(SMBC)
NSFR =
Nguồn tài trợ ổn định hiện có ASF Nguồn tài trợ ổn định cần phải có RSF
Ngân hàng SMBC Nhật Bản thành lập năm 1919 là một trong những ngân hàng hàng đầu của Nhật Bản, có uy tín, tiềm lực tài chính và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đồng thời là một trong những ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực quản trị rủi ro thanh khoản.
Thứ nhất, SMBC luôn duy trì một lượng vốn cấp 1 và cấp 2 bằng 30% tổng tiền gửi.
Thứ hai, SMBC thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản theo mô hình CAMELS bằng cách phối hợp quản trị giữa vốn tự có, chất lượng tài sản có, quản lý, thu thập, thanh khoản và độ nhạy cảm.
Thứ ba, SMBC chủ động thiết lập Hội đồng quản lý Tài sản nợ và Tài sản có (ALCO) nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro thanh khoản. Một biện pháp điển hình như: hợp nhất tài khoản là cách hợp nhất các tài khoản vòa một ngân hàng sẽ giúp đơn giản hóa việc giám sát, quản lý các khoản phải thu và phải trả, đồng thời giúp kịp thời huy động vốn.
Thư tư, SMBC thực hiện chiến lược quản trị phối hợp giữa Tài sản có và Tài sản nợ một cách thống nhất, nhịp nhàng. Bên cạnh đó, SMBC cịn thực hiện chiến lược phát triển thị trường bán lẻ nhằm tăng thu nhập và phân tán rủi ro.
1.5.1.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Barings ở Anh
Giám đốc chi nhánh Barings tại Singapore đã dùng 1,4 tỷ USD vốn của ngân hàng đầu cơ mua cổ phiếu bất động sản tại thị trường chứng khoán Tokyo với hy vọng kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, trận động đất tại Nhật Bản đã khiến cho thị trường chứng khoán sụt giảm và mất hết toàn bộ số tiền trên. Cùng lúc đó, Giám đốc ngân hàng này bỏ trốn khiến cho dư luận hoang mang đến rút tiền ồ ạt tại Barings và lan ra toàn cầu buộc ngân hàng này phải tuyên bố phá sản. Nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro thanh khoản này là do đầu tư vào kinh doanh chứng khốn mà khơng có sự cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro, đầu tư quá lớn tập trung vào Nhật Bản, thị trường có rủi ro lớn. Ngân hàng đã không quy định hạn mức đầu tư đối với danh mục, vai trò chức năng kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh ngân hàng kém, người gửi tiền ồ ạt đến ngân hàng rút tiền dẫn đến phá sản.
1.5.1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản tại Vietcombank.
Vietcombank được xem một trong những ngân hàng có hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tốt nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Để có được kết quả quản trị rủi ro thanh khoản tốt như vậy là do Vietcombank đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng; ln theo dõi, phân tích tài sản và cơng nợ theo kỳ đáo hạn thực tế; luôn tuân thủ các hạn mức thanh khoản theo quy định của Ủy ban ALCO; kiểm soát chặt chẽ lưu lượng tiền gửi, rút và cho vay, các động thái của khách hàng theo từng ngày, từng tuần, từng tháng để xây dựng kế hoạch sử dụng vốn, đưa ra đề xuất kịp thời nhằm ứng phó với từng diễn biến thanh khoản song song với việc đảm bảo hiệu quả đầu tư tài chính và triển khai một các nhịp nhàng và nhanh chóng các biện pháp ứng phó một cách có hệ thống giữa các bộ phận tác nghiệp. Vietcombank cũng đã ban hành quy định về phân tách, hạch toán và quản lý sổ kinh doanh và sổ ngân hàng, tách riêng bộ phận kinh doanh vốn và quản lý tài sản nợ có (ALM). Vietcombank cũng đã hồn hiện cơng tác quản lý vốn tập trung thông qua cơ chế chuyển giá vốn nội bộ FTP.
1.5.2. Bài học đối với ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về quản trị rủi ro thanh khoản
Thứ nhất, từ kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP
Sumitomo, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần duy trì được một lượng vốn cấp 1 và cấp 2 bằng 30% tổng tiền gửi để đảm bảo thanh khoản vì lượng vốn cấp 1 và cấp 2 là lượng vốn chủ yếu để đáp ứng thanh khoản khi rủi ro thanh khoản xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu như khơng có ngân hàng nào duy trì được tỷ lệ này cao như vậy vì đây là hai loại vốn tạo ra ít lợi nhuận nhất.
