Kết quả của mơ hình hồi quy bằng phương pháp GLS sẽ được sử dụng để thảo luận và phân tích các nhân tố tác động lên rủi ro thanh khoản. Kết quả chỉ ra có 5 biến giải thích có tác động tới FGAP với mức ý nghĩa thống kê 1%, bao gồm: STL, MLTL, LSIZE, ETA, GDPt và 5 biến giải thích cịn lại khơng có giá trị thống kê.
- Tỷ lệ cho vay ngắn hạn trên tổng tài sản có tác động cùng chiều lên RRTK, với mức ý nghĩa thống kê 1% trong giai đoạn năm 2007- 2017 tại Việt Nam. Điều này cho thấy tỷ lệ cho vay ngắn hạn trên tổng tài sản càng cao thì càng RRTK càng lớn; tỷ lệ cho vay ngắn hạn trên tổng tài sản tăng 1% sẽ làm RRTK tăng 0,9049%.
- Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn trên tổng tài sản có tác động cùng chiều lên RRTK, với mức ý nghĩa thống kê 1% trong giai đoạn năm 2007-2017 tại Việt Nam. Điều này cho thấy tỷ lệ cho vay ngắn hạn trên tổng tài sản càng cao thì RRTK càng lớn; tỷ lệ cho vay trung và dài hạn trên tổng tài sản tăng 1% sẽ làm RRTK tăng 0,8146%.
Như vậy tác động của các khoản cho vay có tác động cùng chiều lên rủi ro thanh khoản, kết quả này phù hợp với lập luận của tác giả dựa trên cơng thức tính khe hở tài trợ; cụ thể là khi cho vay càng nhiều thì khe hở tài trợ càng cao, từ đó gây tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
Từ kết quả trên, cho thấy tác động của các khoản cho vay trung và dài hạn lên rủi ro thanh khoản của ngân hàng thấp hơn so với tác động của các khoản cho vay ngắn hạn. Để giải thích điều này, tác giả đã rà soát tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của các đối tượng quan sát trong giai đoạn 2007-2017. Kết quả cho thấy, phần lớn các ngân hàng đã thực hiện đúng theo quy định của NHNN. Mặt khác, theo Giannoti, Gibilaro và Mattarocci (2010): nếu các ngân hàng cho vay bất động sản áp dụng tốt các biện pháp quản lý thì khả năng thanh khoản so với tồn hệ thống sẽ khơng có sự khác biệt nhiều. Do đó, các rủi ro đặc trưng của các khoản cho vay trung và dài hạn tại các NHTMCP Việt Nam có thể đã được giảm thiểu gần như tuyệt đối.
Kết luận: Biến STL và MLTL có tác động cùng chiều lên RRTK, kết quả này ủng hộ giả thuyết H1 và H2 được đưa ra trước đó. Đồng thời tác động của STL lên RRTK lớn hơn tác động của MLTL lên RRTK.
- Quy mơ tổng tài sản càng cao thì RRTK của ngân hàng càng lớn, với mức ý nghĩa 1% trong giai đoạn 2007-2017. Nếu LSIZE tăng lên 1% thì RRTK sẽ tăng thêm 0,000193 đơn vị. Từ đó cho thấy, các NHTMCP có quy mơ lớn khơng chủ động trong việc giữ mức thanh khoản cao.
Kết luận: Kết quả hồi quy cho thấy LSIZE có tác động cùng chiều lên RRTK, kết quả này ủng hộ giả thuyết H3 được đưa ra trước đó.
- Tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn càng cao thì RRTK sẽ càng lớn, với mức ý nghĩa thống kê 1% trong giai đoạn 2007-2017. Đây là kết quả trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Trương Quang Thông (2013) và tác giả chưa có lời giải thích phù hợp cho kết quả này; bởi lẽ vốn tự có là tấm đệm và phịng tuyến cuối cùng để chống các các loại rủi ro của ngân hàng.
Kết luận: Tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn có tương quan cùng chiều lên RRTK, kết quả này khơng ủng hộ giả thuyết H4 đưa ra trước đó.
- Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong nghiên cứu này khơng có ý nghĩa thống kê. Nguyên nhân là do các khoản chi phí dự phịng tín dụng khơng được chính xác, dẫn đến việc tính tốn kết quả lợi nhuận của ngân hàng sẽ khơng chính xác.
Kết luận: Không đủ bằng chứng kết luận tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có tác động tới RRTK của ngân hàng, kết quả này không ủng hộ giả thuyết H5 đưa ra trước đó.
- Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ trong nghiên cứu này khơng có ý nghĩa thống kê. Nguyên nhân là do các ngân hàng tại Việt Nam có tình trạng che giấu các khoản nợ xấu, vì thế số liệu các khoản trích lập dự phịng tín dụng sẽ khơng chính xác.
Kết luận: Khơng đủ bằng chứng kết luận tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ có tác động đến RRTK, kết quả này không ủng hộ giả thuyết H6 đưa ra trước đó.
- Tốc độ tăng trưởng năm hiện tại có tác động ngược chiều lên RRTK của ngân hàng, nếu GDPt tăng 1% sẽ làm cho RRTK giảm –2,7561%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm trước trong nghiên cứu này khơng có ý nghĩa thống kê. Để giải thích cho kết quả này, tác giả cho rằng khi nền kinh tế có dấu hiệu giảm sút về tốc độ tăng trưởng, việc tiêu thụ hàng hóa sản xuất của doanh nghiệp trở nên khó khăn, dịng tiền thu về bị suy giảm, dẫn đến không đủ khả năng chi trả cho các khoản vay từ ngân hàng trước đó. Từ đó, ngân hàng sẽ gặp rủi ro thanh khoản có ngun nhân xuất phát từ các khoản tín dụng.
