4.2. Các kết quả hồi quy
4.2.2. Kết quả hồi quy với nhóm các doanh nghiệp giảm cổ tức
Nhóm doanh nghiệp tiếp theo tuy ít bị đánh giá tiêu cực hơn so với không chia cổ tức thế nhưng các nhà quản trị cũng ln tránh thực hiện. Đó là nhóm các doanh nghiệp giảm cổ tức. Bài nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ giữa các khía cạnh của chính sách cổ tức và thay đổi khả năng sinh lợi của nhóm doanh nghiệp này qua phương trình (3.2). So với phương trình (3.1) được dùng ở với nhóm các doanh nghiệp khơng chia cổ tức, ở phương trình (3.2) tác giả bổ sung thêm biến SL, thể hiện số lần chia cổ tức trong năm. Các kết quả hồi quy được thể hiện qua các bảng từ 4.10 tới 4.15.
Bảng 4.11. Kết quả hồi quy NPATTB với nhóm doanh nghiệp giảm cổ tức
Bảng 4.13. Kết quả hồi quy EBITDATB với nhóm doanh nghiệp giảm cổ tức
Bảng 4.15. Kết quả hồi quy OCFTB với nhóm doanh nghiệp giảm cổ tức
Tất cả các mơ hình được sử dụng để phân tích đều là REM; với hai biến phụ thuộc là NPAT1 và EBITDAT1 mơ hình REM được điều chỉnh để xử lý tự tương quan. Lưu ý là R-bình phương của các mơ hình khá nhỏ lớn nhất cũng chỉ là 2,57%, điều này cho thấy có các khía cạnh của chính sách cổ tức khơng có nhiều tác động tới thay đổi khả năng sinh lợi.
Nhìn lại kết quả thống kê mơ tả, có bằng chứng cho thấy có mối tương quan giữa thay đổi khả năng sinh lợi và hiện tượng giảm cổ tức. Nhưng kết quả hồi quy lại cho thấy 1 khơng có giá trị thống kê và gần như bằng 0 với tất cả phương trình. Như vậy, khơng có tương quan giữa thay đổi cổ tức tiền mặt và thay đổi khả năng sinh lợi trong trường hợp giảm cổ tức.
Các hệ số hồi quy của biến DRP tiếp tục có ý nghĩa ở mức 5% và 10%, tuy nhiên, các giá trị 2 ước lượng được đều nhỏ hơn 0; ngược lại với kết quả của phương trình hồi quy ở (4.1). Đáng chú ý là các giá trị 2 đều có ý nghĩa ở các biến thể hiện sự thay đổi dòng tiền hoạt động kinh doanh. Có thể, các doanh nghiệp thực hiện
mua lại cổ phần, nhà quản trị tự tin hơn vào khả năng sinh lợi trong tương lai của doanh nghiệp nên đã mở rộng chính sách bán hàng, tăng dự trữ hàng tồn kho...Tuy nhiên, cần một nghiên cứu khác để có thể kiểm tra tính chính xác của ý kiến này. Biến tiếp theo, DBS có hai hệ số hồi quy 3có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Cả hai giá trị này đều nhỏ hơn 0, chứng tỏ thay đổi khả năng sinh lợi của nhóm doanh nghiệp thực hiện chia cổ tức bằng cổ phần sẽ có tung độ gốc thấp hơn so với các doanh nghiệp khác. Một lần nữa bài nghiên cứu này tìm ra bằng chứng hồn tồn ngược lại với giả thiết H3. Hoạt động chia cổ tức bằng cổ phiếu có tương quan ngược chiều với khả năng sinh lợi.
Bảng 4.16. Tóm tắt kết quả hồi quy với với nhóm doanh nghiệp giảm cổ tức
Nếu nhìn lại sự kiện cơng ty cổ phần tập đồn Thái Hịa chia cổ tức bằng cổ phiếu các năm 2011 ta có thể giải thích hiện tượng này. Ngày 14/10/2011, công ty này trả cổ tức bằng cổ phần với tỷ lệ 20:1 đồng thời phát hành quyền mua cổ phiếu ưu đãi với tỷ lệ 2:1. Đợt phát hành khơng thành cơng. Bởi vì cơng ty đã thua lỗ từ quý II năm 2011 và tiếp tục thua lỗ cho tới nay. Trong những năm qua, với nhiều cơng ty như Thái Hịa hoạt động mua lại cổ phần chỉ là bình phong cho các hoạt động khác
chẳng hạn như huy động vốn. Hiện tượng này cũng đang có xu hướng tái diễn vào cuối năm nay.
Hệ số 4 của biến mới đưa vào phương trình SL khơng có ý nghĩa. Nghĩa là số lần chia cổ tức khơng có tương quan với thay đổi khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
Như vậy, kết quả hồi quy phương trình 3.2 với các doanh nghiệp giảm cổ tức cho thấy khơng có tương quan giữa thay đổi khả năng sinh lợi và thay đổi cổ tức bằng tiền. Tuy vậy, tác giả tìm thấy bằng chứng về nội dung hàm chứa thông tin của hoạt động mua lại cổ phần và chia cổ tức bằng cổ phiếu; thay đổi khả năng sinh lợi của doanh nghiệp tương quan ngược chiều với các hoạt động này. Lưu ý rằng, kết luận về mối tương quan giữa thay đổi khả năng sinh lợi và mua lại cổ phần khác với kết luận ở phần 4.2.1.