Thứ hai, cần phối hợp các chiến lược quản trị lại với nhau để có chính sách quản trị thanh khoản một cách hiệu quả. Biết kết hợp giữa quản trị tài sản có và quản trị tài sản nợ vì mỗi chiến lược đều có điểm hay và khơng hay, do đó, Ngân hàng cần phải biết phối hợp các chiến lược lại với nhau để tối đa hóa điểm mạnh và tối hiểu hóa điểm yếu của mỗi chiến lược.
tiền thân là ngân hàng nhà nước, nên lượng khách hàng của Vietinbank chủ yếu là các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp quốc doanh, lượng vốn đầu tư cho phân khúc khách hàng này không ổn định, do đó ngân hàng cần mở rộng sang phát triển thị trường bán lẻ. Thị trường bán lẻ được đánh giá là nguồn ổn định, nhu cầu vốn được xác định rõ ràng, việc quản lý thanh khoản để đáp ứng cho nguồn này có thể dự tính được. Hiện nay, tuy Vietinbank đã có nhiều biến chuyển trong việc chuyển dịch hướng phát triển, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều kết quả tích cực.
Thứ tư, duy trì và nâng cao niềm tin của người gửi tiền đối với NH, hệ thống NH tránh hiện tượng ồ ạt đến NH rút tiền. Hiện nay, số lượng ngân hàng cổ phần trên thị trường Việt Nam rất lớn, lãi suất của các Ngân hàng cổ phần khác ln có sức cạnh tranh cao đối với Vietinbank. Do đó, để giữ được lượng khách hàng ổn định, trung thành, ngân hàng cần tiếp ứng được mọi nhu cầu rút tiền của khách hàng để ngày càng củng cố niềm tin của người gửi tiền đối với ngân hàng.
Thứ năm, rủi ro thanh khoản tại NHTM rất nhạy ảm với những thay đổi trong chính sách tiền tệ, những diễn biến của nền kinh tế. Ngân hàng cần nâng cao khả năng dự báo kinh tế vĩ mô của Việt Nam và thế giới đặc biệt khi nền kinh tế có những biến động có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng hay nền kinh tế trong điều kiện tồn cầu hóa nền kinh tế và mối quan hệ kinh tế gắn kết chặt chẽ giữa các nước như hiện nay, ngân hàng cần đưa ra các tình huống giả định và các phương án xử lý khi bị ảnh hưởng để có thể chủ động phòng ngừa và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
Kết luận chương 1
Trong chương 1, học viên đã đưa ra các nội dung cơ bản nhất liên quan đến thanh khoản, rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản. Bên cạnh đó, học viên cũng đã đưa ra được quy định của hiện ước vốn Basel có liên quan đến vấn đề thanh khoản. Ngồi ra cịn đưa ra được một số biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại NH. Tùy thuộc vào đặc thù riêng và chiến lược riêng của mỗi NH mà các NH có thể lựa chọn cách tiếp cận khác nhau. Trong chương này, học viên cũng đã đưa ra được kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về quản trị rủi ro thanh khoản và các bài học đúc kết cho Việt Nam.
Từ những cơ sở lý luận này, học viên tiến hành nghiên cứu thực trạng thanh khoản và hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Từ đó đánh giá tình hình hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM
2.1. Giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển 2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNNVN và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990. Ngày 27 tháng 03 năm 1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ-NH5 về việc thành lập Ngân hàng Công thương VN thuộc NHNNVN. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng công thương Việt Nam theo mơ hình Tổng cơng ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTG ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ-TTG phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Cơng thương Việt Nam. Ngày 02 tháng 11 năm 2008, NHNN ký quyết định số 2604/QĐ-NHNN về việc công bố giá trị doanh nghiệp Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công thương tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần. Ngày 03 tháng 07 năm 2009, NHNN ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch và Đầu từ TP Hà Nội cấp ngày 03/07/2009.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng có hệ thống
mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 151 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm. Các công ty hạch tốn độc lập gồm Cơng ty Cho th Tài chính, Cơng ty Chứng khốn Cơng thương, Cơng ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Bảo hiểm Vietinbank, Công ty Quản lý Quỹ, Công ty Vàng bạc đá q, Cơng ty Cơng đồn, Cơng ty Chuyển tiền tồn cầu, Cơng ty VietinAviva và 05 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhà nghỉ Bank Star I và nhà nghỉ Bank Star II – Cửa Lị. Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA, có quan hệ đại lý với trên 900 Ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, là Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là thành viên của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thơng Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ Visa, Master quốc tế; là Ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị và kinh doanh; là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới; không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013
Tổng tài sản của Vietinbank tính đến thời điểm 31/12/2013 đạt 576.368 tỷ đồng, tăng trưởng 14,5% so với năm 2012.
