Giải pháp phát triểnhoạt động cho vaykhách hàng doanh nghiệp tại Ngân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực TP HCM (Trang 66 - 70)

2.1.2 .1Hoạt động huy động vốn

3.2 Giải pháp phát triểnhoạt động cho vaykhách hàng doanh nghiệp tại Ngân

Minh

Để phát huy các nhân tố tích cực đã phân tích tại chương 2 nhằm phát triển hoạt động cho vay KHDN về cả số lượng và chất lượng, trước hết Agribank Khu

vực TPHCM phải quan tâm đến 05 nhân tố mới vừa kiểm định qua mơ hình, nghĩa là phải có những biện pháp cảithiện lần lượt hoặc đồng bộ 05nhân tố kiểm định được.Với thực trạng, mục tiêu phát triểnvà kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến hoạt động cho vay KHDN tại Agribank Khu vực TPHCM, đề xuất các giải pháp như sau:

3.2.1 Tăng trưởng nguồn vốn cho vay

Nguồn vốn cho vay ngân hàng chủ yếu là từ nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế. Vì vậy, để phát triển hoạt động cho vay, tăng trưởng dư nợ phải dựa trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn ổn định. Vì vậy, các giải pháp nhằm tăng trưởng nguồn vốn huy động tại Agribank Khu vực TPHCM

Agribank Khu vực TPHCM cần tập trung mọi biện pháp duy trì và mở rộngcác nguồn tiền gửi ổn định từ các tổ chức kinh tế lớn và tiền gửi kho bạc, nguồn tiền gửi dân cư bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn đối với từng đối tượng khách hàng. Agribank Khu vực TPHCM cần tăng dần số chi nhánh thực hiện kết nối thu ngân sách nhà nước với cục thuế, hải quan, kho bạc nhà nước để tăng nguồn vốn ổn định với chi phí huy động vốn thấp.

Các chi nhánh Agribank Khu vực TPHCM thực hiện có hiệu quả các đợt huy động tiết kiệm dự thưởng, thông qua công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng.

Ngồi ra, Agribank Khu vực TPHCM cần chủ động tiếp cận với các nguồn vốn ủy thác từ các tổ chức quốc tế và nâng tỷ trọng vốn trung dài hạn, đảm bảo an toàn thanh khoản và củng cố thị phần huy động vốn của Agribank

3.2.2 Xây dựng và phát triển chính sách cho vay phù hợp với việc phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp

3.2.2.1 Xây dựng chính sách khách hàng

Chính sách khách hàng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động cho vay của ngân hàng. Nó giúp ngân hàng phát triển những sản phẩm đặc thù phù hợp với nhu cầu, những ưu đãi thu hút khách hàng tiềm năng, phát huy tối đa hiệu quả sử dụng nguồn lực, mở rộng thị phần. Vì vậy, chính sách phân loại khách hàng có sự liên

quan mật thiết với chính sách marketing của ngân hàng. Do đó, Agribank Khu vực TPHCM phải có hệ thống nhận diện thương hiệu thống nhất, chính sách marketing cần được đẩy mạnh trong hoạt động cho vay.

Chính sách khách hàng với mục đích thực hiện những ưu đãi và chăm sóc đối với những khách hàng quan trọng chiến lược, ngân hàng phân loại khách hàng truyền thống, khách hàng quan trọng, khách hàng khác. Những khách hàng truyền thống và quan trọng thường được hưởng những chính sách ưu đãi về lãi suất, hạn mức tín dụng, bảo đảm tiền vay, phí dịch vụ… bởi họ là những khách hàng có năng lực tài chính đảm bảo và đem lại nguồn lợi thường xuyên cũng như uy tín cho ngân hàng. Agribank cần xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách cho vay theo từng sản phẩm riêng biệt, theo từng lĩnh vực, ngành hàng phù hợp với quá trình sản xuất và kinh doanh, gắn cho vay với bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác đối với một khách hàng.

Theo đề án tái cơ cấu Agribank, nội dung chính là phát triển cho vay một số lĩnh vực như nông nghiệp, nông thôn, xuất nhập khẩu, công nghiệp hỗ trợ. Điều này, khơng có nghĩa là chính sách cho vay của Agribank giới hạn vào một số đối tượng cụ thể. Vì vậy, Agribank Khu vực TPHCM bên cạnh việc phát triển đối tượng khách hàng ưu tiên trên, cần phát triển các đối tượng khách hàng tiềm năng ngồi chính sách để mở rộng hoạt động cho vay, gia tăng lợi nhuận, phát triển hoạt động cho vay.

3.2.2.2 Thực hiện đúng chính sách thời hạn và kỳ hạn trả nợ

Tại ngân hàng, các giới hạn về thời hạn ln được chú trọng vì liên quan tới thanh khoản và rủi ro của hệ thống ngân hàng. Ngân hàng thường dựa trên kỳ hạn của nguồn để đưa ra chính sách kỳ hạn cho vay nếu khả năng tìm kiếm nguồn và chuyển hốn kỳ hạn của nguồn thấp. Việc chuyển hoán kỳ hạn nguồn sẽ tạo ra khe hở lãi suất nên sẽ tạo ra rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Vì vậy, Agribank Khu vực TPHCM tập trung huy động nguồn trung và dài hạn tốt và chuyển hoán kỳ hạn tốt thì chính sách thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ sẽ đáp ứng tốt hơn kỳ hạn của người vay.

