3.4 Giả thuyết nghiên cứu
3.4.7 Tỷ lệ lạm phát (INF)
Theo Fisher, lãi suất sẽ tăng cao trong thời kỳ lạm phát tăng cao; và trong thực tế khi lạm phát xảy ra, các ngân hàng phải tăng lãi suất tiền gửi nhằm thu hút vốn huy động, việc cạnh tranh thu hút vốn giữa các ngân hàng trở nên khốc liệt hơn, đồng thời tâm lý lo ngại đồng tiền mất giá, khiến người dân dùng tiền nhàn rỗi đầu từ vào tài sản khác mà khơng để tiền vào mục đích gửi tiết kiệm. Từ đó, cung thanh khoản của các ngân hàng bị suy giảm, khiến khe hở tài trợ tăng.
Lập luận trên của tác giả có sự đồng thuận với kết quả nghiên cứu của Chung (2009) cho thấy tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều lên rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Tuy nhiên, Vodová (2011) đã chỉ ra tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều lên thanh khoản của ngân hàng và kết quả nghiên cứu của Trương Quang Thông (2015) cho thấy tỷ lệ lạm phát có tác động ngược chiều lên rủi ro thanh khoản.
Trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng tỷ lệ lạm phát có tương quan dương với rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
Giả thuyết H8: Tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều lên rủi ro thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam.
Bảng tóm tắt giả thuyết nghiên cứu: Biến phụ thuộc Biến độc lập Chiều tác động FGAPit: Khe hở tài trợ
STLit: Tỷ lệ cho ngắn hạn trên tổng tài sản + MLTLit: Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn trên tổng
tài sản
+
LSIZEit: Logarit quy mô tổng tài sản + ETAit: Tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn - ROEit: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu + LLRit: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng
dư nợ
+
GDPt: Tăng trưởng kinh tế năm t + GDPt-1: Tăng trưởng kinh tế năm t-1 +
INFt: Tỷ lệ lạm phát năm t +
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ bộ dữ liệu của 17 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn năm 2007-2017, cho thấy RRTK của hệ thống ngân hàng có xu hướng gia tăng mặc dù quy mơ tài sản và vốn tự có của các ngân hàng cũng gia tăng rất đáng kể. Ngoài ra, sự thay đổi của tất cả các biến giải thích qua thời gian cũng được mơ tả một cách chi tiết.
Do mơ hình nghiên cứu của tác giả sẽ phân tích tác động của từng khoản cho vay theo kỳ hạn lên RRTK của ngân hàng, nên tác giả phải thực hiện xem xét và kiểm định tính nội sinh của mơ hình có thể mắc phải, đồng thời kiểm tra sự tương quan giữa các khoản cho vay trước khi đưa ra kết quả hồi quy của mơ hình.
Trong chương 4, tác giả sẽ trình bày chi tiết kết quả của nghiên cứu và thực hiện các kiểm định để lựa chọn ra kết quả phù hợp nhất với nghiên cứu; sau đó sẽ phân tích kết quả nghiên cứu.
Chương 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thống kê mô tả các biến.