Những quan điểm chung

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục pháp luật cho học viên các trường sĩ quan quân đội ở Việt Nam hiện nay (Trang 76)

3.1.1. Quán triệt các quan điểm của Đảng về giáo dục pháp luật

Trong xã hô ̣i có giai cấp, hoạt động giáo dục ln mang tính giai cấp

sâu sắc, nhằm đào tạo ra những con ngƣời phục vụ trung thành cho sự thống trị và những lợi ích vật chất, tinh thần của giai cấp đó.

Ở Việt Nam, hoạt động giáo dục luôn đƣợc đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, tuân theo quan điểm và phục vụ cho đƣờng lối, nhiệm vụ cách mạng của Đảng trong từng thời kỳ lịch sử. Hoạt động giáo dục đã đƣợc triển khai đồng bộ, trên tất cả các loại hình giáo dục, với mọi đối tƣợng giáo dục. Trong điều kiện đổi mới, với chủ trƣơng quản lý Nhà nƣớc bằng pháp luật, Đảng đã đặc biệt chú trọng công tác GDPL. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng chỉ rõ: “Coi trọng cơng tác giáo dục, tun truyền, giải thích pháp luật, đƣa việc dạy pháp luật vào hệ thống các trƣờng của Đảng, nhà nƣớc (kể cả các trƣờng phổ thơng, đại học), của các đồn thể nhân dân. Cán bộ quản lý các cấp từ Trung ƣơng đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật, cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục nâng cao ý thức pháp luật và làm tƣ vấn pháp luật cho nhân dân” [05,tr.121] thực hiện nhiệm vụ và chấp hành pháp luật, số học viên học khá, giỏi, rèn luyện nghiêm đƣợc giữ vững. Đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học viên đào ta ̣o sĩ quan ở một số nhà trƣờng SQQĐ cho thấy: Chủ trƣơng này của Đảng đã trở thành tƣ tƣởng chỉ đạo toàn bộ thực tiễn GDPL, dấy lên phong trào học tập pháp luật, tìm hiểu pháp luật ở

70

hầu khắp các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân... Nhiều cơ sở đào tạo đã thực hiện việc đƣa GDPL vào chƣơng trình đào tạo, hình thành bộ máy, đội ngũ chuyên trách công tác GDPL. Qua 5 năm thực hiện chủ trƣơng trên, đến Đại hội VII, Đảng tiếp tục đề cập đến vấn đề GDPL, thực hiện đổi mới công tác này. Văn kiện Đại hội trong khi khẳng định mục tiêu của GDPL là “nâng cao trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân. Thƣờng xuyên GDPL, xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luật trong nhân dân” [06,tr.90-91] đã gắn chặt chẽ công tác này với mục tiêu phát huy dân chủ, xây dựng và hoàn thiện pháp luật, tăng cƣờng pháp chế và nâng cao trình độ dân trí của nhân dân. Nhƣ thế, vấn đề GDPL đã đƣợc Đảng nâng lên một vị trí mới, có ảnh hƣởng tích cực đến việc hình thành và phát triển những thể chế dân chủ, pháp luật, đồng thời cũng mở ra những phƣơng hƣớng mới có tính đồng bộ, tồn diện hơn trong việc đổi mới nâng cao chất lƣợng GDPL, nhƣ gắn GDPL với việc nâng cao dân trí, với việc tăng cƣờng pháp chế.

Đến đại hội VIII, trong khi tiếp tục khẳng định mục tiêu nhất quán của GDPL, Đảng đã xác định trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng, các phƣơng tiện thông tin đại

chúng trong việc triển khai mạnh mẽ công tác GDPL, gắn chặt công tác này với “các đợt vận động, thiết lập trật tự, kỷ cƣơng và hoạt động thƣờng xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong cơ quan nhà nƣớc và trong xã hội” [07, tr.241]. Đặc biệt, tại Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ƣơng (khóa VIII) Đảng đã ra Nghị quyết về vấn đề giáo dục, xác định, định hƣớng chiến lƣợc phát triển giáo dục, đào tạo trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Nghị quyết đã xác định một hệ thống các quan điểm chỉ đạo thực tiễn giáo dục, trong đó có GDPL hết sức quan trọng sau:

71

Một là, về nội dung, phƣơng pháp giáo dục cũng nhƣ chính sách giáo

dục phải giữ vững mục tiêu XHCN;

Hai là, “Phát huy ảnh hƣởng tích cực, hạn chế ảnh hƣởng tiêu cực của cơ

chế thị trƣờng đối với giáo dục đào tạo, chống khuynh hƣớng “thƣơng mại hóa” đề phịng khuynh hƣớng phi chính trị hóa giáo dục, đào tạo” [08, tr.29].

3.1.2. Quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Quân ủy trung ương về giáo

dục pháp luật.

