3.2.1 Rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTMCP Việt Nam.
Tỷ lệ khe hở tài trợ được xem là yếu tố đại diện cho RRTK của nhóm NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn năm 2007-2017. Do sự tăng trưởng tín dụng rất cao của các ngân hàng, đồng thời sự cạnh tranh gay gắt về huy động vốn của các ngân hàng, đã tạo cho các ngân hàng có nguy cơ đối mặt với RRTK cao hơn.
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ khe hở tải trợ bình quân (2007-2017)
Nguồn: Tác giả tự tính tốn từ BCTC của 17 NHTMCP Việt Nam.
Từ biểu đồ trên cho thấy xu hướng tăng dần của khe hở tài trợ. Năm có RRTK thấp nhất là năm 2011 với -38,05% và cao nhất là năm 2017 với -28,12%. Giai đoạn đột biến RRTK cao nhất là năm 2011-2012, với sự tăng lên của khe hở là 8,9% so với năm 2011. Nguyên nhân là do dấu hiệu phục hồi của các doanh nghiệp trong nước (đặc biệt là các doanh nghiệp liên quan tới xuất nhập khẩu hàng hóa) sau khi bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng toàn cầu năm 2008. Các doanh nghiệp bắt đầu mở rộng lại quy mô sản xuất thông qua vốn vay và sự hỗ trợ từ các ngân hàng. Từ đó, doanh số tín dụng của nhóm NHTMCP tăng trưởng 17,51% so với năm 2011; trong khi huy động vốn chỉ tăng 8,48%. Tính tới thời điểm 2017, ngân hàng có nguy cơ gặp RRTK cao nhất đó chính là NHTMCP Cơng Thương Việt Nam với khe hở tài trợ đạt mức -10,58%; ngân hàng có khe hở tài trợ an tồn nhất là Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam với -52,08%. Tuy vậy, cần phải xem xét vấn đề khi khe hở tài trợ quá thấp vì có thể hoạt động của ngân hàng chưa hiệu quả cao.
3.2.2 Tỷ lệ các khoản cho vay trên tổng tài sản.
-37.11% -32.36% -32.88% -37.26% -38.05% -29.15% -29.02% -31.25% -30.01% -28.45% -28.12% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Khe hở tài trợ
Từ biểu đồ 3.2 cho thấy giai đoạn trước năm 2014, nhóm NHTMCP Việt Nam nghiên về cho vay ngắn hạn. Giai đoạn năm 2015-2017 xu hướng cho vay trung và dài hạn của ngân hàng trở nên vượt trội hơn so với cho vay ngắn hạn.
Biểu đồ 3.2: Xu hướng cho vay của nhóm NHTMCP Việt Nam (2007-2017)
Nguồn: Tác giả tự tính tốn từ BCTC của 17 NHTMCP Việt Nam.
3.2.2.1 Tỷ lệ cho vay ngắn hạn trên tổng tài sản.
Trong giai đoạn năm 2015-2017, hệ thống NHTMCP Việt Nam có xu hướng cho vay ngắn hạn ít hơn so với cho vay trung và dài hạn. Tỷ lệ cho vay ngắn hạn trên tổng tài sản của 17 ngân hàng bình quân trong ba năm là 22,55%. Trong giai đoạn này, ngân hàng có xu hướng cho vay ngắn hạn nhiều nhất do chính là ngân hàng BIDV với tỷ lệ cho vay ngắn hạn trên tổng tài sản là 40,44%; ngân hàng có tỷ lệ cho vay ngắn hạn thấp nhất là ngân hàng SeaBank với bình quân là 12,05%.
3.2.2.2 Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn trên tổng tài sản.
Trong giai đoạn năm 2015-2017 các NHTMCP Việt Nam có xu hướng nghiên về cho vay trung và dài hạn với tỷ lệ bình quân 32,76%. Điều này sẽ trở thành nguyên nhân khiến cho các ngân hàng có khả năng gặp rủi ro thanh khoản cao hơn
22.5% 24.5% 28.88% 26.28% 25.38% 29.29% 28.7% 25.4% 24.89% 25.28%26.49% 19.5% 24.4% 23.9% 23.1% 21.2% 21.5% 22.1% 26.23% 31.1% 33.6% 33.6% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tỷ lệ các khoản cho vay/ Tổng tài sản
nếu như không gia tăng được nguồn vốn huy động dài hạn có tính chất ổn định. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể gặp rủi ro từ các khoản cho vay bất động sản và các khoản cho vay dài hạn với các khách hàng là doanh nghiệp có biến động tiêu cực về tài chính.
