Tiếp cận thiết kế tổng thể theo định hướng đối tượng

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích, thiết kế hệ thống thương mại điện tử (Trang 109 - 110)

CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ TỔNG THỂ HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

4.2 Nội dung thiết kế tổng thể hệ thống thương mại điện tử

4.2.1 Tiếp cận thiết kế tổng thể theo định hướng đối tượng

Có nhiều tiếp cận đối với thiết kế định hướng đối tượng, mỗi tiếp cận có thể cung cấp sự hiểu biết sâu sắc cần thiết đối với thiết kế. Rumbaugh gợi ý ba loại mơ hình:

(1) Những mơ hình đối tượng - những mơ hình mơ tả đối tượng “thúc đẩy sự hiểu biết thế giới thực và cung cấp một cơ sở thực tế đối với việc thực hiện máy tính”;

(2) Những mơ hình năng động - mơ tả “những thay đổi đối với các đối tượng và các mối quan hệ qua thời gian”;

(3) Các mơ hình chức năng - chỉ rõ “các kết quả của một tính tốn nhưng khơng chỉ rõ cách tính tốn như thế nào và khi nào”.

Jacobson đề xuất ba loại đối tượng khác nhau:

(1) Đối tượng giao diện - để mơ hình hóa “sự giao tiếp hai chiều giữa hệ thống và người dùng”. Những đối tượng giao diện này đại diện cho những công cụ người dùng sử dụng để tương tác;

(2) Đối tượng thực thể: Thường tương ứng một số khái niệm trong đời sống thực, ngoài hệ thống. Chúng được sử dụng “để mơ hình hóa thơng tin mà hệ thống sẽ xử lý qua thời gian”. Những đối tượng thực thể này đại diện nội dung mà người dùng tương tác;

108

(3) Đối tượng kiểm soát: Phục vụ như chất keo dán để hợp nhất các đối tượng còn lại, tạo thành một trường hợp sử dụng. Những đối tượng kiểm soát đại diện các nhiệm vụ mà người dùng cố gắng hoàn thành.

Norman đề xuất “bốn nhân tố cấu thành mơ hình định hướng đối tượng tổng thể của hệ thống thông tin đã được đề xuất”:

(1) Khu vực vấn đề (PD) - nhân tố này được phát triển trong giai đoạn phân tích và là cơ sở cho các nhân tố khác;

(2) Tương tác con người (HI) - nhân tố này tập trung vào việc làm thế nào người dùng tương tác với hệ thống;

(3) Quản trị dữ liệu (DM) - nhân tố này tập trung vào việc làm thế nào hệ thống tương tác và lưu trữ dữ liệu;

(4) Tương tác hệ thống (SI) - nhân tố này tập trung vào việc làm thế nào phần cứng được sử dụng như một phần của hệ thống.

Chú ý vào các mối quan hệ trọng điểm tiềm năng của bốn nhân tố này trong phân tích ban đầu là rất thú vị:

-Khu vực vấn đề (PD) tập trung chính vào nhiệm vụ;

-Tương tác con người (HI) tập trung chính vào người dùng;

-Quản lý dữ liệu (DM) tập trung chính vào nội dung;

-Tương tác hệ thống (SI) tập trung chính vào cơng cụ.

Bài giảng này tập trung chủ yếu vào thiết kế tương tác con người (HI), nội dung có ảnh hưởng lớn nhất của phát triển hệ thống TMĐT.

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích, thiết kế hệ thống thương mại điện tử (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)