Do thời hạn cho vay càng nhỏ, rủi ro càng thấp, tính thanh khoản của các khoản tài trợ được tăng lên. Agribank cần cơ cấu nguồn cho vay hợp lý, tránh trường hợp cho vay nguồn trung và dài hạn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.Thời hạn cho vay tại Agribank cần được xác định căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng và thời hạn được phép kinh doanh, hoạt động của khách hàng. Vì thế, Agribank Khu vực TPHCM khơng được định thời hạn cho vay của khách hàng theo thời hạn mà ngân hàng quy định hoặc theo nguồn ngắn, trung dài hạn hiện có.

Kỳ hạn nợ liên quan đến nguồn thu của khách hàng để trả nợ. Agribank Khu vực TPHCMcần tăng số lần trả nợ trong kỳ của khách hàng, các hình thức ân hạn lãi và gốc cho vay cần phải được xem xét và trình Agribank Việt Nam, tránh tình trạng có chi nhánh hầu hết các khoản vay trung dài hạn đều ân hạn nợ gốc hơn nữa thời gian vay vốn, vấn đề này tạo rủi ro rất lớn cho ngân hàng về thu hồi nợ.

3.2.2.3 Xây dựng chính sáchlãi suất và lệ phí cho vay

Nguồn thu về lãi suất cho vay là nguồn thu nhập chính của hoạt động của ngân hàng và ngân hàng nào cũng muốn cho vay lãi suất cao. Tuy nhiên, lãi suất tiền vay có lại nguồn gốc từ lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp, do đó, ngân hàng chỉ có thể có được lợi nhuận khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả và phát triển. Vì vậy, Agribank nênxây dựng và thực hiện chính sách lãi suất và lệ phí như:

- Đối với các doanh nghiệp khơng thuộc chính sách ưu tiên lãi suất, Agribank nên phân tích và đánh giá chính xác mức sinh lời của doanh nghiệp để từ đó xác định lãi suất cho vay hợp lý, đảm bảo đơi bên cùng có lợi.

- Thực hiện thường xuyên và kịp thời các chính sách ưu đãi, chia sẻ khó khăn về lãi suất với các khách hàng gặp khó khăn trong khả năng của mình, qua đó hỗ trợ khách hàng phát triển bền vững và gắn bó với ngân hàng.

- Đối với đối tượng ưu tiên phát triển trong đề án tái cơ cấu Agribank trong thời gian tới, Agribank tập trung cho vay các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp,

nông thôn, xuất nhập khẩu, công nghiệp hỗ trợ với lãi suất ưu đãi. Agribank Khu vực TPHCMcần thực hiện ưu đãi lãi suất đúng đối tượng, tránh thực hiện tràn lan. - Agribank Khu vực TPHCMphải có cơ chế ưu đãi về lãi suất, phí, nguồn vốn dài hạn để cho vay đầu tư các nhà máy áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản.

3.2.2.4 Thực hiện đúng quy định về tài sản đảm bảo

Cơ sở để đưa ra quyết định cho vay bao gồm các điều kiện cần là hồ sơ pháp lý, mức độ tín nhiệm của khách hàng, năng lực tài chính, tính hiệu quả của phương án dự án kinh doanh. Nhưng thực tế hiện nay tại Việt Nam là các ngân hàng đang biến tài sản bảo đảm trở thành một điều kiện rất quan trọng trong các quyết định cho vay. Chính vì nhận thức đó, các khoản vay tại Agribank đều xem tài sản bảo đảm là điều kiện tiên quyết để cho vay. Đây là một trong lý do khiến nợ xấu của Agribank tăng cao trong thời gian qua. Vì vậy, Agribank cần thay đổi nhận thức tài sản đảm bảo trong hoạt động cho vay, xem tài sản đảm bảo chỉ là điều kiện bổ sung nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng, ngăn ngừa các rủi ro đạo đức xảy ra và nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay.

Mặc dù đã có quy định hướng dẫn cụ thể của Agribank về việc thực hiện định giá tài sản đảm bảo. Song trên thực tế nhiều chi nhánh vẫn thực hiện định giá theo ý kiến chủ quan, dẫn đến việc định giá cao gấp nhiều lần so với giá trị thực tế của tài sản đảm bảo. Do đó, bên cạnh các quy định, Agribank cần có những chế tài đối với việc định giá tài sản đảm bảo.

AgribankKhu vực TPHCM cần xem xét tính pháp lý của tài sản đảm bảo, thực hiện nghiêm túc các quy định về cơng chứng thế chấp trong q trình cho vay.

Agribank Khu vực TPHCMcần thiết lập một trung tâm thẩm định giá tài sản, xử lý tài sản đảm bảo để tách bạch bộ phận cho vay và bộ phận thẩm định tài sản, bảo đảm tính minh bạch trong q trình cho vay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực TP HCM (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)