Hoạt động huy động vốn
Vietinbank được xem là một trong những ngân hàng có hoạt động huy động vốn tốt và bền vững trong toàn hệ thống ngân hàng và luôn nằm trong top 3 ngân hàng có lượng huy động vốn cao của tồn hệ thống. Hình 2.1 cho thấy nguồn vốn Vietinbank huy động được qua các năm giai đoạn 2009 – 2013.
Hình 2.1. Tình hình huy động vốn của Vietinbank giai đoạn 2009 – 2013
(ĐVT: Tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2009 - 2013)
Tính đến cuối năm 2010, tổng nguồn vốn huy động đạt 339.699 tỷ đồng, tăng 54% so với năm 2009. Cũng trong năm 2010, Vietinbank đã phát hành thành công trái phiếu kỳ hạn 2 năm trị giá 5.350 tỷ đồng nhằm cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng bền vững hơn. Điều này cũng góp phần làm cho nguồn vốn huy động của năm 2010 tăng mạnh. Năm 2011, trong bối cảnh lạm phát tăng cao, nhiều chính sách được ban hành nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và hạ lãi suất như Thông tư 14/2011/TT-NHNN, Thông tư 13/2011/TT-NHNN, quyết định 1209/QĐ-NHNN. Các quy định trên cùng với khó khăn chung của nền kinh tế trong nước và thế giới đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động huy động vốn của Vietinbank. Tuy nhiên, Vietinbank vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định với số dư cuối năm là 420.212 tỷ đồng, tăng 24% so với 2010. Năm 2012, với chính sách trần lãi suất huy động giảm từ 14%/năm từ đầu năm xuống còn 8%/năm cuối năm, cộng với những khó khăn chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng là những thách thức mà Vietinbank phải vượt qua. Bằng nhiều giải pháp, cuối năm 2012, số dư huy động vốn đạt 460 nghìn tỷ, tăng 9,3% so với năm 2011. Thực hiện nhiều giải pháp huy động và cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực, Vietinbank tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ổn định vào năm 2013. Số dư nguồn vốn đến 31/12/2013 là 511.670 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 11,2% so với năm 2012.
Hoạt động tín dụng
Với tiền thân là một ngân hàng nhà nước, Vietinbank được phần lớn khách hàng tin tưởng lựa chọn là ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của mình. Bên cạnh đó, với việc theo sát chính sách lãi suất của chính phủ và ngân hàng nhà nước, Vietinbank cũng là điểm đến tin cậy của nhiều khách hàng khi có nhu cầu giao dịch tín dụng. Hình 2.2 thể hiện dư nợ tín dụng của Vietinbank giai đoạn 2009 – 2013.
Hình 2.2. Dư nợ tín dụng của Vietinbank giai đoạn 2009 – 2013
(ĐVT: Tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2009 - 2013)
Với vai trò là một Ngân hàng thương mại nhà nước chủ lực, năm 2010 Vietinbank đã tài trợ nhiều dự án lớn trọng điểm của Chính phủ, ngành, địa phương góp phần vào cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Tiếp tục cho vay hỗ trợ lãi suất 2% theo chỉ đạo của Chính phủ. Tổng dư nợ cho vay đến cuối năm 2010 đạt 234 ngàn tỷ đồng, tăng 43,5% so với năm 2009. Dư nợ tín dụng Vietinbank tiếp tục tăng đều vào năm 2011 đạt 293.434 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm. Năm 2012, hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng bị ảnh hưởng mạnh bởi những khó khăn chung của nền kinh tế, tuy nhiên, Vietinbank đã nỗ lực thu xếp tài trợ vốn cho các tập đoàn, tổng công ty với nguồn vốn lớn để thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia. Theo đó, Vietinbank đã tài trợ 6.200 tỷ cho Dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3, 3.300 tỷ cho Dự án Đường dây 500KV Pleiku – Mỹ Thuận – Cầu Bông, 360 tỷ cho Dự án hầm đèo Cả,… Ngồi ra, Vietinbank cịn chủ động
điều chỉnh giảm lãi suất cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ và các khách hàng cá nhân. Với nhiều gói hỗ trợ lãi suất tín dụng, hoạt động tín dụng của Vietinbank vẫn tăng trưởng một cách mạnh mẽ. Cụ thể tính đến cuối năm 2012, dư nợ đạt 405 ngàn tỷ đồng tăng hơn nhiều so với đầu năm. Dư