Kết luận: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm hiện tại có tương quan ngược chiều lên RRTK, kết quả này không ủng hộ giả thuyết H7 đưa ra trước đó.
- Tỷ lệ lạm phát năm hiện tại và năm trước trong nghiên cứu này khơng có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Khơng đủ bằng chứng kết luận tỷ lệ lạm phát có tác động đến RRTK của ngân hàng, kết quả này khơng ủng hộ giả thuyết H8 đưa ra trước đó.
Như vậy các giả thuyết nghiên cứu H1, H2, H3 trùng khớp với kết quả nghiên cứu; Các giả thuyết cịn lại khơng trùng khớp với kết quả nghiên cứu, trong đó: giả thuyết H4, H7 đưa ra chiều tác động khác so với kết quả của mơ hình nghiên cứu, giả thuyết H5, H6, H8 không trùng khớp với kết quả nghiên cứu do các nhân tố ROE, LLR và INF khơng có giá trị ý nghĩa thống kê.
Kết quả nghiên cứu đã giải đáp các câu hỏi nghiên cứu một cách cụ thể về vấn đề rủi ro thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn (2007-2017). Rủi ro thanh khoản của các ngân hàng bị tác động bởi các nhân tố: cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn, quy mô tài sản của ngân hàng, vốn tự có của ngân hàng và tốc độ tăng trưởng kinh tế năm hiện hành. Đồng thời, tác động của khoản cho vay trung và dài hạn lên rủi ro thanh khoản của ngân hàng là thấp hơn so với tác động của khoản cho vay ngắn hạn lên rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong chương này, tác giả đã trình bày các kết quả của mơ hình hồi quy và cho thấy khơng có mơ hình tối ưu. Để giữ được tính vững của mơ hình, tác giả đã lựa chọn mơ hình FEM; đồng thời sử dụng phương pháp GLS để khắc phục khiếm khuyết của mơ hình.
Theo kết quả của nghiên cứu từ dữ liệu từ 17 NHTMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2007-2017, cho thấy các biến giải thích có tác động đến rủi ro thanh khoản cùng có mức ý nghĩa cao nhất, gồm: tỷ lệ cho vay ngắn hạn trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trung và dài hạn trên tổng tài sản, quy mơ của ngân hàng, tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản của ngân hàng và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế năm hiện hành. Ngoài ra, kết quả cho thấy chưa đủ bằng chứng kết luận rằng: tỷ lệ chi phí dự phịng trên tổng dư nợ, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế năm trước và làm phát có tác động đến rủi ro thanh khoản.
Chương 5: KẾT LUẬN 5.1 Tóm tắt nghiên cứu.
Bài nghiên cứu đã sử dụng các mơ hình Pooled OLS, FEM, REM để thực hiện kiểm định sự ảnh hưởng của các nhân tố lên rủi ro thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn năm 2007-2017. Đồng thời, tác giả đã sử dụng phương pháp GLS để khắc phục các khiếm khuyết của mơ hình đã lựa chọn (mơ hình FEM) như: phương sai thay đổi bậc 1 và tự tương quan.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro thanh khoản của NHTMCP Việt Nam bị tác động bởi các nhân tố: các khoản cho vay, quy mơ của ngân hàng, tỷ lệ vốn tự có và tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng kỳ. Cụ thể:
Cho vay ngắn hạn (STL) và cho vay trung và dài hạn (MLTL) có tác động cùng chiều tới rủi ro thanh khoản của ngân hàng, kết quả mang tính thống nhất với hầu hết các nghiên cứu thanh khoản trước đây: Valla và Escorbiac (2006), Bonfim và Kim (2011), Trương Quang Thông (2013), Đặng Văn Dân (2015), Vũ Thị Hồng (2015). Đồng thời tác động của cho vay ngắn hạn lên rủi ro thanh khoản là cao hơn so với tác động của cho vay trung và dài hạn lên rủi ro thanh khoản. Từ đó, cho thấy rằng xu hướng gia tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn gần đây không gây gia tăng rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.
Quy mơ ngân hàng (LSIZE) có tác động cùng chiều lên rủi ro thanh khoản, có tính đồng thuận kết quả với nghiên cứu của Bonfim và Kim (2011), Vũ Thị Hồng (2015). Đồng thời, kết quả góp phần khẳng định lý luận của Vodová (2011) khi cho rằng các ngân hàng lớn thường ít chủ động trong việc nắm giữ tài sản thanh khoản và có tâm lý dựa vào sự hỗ trợ thanh khoản của ngân hàng trung ương.
Vốn tự có của ngân hàng (ETA) có tác động cùng chiều lên rủi ro thanh khoản. Đây là kết quả mang tính nghịch lý mà nghiên cứu của Trương Quang Thông (2013) cũng đã đưa ra, trong khi lý thuyết lại cho rằng vốn tự có là tấm đệm để phòng chống lại các loại rủi ro của ngân hàng.
Cuối cùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng kỳ (GDPt) có tác động ngược chiều lên rủi ro thanh khoản của ngân hàng; cùng kết quả với nghiên cứu của Trương Quang Thông (2013).