Điều chỉnh tài sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH những nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch kiểm toán tại các công ty niêm yết việt nam, xu hướng và mức độ tác động (Trang 44 - 46)

Tần số Phần trăm Phần trăm cộng dồn Điều chỉnh âm 14 10.6 10.6 Không trọng yếu 106 80.3 90.9 Điều chỉnh dương 12 9.1 100 Tổng 132 100

Có 14 BCTC điều chỉnh âm, chiếm 10.6%, 12 BCTC điều chỉnh dương chiếm 9.1%, và 106 BCTC được coi là có điều chỉnh khơng trọng yếu. Như vậy sai lệch dẫn đến tăng tài sản sau kiểm toán và giảm tài sản sau kiểm tốn là gần như khơng khác nhau đáng kể. Tuy nhiên, kết quả ở phụ lục 2 cho thấy mức độ chênh lệch âm lớn nhất là xấp xỉ -18%, lớn hơn gấp 3 lần mức độ chênh lệch dương lớn nhất là gần 6%. Bên cạnh đó, có 32 trường hợp tỷ lệ chênh lệch là 0% tương đương 24.2%, như vậy 75.8% còn lại là BCTC có sai lệch giá trị tài sản trước và sau kiểm toán. Nguyên nhân dẫn đến sai lệch kiểm tốn trên sẽ được trình bày rõ hơn trong phần dưới đây.

4.2 Mô tả xu hướng điều chỉnh theo đặc điểm của doanh nghiệp 4.2.1 Đặc điểm kiêm nhiệm và cơng ty kiểm tốn

Đặc điểm kiêm nhiệm giữa chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc

Mẫu nghiên cứu lúc này còn lại 130 trường hợp, do có 2 giá trị bị bỏ trống, theo bảng trên ta thấy số doanh nghiệp có sự kiêm nhiệm giữa tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT là 42

doanh nghiệp chiếm 32.3%, còn lại 88 doanh nghiệp khơng có sự kiêm nhiệm, chiếm 67.7%, như vậy có thể nói tại Việt Nam, vẫn có gần 1/3 số doanh nghiệp chưa có HĐQT

độc lập, mặc dù chưa xét đến số lượng thành viên độc lập trong HĐQT theo quy định.

Nghiên cứu sâu hơn ta thấy, trong số các doanh nghiệp khơng có sự kiêm nhiệm, có 8 doanh nghiệp có tỷ lệ điều chỉnh âm (lợi nhuận tăng sau kiểm toán) chiếm 9.1%, 62 doanh nghiệp tỷ lệ điều chỉnh bằng 0 hoặc mức điều chỉnh khơng trọng yếu chiếm 70.5%, cịn lại 18 trường hợp điều chỉnh dương (lợi nhuận giảm sau kiểm toán) chiếm xấp xỉ 20.5%. Trong

trường hợp này ta thấy được rõ xu hướng thổi phồng lợi nhuận của doanh nghiệp, vì tỷ lệ

điều chỉnh dương gấp 2.25 (20.5/9.1) lần tỷ lệ điều chỉnh âm. Tiếp tục phân tích trường hợp

cịn lại là khi có sự kiêm nhiệm giữa chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc, thì tỷ lệ điều chỉnh dương (lợi nhuận bị giảm sau kiểm toán/doanh nghiệp thổi phồng lợi nhuận) là 11.9%, gấp xấp xỉ 2.5 (11.9/4.8) lần trường hợp điều chỉnh âm (lợi nhuận tăng sau kiểm tốn). Do đó, sơ bộ ta có thể thấy, một HĐQT độc lập hơn thì xu hướng thổi phồng lợi nhuận là ít hơn, mặc

dù tỷ lệ chênh lệch là chưa cao. Phân tích này cũng ủng hộ cho các nghiên cứu trước đây

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH những nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch kiểm toán tại các công ty niêm yết việt nam, xu hướng và mức độ tác động (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)