CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Tiến hành khảo sát
3.4.1 Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu được chọn là phương pháp phi ngẫu nhiên thuận tiện. Đây là một trong các phương pháp có độ tin cậy khơng cao bằng các phương pháp khác nhưng mang tính khả thi nhất đối với nghiên cứu này bởi sự giới hạn về nguồn kinh phí và nhân lực.
Dữ liệu chủ yếu được thu thập tại các đơn vị như: Chứng khốn Phương Nam, Chứng khốn Hồ Chí Minh, Chứng khốn Dầu khí, Chứng khốn Việt Quốc, Chứng khốn Đầu tư Việt Nam, Chứng khoán Rồng Việt, Trường Cao đẳng Viễn Đơng,…
3.4.2 Kích thước mẫu
Việc xác định kích thước mẫu bao nhiêu là phù hợp vẫn cịn nhiều tranh cãi bởi có nhiều quan điểm khác nhau. MacCallum và đồng tác giả (1999) đã tóm tắt quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó về con số tuyệt đối mẫu tối thiểu cần thiết cho phân tích nhân tố sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa vào phân tích. Gorsuch (1983, trích bởi MacCallum và đồng tác giả 1999) cho rằng số lượng mẫu cần gấp 5 lần biến quan sát. Tuy nhiên, Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) lại cho rằng số lượng mẫu chỉ cần gấp từ 4 đến 5 lần số mục hỏi.
Như vậy, để đảm bảo yêu cầu này, tác giả đã gởi đi 210 bảng khảo sát đến các nhà đầu tư tình nguyện trả lời. Thực tế, kết quả thu về chỉ được 160 bảng, trong đó chỉ có 146 bảng đạt yêu cầu, 14 bảng bị loại. Tuy nhiên, với tổng số biến của nghiên cứu này là 28 biến thì mẫu 146 là có thể chấp nhận được.
3.5. Kết luận
Chương này trình bày về phương pháp thực hiện bài nghiên cứu một cách cụ thể và chi tiết, bao gồm cách thức thực hiện và ý nghĩa của từng bước. Các bước thực hiện gồm thiết kế nghiên cứu, xây dựng bảng câu hỏi, thực hiện kiểm tra thí điểm và tiến hành khảo sát. Nội dung và các kết quả của nghiên cứu sẽ được trình bày ở chương sau.