Trong giai đoạn này, ngân hàng VPBank đang dẫn đầu về tỷ lệ cho vay trung và dài hạn trên tổng tài sản với 45,3%; ngân hàng có tỷ lệ cho vay trung và dài hạn thấp nhất là NHTMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) với 18,79%.
3.2.3 Quy mô tổng tài sản của ngân hàng.
Tính đến năm 2017 tổng quy mơ tài sản của 17 NHTMCP đã đạt 5.518.218 tỷ đồng, gấp 5,94 lần so với năm 2007 (928.796 tỷ đồng). Nhóm ngân hàng hiện đang có quy mơ lớn nhất bao gồm: BIDV, Vietcombank, Vietinbank với quy mô tổng tài sản lần lượt là 1.202.284 tỷ đồng, 1.035.293 tỷ đồng, 1.095.061 tỷ đồng. Nhóm ngân hàng có quy mơ bé nhất bao gồm: PGbank (29.928 tỷ đồng) và NHTMCP Kiên Long (37.327 tỷ đồng); tuy nhiên, hai ngân hàng này lại khơng phải là ngân hàng có chỉ số khe hở tài trợ thấp nhất.
Biểu đồ 3.3: Quy mơ tài sản của nhóm NHTMCP Việt Nam (2007-2017)
(Đơn vị: tỷ đồng)
Nguồn: Tác giả tự tính tốn BCTC liệu của 17 NHTMCP Việt Nam.
- 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Bằng cách cổ phần hóa, các ngân hàng đã gia tăng được vốn tự có và đồng thời có thể huy động thêm từ các thành phần trong kinh tế mà vẫn đảm bảo được khả năng chi trả. Qua biểu đồ, cho thấy giai đoạn tăng trưởng quy mô ngân hàng cao nhất trong lịch sử là giai đoạn năm 2009-2010 với tỷ lệ tăng trưởng lần lượt là: 35,11 %; 42,55%.
Biểu đồ 3.4: Tốc độ tăng trưởng quy mơ tài sản của nhóm NHTMCP Việt Nam (2007-2017)
Nguồn: Tác giả tự tính tốn từ BCTC của 17 NHTMCP Việt Nam.
3.2.4 Tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn.
Theo Nghị định 141/2006NĐ-CP do NHNN ban hành, mức vốn pháp định tối thiểu mà các NHTM phải đạt được là 3000 tỷ đồng với thời hạn đến ngày 31/12/2010. Các ngân hàng đã gia tăng việc cổ phần hóa để đạt được con số vốn chủ sở hữu mà NHNN đề ra. Tuy nhiên, nguồn huy động vốn từ khách hàng gia tăng vượt trội đã làm cho tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn có xu hướng giảm đi. Tính đến thời điểm năm 2017, tỷ lệ vốn chủ sở hữu bình qn của nhóm 17 ngân hàng đã giảm sút ở mức cịn 7,45%; điều này có thể sẽ gây nguy cơ RRTK cho hệ thống ngân hàng. 17.12% 35.11% 42.55% 21.03% 2.05% 10.31% 15.21% 19.03% 17.41% 20.11% 2,007 2,008 2,009 2,010 2,011 2,012 2,013 2,014 2,015 2,016 2,017
Biểu đồ 3.5: Quy mơ vốn chủ sở hữu của nhóm NHTMCP Việt Nam (2007-2017)
(Đơn vị: tỷ đồng)
Nguồn: Tác giả tự tính tốn từ BCTC của 17 NHTMCP Việt Nam.
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn bình quân (2007-2017)
Nguồn: Tác giả tự tính tốn từ BCTC của 17 NHTMCP Việt Nam.
3.2.5 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Từ hình 3.7 cho thấy tình hình hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng có xu hướng giảm trong gian đoạn năm 2007-2017. Năm 2011 là năm có tỷ lệ lợi
10.75% 15.63% 10.77% 10.32% 9.48% 10.96% 9.75% 8.81% 8.72% 8.08% 7.45% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn
nhuận cao nhất, tuy nhiên các năm tiếp theo tỷ lệ lợi nhuận của các ngân hàng giảm sút mạnh dù vốn tự có và vốn huy động của các ngân hàng ngày càng gia tăng. Đây là dấu hiệu cho thấy tình hình quản lý và sử dụng vốn của các ngân hàng đang giảm tính hiệu quả.
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình qn (2007-2017)
Nguồn: Tác giả tự tính tốn từ BCTC của 17 NHTMCP Việt Nam.
3.2.6 Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ.
Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng bình qn ngành trong thời gian qua có xu hướng tăng và biên độ giao động thấp, dưới 1%. Tuy nhiên, gần đây NHTMCP Hàng Hải có tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng rất cao là 4,5% vào năm 2016, cao gấp 3,52 lần so với bình quân ngành; năm 2017 NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng với tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng đứng đầu là 4,33%, cao gấp 3,49 lần so với bình quân ngành. Có thể thấy rằng, dưới góc độ xem xét bình qn ngành, các khoản dự phịng rủi ro tín dụng có giá trị nhỏ; nhưng dưới góc độ xem xét các chủ thể riêng biệt thì vẫn tồn tại những ngân hàng có tỷ lệ chi phí dự phịng rất cao, từ đó có thể tác động mạnh tới RRTK của chính ngân hàng đó.
Kết hợp hình 3.1 và hình 3.8, có thể thấy rằng khe hở tài trợ và tỷ lệ dự phịng có chung xu hướng gia tăng.
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng bình qn (2007-2017)
Nguồn: Tác giả tự tính tốn từ BCTC của 17 NHTMCP Việt Nam.
3.2.7 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
Tuy rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm khơng có sự đột biến lớn nhưng tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này có tính ổn định hơn so với tỷ lệ lạm phát.
Do tác động khủng hoảng toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 bị sụt giảm cịn 5,23%. NHNN đã nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm kích thích đầu tư và tiêu dùng nên tình trạng kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi ở giai đoạn năm 2010-2011.
Từ năm 2014 trở đi, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn cao hơn mức lạm phát. Có thể thấy rằng tình trạng kinh tế của Việt Nam ngày càng có xu hướng tốt hơn.
Biên độ giao động tỷ lệ lạm phát rất lớn, cao nhất là 22,97% (năm 2008) và thấp nhất là với 2,05% (năm 2015). Từ năm 2012, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có xu hướng giảm dần, dưới mức hai con số và có tính ổn định hơn với giai đoạn trước đó.
Dựa vào biểu đồ 3.1 và biểu đồ 3.9, cho thấy khơng có sự tự tương quan rõ ràng giữa tăng trưởng kinh tế và RRTK; tuy nhiên RRTK lại có xu hướng tương quan âm với tỷ lệ lạm phát.
Biểu đồ 3.9: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam (2007-2017)
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam.
3.3 Mơ hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. 3.3.1 Mơ hình nghiên cứu.
- Mục tiêu của bài nghiên cứu này nhắm phân tích các yếu tố tác động đến RRTK của ngân hàng, đặc biệt là tác động của thời hạn các khoản cho vay tới RRTK của ngân hàng. Thơng qua các cách tiếp cận tính thanh khoản của ngân hàng, tác giả đã lựa chọn phương pháp “Khe hở tài trợ” của Saunders và Cornett (2006) đề xuất làm biến đại diện cho RRTK của ngân hàng. Đồng thời tác giả dựa vào mơ hình phân tích tác động của các nhân tố lên rủi ro thanh khoản của Chung (2009) để đưa ra mơ hình cho nghiên cứu này.
8.48% 6.23% 5.32% 6.78% 5.89% 5.25% 5.42% 5.98% 6.68% 6.21% 6.81% 8.30% 22.97% 6.88% 9.19% 18.58% 9.21% 6.60% 4.09% 2.05% 2.66% 3.53% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tăng trưởng kinh tế và Lạm phát
- Mơ hình cụ thể:
FGAPit = β0 + β1*STLit + β2*MLTLit + β3* LSIZEit + β4* ETAit + β5*ROEit + β6*LLRit + β7GDPt + β8*INFt + β9*GDPt-1 + β10*INFt-1 + εit
Giải thích các biến:
FGAPit: Khe hở tài trợ của ngân hàng (i) năm (t).
STLit: Tỷ lệ cho ngắn hạn trên tổng tài sản của ngân hàng (i) năm (t).
MLTLit: Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn trên tổng tài sản của ngân hàng (i) năm (t).
LSIZEit: Logarit quy mô tổng tài sản của ngân hàng (i) năm (t). ETAit: Tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn của ngân hàng (i) năm (t). ROEit: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng (i) năm (t). LLRit: Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ của ngân hàng (i) năm (t).
GDPt, GDPt-1: Tăng trưởng kinh tế năm (t) và năm (t-1). INFt, INFt-1: Tỷ lệ lạm phát năm t và năm (t-1).
εit: Phần dư không quan sát được.
