại, khi động cơ đang hoạt động ổn định với vị trí cần ga cố định, nếu tải giảm tốc độ động cơ sẽ tăng làm lực ly tâm của các quả văng tăng theo, lực ly tâm thắng sức căng của lò xo điều tốc, các quả văng bung ra, ống trượt bị đẩy qua phải, van định lượng bị đẩy qua trái theo chiều giảm nhiên liệu, làm tốc độ
động cơ giảm, hai quả văng bị ép lại cho đến khi lực ly tâm cân bằng với lực
căng của lò xo