CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 MÔ TẢ XU HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH THEO ĐẶC ĐIỂM CỦA DN
4.2.2 Các đặc điểm về số lượng thành viên HĐQT, quy mô doanh nghiệp,
năng sinh lợi (ROA)
Phân tích các trường hợp điều chỉnh thơng qua các biến định lượng ta có kết quả mô tả như bảng bên dưới:
Bảng 4.5 :Bảng điều chỉnh lợi nhuận theo đặc trưng của biến định lượng
Điều chỉnh LN Tỷ số nợ ROA Số lượng Quy mô DN
Đ/c âm Mean 0.6125 0.0321 5.8 26.7714 Minimum 0.28 0 5 25 Maximum 0.92 0.12 8 27.92 Không trọng yếu Mean 0.4919 0.053 5.701 26.2756 Minimum 0.03 -0.65 4 23.8 Maximum 0.96 0.24 10 28.17 Đ/c dương Mean 0.593 0.0088 5.5652 26.5205 Minimum 0.06 -0.19 3 23.86 Maximum 0.98 0.15 7 28.09 Tổng Mean 0.5203 0.0433 5.6846 26.3614 Minimum 0.03 -0.65 3 23.8 Maximum 0.98 0.24 10 28.17 Đặc điểm tỷ số nợ
Tỷ lệ nợ trung bình trong mẫu nghiên cứu là 52.03%, trong đó cơng ty có tỷ lệ nợ cao nhất là 98%, cơng ty này rơi vào nhóm điều chỉnh dương. Điều này hợp lý với giả định rằng các cơng ty có tỷ lệ nợ càng cao thì càng có xu hướng “làm đẹp” Báo cáo tài chính để phục vụ mục đích đi vay. Cơng ty có tỷ lệ nợ thấp nhất là 3% rơi vào nhóm điều chỉnh khơng
trọng yếu. Trong 3 nhóm, nhóm có tỷ số nợ trung bình cao nhất là nhóm điều chỉnh âm, lên tới 61.25%, tiếp đó là nhóm điều chỉnh dương với 59.3%, cuối cùng nhóm điều chỉnh khơng trọng yếu là 49.19%. Như vậy ta thấy có sự khác biệt rõ rệt giá trị trung bình của tỷ số nợ giữa 3 nhóm. Kiểm định sự khác biệt này sẽ được trình bày trong phần sau.
Đặc điểm khả năng sinh lợi trên tài sản (ROA)
Khả năng sinh lời trung bình trên tài sản tồn mẫu nghiên cứu là 4.33%, bằng 1,35 lần so với nhóm cơng ty có tỷ lệ điều chỉnh âm, và gấp gần 5 lần nhóm doanh nghiệp điều chỉnh dương, tỷ lệ chung này chỉ bằng 81% tỷ lệ sinh lời của nhóm doanh nghiệp điều chỉnh
khơng trọng yếu. Như vậy có thể thấy nhóm điều chỉnh khơng trọng yếu thường có các tỷ số
ổn định hơn, do có khả năng sinh lời cao nên các cơng ty này thường khơng có động cơ để điều chỉnh BCTC. Nhóm có khả năng sinh lợi kém nhất trong mẫu chính là nhóm điều chỉnh
dương với ROA là 0.88%, khả năng sinh lợi quá thấp khiến các doanh nghiệp thuộc nhóm này tìm cách thổi phồng lợi nhuận. Ở đây cũng có sự khác biệt tỷ số nợ giữa 3 nhóm một cách khá rõ rệt, tuy nhiên phép kiểm đinh sẽ giúp làm sáng tỏ vấn đề hơn.
Số lượng thành viên Hội đồng quản trị
Thông tư số 121/2012/TT-BTC quy định tại điều 11, khoản 1 về thành phần HĐQT
như sau: “Số lượng thành viên Hội đồng quản trị ít nhất là ba (03) người và nhiều nhất là
mười một (11) người. Cơ cấu Hội đồng quản trị cần đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên có kiến thức và kinh nghiệm về pháp luật, tài chính và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty”.
Trong mẫu nghiên cứu, số lượng thành viên HĐQT trung bình là 5.68 người, ít nhất là 3 người, rơi vào nhóm điều chỉnh dương và nhiều nhất là 10 người rơi vào nhóm điều chỉnh
khơng trọng yếu. Bên cạnh đó, số lượng thành viên trung bình của nhóm điều chỉnh dương
là 5.5 người, nhỏ hơn tỷ lệ trung bình chung là 5.68 người và nhỏ nhất trong 3 nhóm. Kết quả phân tích trên có thể thấy rõ xu hướng: khi HĐQT nhỏ hơn/số lượng thành viên ít hơn thì lợi nhuận bị thổi phồng nhiều hơn. Tuy nhiên giá trị trung bình của các nhóm khơng khác biệt rõ rệt như 2 trường hợp tỷ số nợ và khả năng sinh lời trình bày ở trên. Do đó, kết quả này cần phép kiểm định trình bày trong phần tiếp theo.
Quy mô doanh nghiệp
Biến quy mô doanh nghiệp là biến được lấy từ kết quả logarit tự nhiên của tài sản sau kiểm toán, kết quả thống kê cho thấy nhóm điều chỉnh âm có quy mơ lớn nhất (26.7714),
nhóm điều chỉnh khơng trọng yếu có quy mơ nhỏ nhất (26.2756), nhóm điều chỉnh dương có quy mơ gần với giá trị trung bình tồn mẫu nghiên cứu nhất trong 3 nhóm (26.5205). Tuy nhiên cũng như biến số lượng thành viên HĐQT, sự khác biệt giá trị trung bình ở đây khơng thể hiện rõ nét.