3.3.2 Các bước nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật hồi quy như: Pooled OLS, FEM, REM, GLS và các kiểm định để lựa chọn mơ hình tốt nhất, đồng thời khắc phục khiếm khuyết của mơ hình.
Các bước khi thực hiện nghiên cứu bao gồm:
Bước 1: Thống kê mô tả các biến của mơ hình với: giá trị bé nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn các biến.
Bước 2: Vì tác giả cần phải đảm bảo được tính phù hợp của mơ hình nghiên cứu, nên tác giả đã suy xét và kiểm định các trường hợp nội sinh mà mơ hình có thể mắc phải; kết quả suy xét cho thấy mơ hình được đề xuất hồn tồn có tính vững. Đồng thời tác giả cũng kiểm định sự tương quan giữa các biến và đa cộng tuyến, đặc biệt là hai biến: cho vay ngắn hạn trên tổng tài sản và cho vay trung
và dài hạn trên tổng tài sản. Kết quả cho thấy hai biến khơng có sự tương quan cao, mơ hình nghiên cứu đề xuất có tính phù hợp.
Bước 3: Chạy kết quả các mơ hình hồi quy: Pooled OLS, FEM, REM bằng phần mềm STATA 12.
Bước 4: Lựa chọn các kết quả hồi quy:
- Sử dụng hệ số Prob>F trong mơ hình Pooled OLS để lựa chọn giữa mơ hình Pooled OLS và FEM. Kết quả mơ hình FEM phù hợp hơn so với Pooled OLS.
- Sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mơ hình FEM và REM. Kết quả kiểm định cho thấy mơ hình REM là phù hợp hơn.
- Sử dụng kiểm định Breusch-Pagan để lựa chọn giữa mơ hình Pooled OLS và REM. Kết quả cho thấy mơ hình REM là phù hợp hơn.
Từ các kiểm định trên, cho thấy không thể lựa chọn được mơ hình tối ưu. Mặt khác, phương pháp thu thập số liệu là phương pháp chọn mẫu thuận tiện, do đó tác giả đã lựa chọn mơ hình FEM là mơ hình tốt nhất vì kết quả sẽ ln có tính vững.
Bước 5: Thực hiện các kiểm định để kiểm tra khiếm khuyết của mơ hình lựa chọn như: kiểm định tự tương quan, kiểm định phương sai thay đổi. Kết quả cho thấy, với mức ý nghĩa thống kê 5% ước lượng hồi quy của mơ hình FEM mắc phải các vấn đề về tự tương quan và phương sai thay đổi.
Bước 6: Khắc phục các khuyết điểm của mơ hình bằng phương pháp hồi quy GLS.
Bước 7: Sau khi hồi quy mơ hình bằng phương pháp GLS, tác giả tập sẽ trung phân tích kết quả nghiên cứu; đồng thời so sánh kết quả nghiên cứu với kỳ vọng ban đầu. Nếu có sự khác biệt giữa kỳ vọng và kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ cố gắng đưa ra những giải thích phù hợp dựa trên nền tảng lý thuyết và thực trạng. 3.4 Giả thuyết nghiên cứu.
3.4.1 Tỷ lệ cho vay ngắn hạn trên tổng tài sản (STL) và tỷ lệ cho vay trung và dài hạn trên tổng tài sản (MLTL). dài hạn trên tổng tài sản (MLTL).
Dựa trên cơ sở lý thuyết xác định rủi ro thanh khoản bằng phương pháp khe hở tài trợ
(FGAP), rủi ro thanh khoản được được đo bằng hiệu số giữa số dư khoản cho vay bình quân và số dư khoản tiền gửi bình qn; có thể thấy rằng nếu dư nợ tăng sẽ gây tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng và ngược lại. Đồng thời, nghiên cứu của Trương Quang Thông (2013) và Đặng Văn Dân (2015) cho thấy khoản cho vay có tác động cùng chiều lên RRTK; hai nghiên cứu này đã góp phần cũng cố lập luận trên.
Mặt khác, các khoản cho vay trung và dài hạn có thời gian kéo dài hơn so với cho vay ngắn hạn. Khoảng thời gian cho vay càng dài thì xác suất xảy ra biến động kinh tế sẽ cao hơn, trong khi sự biến động là tích cực hay tiêu cực thì chưa thể xác định trước được. Việc sử dụng vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn cũng có thể gây ra chênh lệch kỳ hạn giữa nguồn và nguồn sử dụng, tác động xấu đến thanh khoản của ngân hàng. Không những vậy, một phần các khoản cho vay trung và dài hạn được sử dụng cho việc đầu tư liên quan đến bất động sản, rủi ro của các