Về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND xã

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND xã (Trang 27 - 29)

1. Thực trạng của việc tổ chức và hoạt động của HĐND xã trong giai đoạn hiện nay

1.1. Về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND xã

- HĐND xã quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phơng.

Nh ta đã biết, là cơ quan quyền lực nhà nớc ở địa phơng HĐND xã quyết định những chủ trơng và biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa ph- ơng, xây dựng và phát triển địa phơng về kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa ph- ơng. Và để thực hiện đợc điều đó, HĐND xã đã ra những nghị quyết làm cơ sở pháp lý triển khai trên thực tế.

Qua thực tế hoạt động của một số xã thì ta thấy HĐND xã trong thời gian qua cũng đã ra đợc các nghị quyết có khả năng thực thi vào đời sống. Để ra đợc những nghị quyết đúng đắn, hợp lòng dân thì HĐND xã phải thờng xuyên tổ chức lấy ý kiến nhân dân, lắng nghe yêu cầu nguyện vọng của họ. Ngoài ra, phải nắm bắt tình hình phát triển kinh tế xã hội ở xã cũng nh thế mạnh và hạn chế của xã mình. Chính nhờ thực hiện đợc điều đó mà nhiều nghị quyết của HĐND xã trong thời gian qua đã có khả năng thực thi cao, đem lại lợi ích không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của xã.

Ngoài những nghị quyết thờng kỳ, HĐND xã còn có những nghị quyết chuyên đề xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn cuộc sống nh nghị quyết về chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi... . Nhìn chung, HĐND xã đã chọn đúng, quyết định những vấn đề cụ thể phù hợp với tình hình ở xã, đợc nhân dân đồng tình ủng hộ.

Tuy đã có nhiều cố gắng nhng việc thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng ở xã vẫn còn bộc lộ rất nhiều hạn chế. Điển hình là việc quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phơng còn mang tính hình thức, việc kiểm điểm đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết nhìn chung còn thiếu cụ thể, cha có giải

pháp hữu hiệu để thực hiện nghị quyết một cách triệt để hoặc kiểm điểm quy trách nhiệm rõ ràng.

Chẳng hạn, HĐND xã quyết định dự toán và phê chuẩn ngân sách của xã nhng lại không trực tiếp nắm ngân sách. Mọi hoạt động của HĐND xã liên quan đến tài chính đều lệ thuộc vào UBND xã. Và thực tế là HĐND xã không thể kiểm soát chặt chẽ đợc các nguồn thu và các khoản chi trên cơ sở luật ngân sách mà chỉ dừng lại ở việc phê chuẩn những quyết toán ngân sách theo báo cáo của UBND xã. Điều này không khác nào việc phải phê chuẩn trớc sự việc “đã rồi” nên không thể tránh khỏi tính hình thức. Về vấn đề này thì hầu hết các địa phơng trên cả nớc còn mắc phải.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do HĐND xã cha ý thức đợc thực sự vai trò của mình, việc ra nghị quyết phải đợc đa vào thi hành trong cuộc sống. Mặt khác, trình độ năng lực của đại biểu HĐND nói chung cha cao, từng đại biểu cha đi sâu sát vào quần chúng nên cũng không thể nắm bắt đợc hết tâm t nguyện vọng của họ dẫn đến tình trạng có những nghị quyết đa ra không hợp lòng dân nên việc thực hiện chúng là rất khó khăn.

- Công tác giám sát của HĐND xã.

Giám sát là chức năng quan trọng của HĐND. Trong những năm qua HĐND các cấp đã quan tâm thực hiện chức năng này góp phần thực hiện thắng lợi đờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nớc và nghị quyết của HĐND. Trình tự, thủ tục, tổ chức thực hiện hoạt động giám sát của HĐND xã đợc pháp luật quy định cụ thể chi tiết hơn trớc đây đã giúp cho HĐND xã thực hiện tốt hơn chức năng giám sát của mình.

Hoạt động giám sát ở nhiều địa phơng đã tập trung vào các lĩnh vự chủ yếu

nh: thu chi ngân sách, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, quản lý kinh tế. ở

nhiều xã, HĐND đã phối hợp với Mặt trận tổ quốc xã tổ chức tốt các đợt giám sát: việc giải quyết đơn th khiếu nại tố cáo của nhân dân, thực hiện pháp luật trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng. Nhìn chung, hoạt động giám sát của HĐND xã đã đợc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Công tác giám sát đợc đổi mới thể hiện: hình thức, nội dung, phơng pháp của hoạt động giám sát đợc cải tiến có hiệu quả hơn. Xuất phát từ những đòi hỏi của thực tế tại địa bàn mỗi xã (chất vấn, trả

lời chất vấn đợc coi trọng, đối thoại, tranh luận trực tiếp, cử nhóm đi kiểm tra đợc tăng cờng). Công tác giám sát đợc tăng cờng cả về chiều rộng và chiều sâu là một trong những biện pháp đắc lực bảo đảm tính thống nhất của pháp chế và góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phơng.

Tuy nhiên hoạt động giám sát của HĐND xã cha đợc tiến hành thờng xuyên, hiệu quả giám sát còn hạn chế. Hoạt động giám sát mới chỉ dừng lại ở mức kiến nghị yêu cầu phải sửa đổi chứ cha bắt buộc đối với các tổ chức và cá nhân. Thông thờng HĐND xã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện giám sát giữa hai kỳ họp. Nhng cụ thể giám sát nh thế nào, giám sát những vấn đề gì thì nhiều đại biểu và Thờng trực HĐND xã còn lúng túng. Bên cạnh đó, hoạt động thẩm tra, xem xét các văn bản của cấp xã khi có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nớc cấp trên, Luật Tổ chức HĐND và UBND 2003 giao cho các ban HĐND giúp Thờng trực HĐND thực hiện. Tuy nhiên, HĐND xã không có các ban chuyên trách trong khi thờng trực HĐND xã chỉ có hai ngời nên việc cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật không đầy đủ, do đó, nhiệm vụ này từ tr- ớc đến nay hầu nh không đợc HĐND xã thực hiện.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do trình độ đại biểu HĐND xã còn hạn chế, kỹ năng giám sát cha đợc đào tạo cơ bản, cha nắm vững đợc đối tợng, nội dung, hình thức giám sát, cha hiểu hết các chính sách pháp luật liên quan đến lĩnh vực giám sát, đặc biệt là giám sát công tác thu chi ngân sách nhà nớc, công tác đầu t xây dựng cơ bản. Trên thực tế, hoạt động giám sát đợc tiến hành chủ yếu do Chủ tịch và Phó chủ tịch HĐND xã, việc phối hợp lực lợng tiến hành giám sát còn mỏng dẫn đến hoạt động giám sát đạt hiệu quả cha cao.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND xã (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w