Dư nợ tín dụng của Vietinbank giai đoạn 2009 – 2013

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 48 - 51)

(ĐVT: Tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2009 - 2013)

Với vai trò là một Ngân hàng thương mại nhà nước chủ lực, năm 2010 Vietinbank đã tài trợ nhiều dự án lớn trọng điểm của Chính phủ, ngành, địa phương góp phần vào cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Tiếp tục cho vay hỗ trợ lãi suất 2% theo chỉ đạo của Chính phủ. Tổng dư nợ cho vay đến cuối năm 2010 đạt 234 ngàn tỷ đồng, tăng 43,5% so với năm 2009. Dư nợ tín dụng Vietinbank tiếp tục tăng đều vào năm 2011 đạt 293.434 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm. Năm 2012, hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng bị ảnh hưởng mạnh bởi những khó khăn chung của nền kinh tế, tuy nhiên, Vietinbank đã nỗ lực thu xếp tài trợ vốn cho các tập đồn, tổng cơng ty với nguồn vốn lớn để thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia. Theo đó, Vietinbank đã tài trợ 6.200 tỷ cho Dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3, 3.300 tỷ cho Dự án Đường dây 500KV Pleiku – Mỹ Thuận – Cầu Bông, 360 tỷ cho Dự án hầm đèo Cả,… Ngồi ra, Vietinbank cịn chủ động

điều chỉnh giảm lãi suất cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ và các khách hàng cá nhân. Với nhiều gói hỗ trợ lãi suất tín dụng, hoạt động tín dụng của Vietinbank vẫn tăng trưởng một cách mạnh mẽ. Cụ thể tính đến cuối năm 2012, dư nợ đạt 405 ngàn tỷ đồng tăng hơn nhiều so với đầu năm. Dư nợ tín dụng của Vietinbank tính đến 31/12/2013 là hơn 460 ngàn tỷ đồng tăng so với năm 2012 là 13,4% trong khi theo cơng bố của NHNN, tồn ngành ngân hàng tăng trưởng khoảng 12,5% trong năm 2013.

Hoạt động đầu tư: Hoạt động đầu tư được phát triển theo hướng tăng

cường khả năng sinh lời. Tính đến cuối năm 2013, quy mô hoạt động đầu tư của Vietinbank đạt giá trị 160 ngàn tỷ đồng và chiếm 27,8% tổng tài sản, tăng trường 19% so với đầu năm. Trong đó, đầu tư liên ngân hàng chiếm 46%, đầu tư GTCG chiếm 52% góp vốn liên doanh mua cổ phần chiếm gần 2%. Danh mục đầu tư được điều chỉnh, cơ cấu lại linh hoạt theo hướng tăng khả năng sinh lời, đảm bảo trạng thái thanh khoản tốt cho tồn hệ thống và góp phần đầu tư vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Tính đến cuối năm 2013, doanh số

mua bán ngoại tệ của Vietinbank trên thị trường liên ngân hàng tăng mạnh lên 32,6 tỷ USD, đạt bình quân 120 triệu USD/ngày, chiếm 10 – 12% toàn thị trường. Doanh số trên thị trường đạt 20 tỷ USD, tăng 48% so với năm 2012. Thị phần của Vietinbank so với toàn thị trường tăng từ 8,6% đầu năm lên 11% cuối năm 2013. Điều này khẳng định vị thế hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Vietinbank tiếp tục được nâng cao trên thị trường.

2.1.3. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giai đoạn năm 2009 – 2013 giai đoạn năm 2009 – 2013

Kết thúc năm tài chính 2013, Vietinbank tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu ngành ngân hàng về các chỉ tiêu kinh doanh: Tổng tài sản tăng trưởng 14,5%, nguồn vốn huy động tăng 11,2%, dư nợ tín dụng tăng 13,4% và lợi nhuận trước thuế đạt 7.751 tỷ đồng. Các chỉ tiêu cơ bản về tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank giai đoạn 2009 – 2013 được thể hiện cụ thể trong bảng 2.1 dưới đây.

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2013

(ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng tài sản 243.785 367.731 460.420 503.530 576.368 Tổng thu nhập từ HĐKD 9.679 14.858 22.373 21.961 21.783 Lợi nhuận sau thuế 2.583 3.444 6.259 6.169 5.808

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2009 - 2013)

Trong những năm gần đây, do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu và khủng hoảng nợ công Châu Âu, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Vietinbank cũng chịu ảnh hưởng của những tác động này khiến cho lợi nhuận và tổng thu nhập của ngân hàng trong những năm gần đây có xu hướng giảm. Lợi nhuận sau thuế giảm từ 6.259 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 5.810 tỷ đồng năm 2013. Tổng thu nhập cũng giảm từ 22.374 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 21.781 tỷ đồng năm 2013. Tuy nhiên, so với các ngân hàng khác trong cùng hệ thống, mức giảm lợi nhuận và thu nhập của Vietinbank vẫn ở mức thấp và vẫn là ngân hàng dẫn đầu hệ thống về lợi nhuận.

Lợi nhuận giảm do ảnh hưởng chung từ nền kinh tế và hệ thống ngân hàng đã khiến cho các chỉ tiêu sinh lời của Vietinbank cũng bị ảnh hưởng. Hình 2.3. thể hiện xu hướng của các chỉ tiêu sinh lời qua các năm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)