CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ TỔNG THỂ HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
4.2 Nội dung thiết kế tổng thể hệ thống thương mại điện tử
4.2.4 Mô tả các phân đoạn trình diễn
Thiết kế tổng thể có thể được xem như một tập hợp mơ tả phân đoạn trình diễn. Bảng 4.1 cung cấp những gợi ý chính thức cho việc mơ tả tổng thể các phân đoạn trình diễn.
118 Bảng 4.1. Một định dạng cho mơ tả phân đoạn trình diễn tổng thể
Tên phân đoạn
Mỗi một phân đoạn nên có một tên duy nhất, có nghĩa như là một tiêu đề khi phân đoạn được giới thiệu
Diễn giải
Giải trình một cách ngắn gọn (từ 1 đến 3 dòng) cho lý đo khác biệt của phân đoạn với những phân đoạn khác
Các yêu cần được phục vụ
Nội dung mà phân đoạn bao hàm Tên đoạn nội dung, tên đoạn nội dung...
Người dùng được phân đoạn phục vụ Tên nhóm người dùng, tên nhóm người dùng... Nhiệm vụ được phân đoạn phục vụ Tên nhiệm vụ, tên nhiệm vụ...
Công cụ mà phân đoạn thay thế Tên công cụ, tên công cụ...
Thiết kế
Kết nối tới công cụ/phân đoạn khác Tên của phân đoạn kết nối tới, tên của phân đoạn kết nối tới...
Những thuộc tính, đặc điểm nội dung trong phân đoạn
Tên đối tượng, thuộc tính... Tên đối tượng, thuộc tính... Hoạt động thực hiện thông qua sự
tương tác với phân đoạn
Tên đối tượng, tên hoạt động... Tên đối tượng, tên hoạt động...
Giới hạn truy cập Không giới hạn cho người dùng được định
danh khác Những yêu cầu đồng thời hay yêu
cầu khác Khơng/chỉ định bất kì
Các chú ý bổ sung
Lựa chọn đầu tiên của việc mô tả này xác định và giải nghĩa các phân đoạn trình diễn, cần phân biệt giữa các phân đoạn trình diễn liên quan đến nội dung tương tự. Sự giải nghĩa này có thể bao gồm cả sự mơ tả các phương pháp duy nhất hoặc các trường hợp sử dụng các phân đoạn trình diễn được chỉ định.
Phần thứ hai của việc miêu tả liên kết phân đoạn trình diễn với các u cầu mà nó hướng tới. Nó liên kết các yếu tố phân tích nhiệm vụ người dùng, các nhiệm vụ, nội dung và các công cụ (các u cầu chính thức được mơ tả trực tiếp ở phần ba).
-Các mối quan hệ tới nội dung được liệt kê đầu tiên để nhận ra mối quan hệ giữa các phân đoạn trình diễn và cấu trúc nội dung.
-Việc liệt kê người dùng và nhiệm vụ nên bao gồm tất cả người dùng và nhiệm vụ có thể sử dụng phân đoạn trình diễn này, khơng chỉ là những người dùng và nhiệm vụ
119 hiển nhiên nhất.
-Việc liệt kê công cụ tập trung vào những công cụ đã được thay thế (hoặc đã được sao lại) bởi bản thân đoạn nội dung. Không cần liệt kê những công cụ đã được thay thế (hoặc sao lại) bằng các phân đoạn trình diễn khác có liên kết với đoạn nội dung này.
Phần thứ ba của việc mô tả cung cấp thông tin thiết kế tổng thể về phân đoạn trình diễn. Việc phân tích thuộc tính và hoạt động được kết hợp chặt chẽ trong các phân đoạn trình diễn trực tiếp hoặc liên kết với các phân đoạn trình diễn bổ sung.
-Các liên kết tới phân đoạn trình diễn khác được xác định đầu tiên và được xác định khơng như thuộc tính đã hoạt động.
-Các thuộc tính và các hoạt động có thể được đặt tên dưới dạng {Tên đối tượng. Tên thuộc tính} và {Tên đối tượng. Tên hoạt động}. Điều này cho phép nhà phát triển nhận ra rằng những phân đoạn trình diễn có thể kết hợp các thuộc tính và/hoặc các hoạt động của nhiều đối tượng (đã được xác định trong phân tích) trong một chuỗi trình diễn đơn nhất.
-Các giới hạn truy cập và sự trùng hợp hoặc các yêu cầu về kiểu mẫu khác có thể cung cấp các thơng tin bổ sung về yêu cầu thiết kế tổng thể.
Các thông tin bổ sung rất hữu ích để giải thích thiết kế tổng thể, có thể được thêm vào như các ghi chú mô tả. Các loại và số lượng ghi chú như vậy có thể thay đổi đáng kể giữa các thiết kế.
Trong khi các trình diễn đồ họa được sử dụng để minh họa mối quan hệ giữa các phân đoạn trình diễn khác nhau, minh họa các phần của một hệ thống là tốt hơn so với việc cố gắng minh họa tất cả các phân đoạn trình diễn và các liên kết trong một biểu đồ đơn nhất.