Tình hình dư nợ tại AgribankKhu vực TPHCMgiaiđoạn 2009 2013

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực TP HCM (Trang 37 - 39)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Dư nợ Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng dư nợ 76,018 78,629 71,432 70,750 66,455 Dư nợ phân theo thời hạn cho vay

Dư nợ ngắn hạn 42,650 45,893 41,848 39,050 39,023 Dư nợ trung, dài hạn 33,368 32,736 29,584 31,700 27,432 Dư nợ phân theo loại tiền

Dư nợ nội tệ 67,590 68,678 63,787 65,446 63,198 Dư nợ ngoại tệ 3,237 3,795 3,021 3,527 3,142 Dư nợ bằng vàng 5,191 6,156 4,624 1,777 115 Dư nợ phân theo thành phần kinh tế

Dư nợ doanh nghiệp nhà nước 2,296 2,026 2,014 1,581 1,218 Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh 53,505 57,824 55,545 51,773 46,578 Dư nợ hợp tác xã 325 333 84 87 90 Dư nợ hộ sản xuất, cá nhân 19,892 18,446 13,789 17,309 18,569 Dư nợ phân theo một số loại hình, chương trình

Dư nợ cho vay nơng nghiệp nơng thôn 30,230 33,806 32,476 32,392 19,254 Dư nợ cho vay xuất, nhập khẩu 3,783 4,738 4,066 4,392 4,446 Dư nợ cho vay bất động sản 13,191 16,652 16,107 15,288 11,154 Dư nợ cho vay chứng khoán 227 70 29 3 1 Dư nợ cho vay tiêu dùng 7,987 8,613 7,964 8,095 9,025 Dư nợ cho vay các ngành công nghiệp 20,600 14,750 10,790 11,262 22,575

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank khu vực TPHCM)

Dư nợ phân theo thời hạn cho vay thì tỷ trọng dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung dài hạn tương đương xấp xỉ nhau.

Dư nợ phân theo loại tiền thì chủ yếu cho vay dư nợ nội tệ VNĐ, dư nợ VNĐ và ngoại tệ tương đối ổn định qua các năm. Trong khi đó, dư nợ bằng vàng giảm mạnh do thực hiện Thông tư 12/2012/TT-NHNN về việc chấm dứt cho vay vàng, nên một số chi nhánh có dư nợ bằng vàng cao như chi nhánh Mạc Thị Bưởi, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh Phú Nhuận... đã thực hiện chuyển đổi dư nợ từ vàng sang dư nợ VNĐ.

Dư nợ phân theo thành phần kinh tế thìdư nợ doanh nghiệp ngồi quốc doanh chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp theo là dư nợ hộ sản xuất, cá nhân.

Dư nợ phân theo một số loại hình, chương trình thì lĩnh vực cho vay chủ yếu của Agribank Khu vực TPHCM là cho vay nông nghiệp nông thôn, cho vay các ngành công nghiệp, cho vay bất động sản.

Biểu đồ 2.2: Thị phần dư nợ của Agribank khu vực TPHCMgiaiđoạn 2009 - 2013

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank khu vực TPHCM)

Dư nợ tại Agribank Khu vực TPHCM giảm dần từ năm 2010. Nguyên nhân dư nợ giảm là do:

+ Nguồn vốn huy động giảm liên tiếp, cơ cấu nguồn thiếu tính ổn định, nhiều chi nhánh mất cân đối kế hoạch giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

13.60% 11.50%

9.20% 8.60% 7%

86.40% 88.50% 90.80% 91.40% 93.00%

+ Tình trạng cạnh tranh về lãi suất cho vay giữa các TCTD, đặc biệt chính sách ưu đãi lãi suất đối với khách hàng lớn của Agribank không kịp thời nên khách hàng chuyển sang các NHTM khác.

+ Thiếu khách hàng tốt có dự án, phương án khả thi để cho vay.

+ Lãi suất cho vay ở các lĩnh vực kinh doanh và phi sản xuất còn ở mức cao nên khách hàng hạn chế vay.

+ Tình hình nợ xấu tăng cao ở nhiều chi nhánh đã tạo tâm lý e ngại khi thẩm định cho vay mới, phải tập trung thu nợ xấu. Ngồi ra, các chi nhánh có nợ xấu trên 5% theo quy định phải hạn chế cho vay.

+ Các phòng giao dịch của Agribank Khu vực TPHCM hiện nay chủ yếu tập trung huy động vốn nên thiếu hoặc khơng có bộ phận tín dụng để cho vay.

2.1.2.3 Hoạt động dịch vụ khác:

Ngồi hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng, thì các hoạt động dịch vụ như hoạt động kinh doanh ngoại hối, dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán, thu hộ, dịch vụ kiều hối, quản lý tài sản hộ... cũng là hoạt động mang lại lợi nhuận cho Agribank Khu vực TPHCM. Trong những năm qua, Agribank Khu vực TPHCM không ngừng cải thiện, phát triển hoạt động dịch vụ với nhiều sản phẩm đa dạng để phục vụ khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực TP HCM (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)