GDPL trong Quân đội nói chung, trong các trƣờng SQQĐ nói riêng có những đặc thù, do đó cũng phải có những quan điểm chỉ đạo cụ thể, trên cơ sở vận dụng các quan điểm chỉ đạo về giáo dục, GDPL của Đảng. Chính vì thế, ngày 1 tháng 6 năm 1994 Đảng ủy Quân sự trung ƣơng (nay là Quân ủy trung ƣơng) đã ra nghị quyết số 93/ ĐUQSTW “về tiếp tục đổi mới công tác đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật và xây dựng nhà trƣờng chính quy”. Đối với cơng tác GDPL trong nhà trƣờng quân đội, nghị quyết xác định

các quan điểm chỉ đạo sau:

- Nắm vững nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ sỹ quan là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng các lực lƣợng vũ trang;

- Cần kết hợp chặt chẽ hệ thống các trƣờng ngoài Quân đội trong

nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng sỹ quan quân đội;

- Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ sỹ quan theo chức vụ và trình độ học vấn tƣơng ứng (đại học, sau đại học), có trình độ tồn diện cả về phẩm chất chính trị, kiến thức, năng lực và phong cách, bảo đảm sỹ quan làm tốt chức vụ ban đầu, có khả năng phát triển, hồn thành nhiệm vụ đƣợc giao trong mọi tình huống;

- Đa dạng hóa, vận dụng linh hoạt các hình thức đào tào, bồi dƣỡng tại trƣờng, tại chức, đào tạo lại, đào tạo tích lũy từng phần, liên kết giữa các

72

trƣờng trong quân đội với các trƣờng dân sự trong đào tạo, thực hiện đào tạo theo quy hoạch, theo địa chỉ.

- Xây dựng chính quy, từng bƣớc hiện đại, phù hợp với yêu cầu của khoa học giáo dục và sự phát triển của lực lƣợng vũ trang. Nhà trƣờng phải đi trƣớc và làm mẫu cho đơn vị trong xây dựng chính quy. Muốn xây dựng nhà trƣờng chính quy phải có đội ngũ sỹ quan đƣợc đào tạo chính quy, nhà trƣờng chính quy phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nƣớc, điều lệnh Quân đội, vì vậy “phải chú trọng giáo dục Chủ nghĩa Mác - lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, xây dựng bản lĩnh chính trị, giáo dục các vấn đề pháp luật...” [12, tr.3].

Về việc xác định mục tiêu, yêu cầu và nội dung GDPL trong các

trƣờng đào tạo SQQĐ, nghị quyết số 93/ĐUQSTW, trực tiếp là nghị quyết số

94-NQ/ ĐUQSTW ngày 29 tháng 4 năm 1998 của Đảng ủy Quân sự Trung

ƣơng (nay là Quân ủy trung ƣơng) về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong

thời kỳ mới đã xác định các quan điểm sau:

- Về mục tiêu, GDPL trong các trƣờng SQQĐ phải góp phần đào tạo

ngƣời sỹ quan quân đội có bản lĩnh chính trị rõ ràng, tuyệt đối trung thành với mục thành, ý tƣởng của Đảng, với tổ quốc, với nhân dân, quyết tâm phấn đấu mục tiêu, lý tƣởng của Đảng theo con đƣờng XHCN, yên tâm gắn bó với sự nghiệp xây dựng Quân đội, có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng nhận và hồn thành tốt mọi nhiệm vụ đƣợc giao; có trình độ kiến thức bậc đại học, sau đại học và năng lực theo yêu cầu của cƣơng vị công tác, biết làm việc một cách chủ động, tự lực, sáng tạo có phong cách dân chủ tập thể, chính quy, đồn kết, có lối sống lành mạnh, khiêm tốn, giản dị, cần kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tƣ, gắn bó với quần chúng, đƣợc quần chúng tín nhiệm, trong đó có trình độ hiểu biết cơ bản về pháp luật, nắm vững điều lệnh quân đội; thông thạo chức trách, gƣơng mẫu trong hành động, kiên quyết đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật; biết phối hợp với các cơ quan làm công tác pháp

73

luật trong và ngoài Quân đội, cùng với cấp ủy Đảng và chính quyền địa phƣơng nơi đóng qn tạo mơi trƣờng xã hội thuận lợi và sức mạnh tổng hợp trong việc bảo vệ, chấp hành pháp luật, điều lệnh quản lý bộ đội và các quy định quan hệ quân dân, ngăn chặn các hành vi vi phạm có thể xảy ra. Để thực hiện mục tiêu trên, GDPL cho học viên các trƣờng SQQĐ hiện nay cần đạt đƣợc các yêu cầu sau:

Một là, GDPL phải bắt đầu từ việc giáo dục ý thức kỷ luật, nghiêm

chỉnh chấp hành pháp luật và kiên quyết đấu tranh bảo vệ pháp luật là trách nhiệm gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của ngƣời sĩ quan;

Hai là, hoạt động GDPL phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục, có

kế hoạch, nội dung, biện pháp cụ thể với những hình thức phù hợp theo tâm sinh lý tuổi trẻ, sát với đối tƣợng, nhiệm vụ từng trƣờng, bảo đảm “chƣơng trình GDPL trong các học viện nhà trƣờng quân đội đi vào nền nếp” [19, tr.6];

Ba là, GDPL phải phát huy đƣợc tình tự giác, chủ động, sáng tạo của

học viên, biến quá trình GDPL thành quá trình tự giáo dục;

Bốn là, nắm chắc tình hình mọi mặt của trƣờng, nhất là tình hình kỷ

luật, dự kiến trƣớc những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến vi phạm pháp luật và kỷ luật quân đội để có biện pháp giáo dục cho phù hợp;

Năm là, Phối hợp hoạt động của các cơ quan, ban ngành chức năng (cơ

quan thông tin, tuyên truyền, giáo dục, cơ quan pháp luật, tổ chức pháp chế quốc phòng, Hội đồng phổ biến GDPL), nâng cao ý thức trách nhiệm của ngƣời quản lý, chỉ huy cơ quan đơn vị các cấp và vai trò của các tổ chức quần

chúng nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp trong GDPL cho học viên.

- Về nội dung, GDPL ở các trƣờng SQQĐ phải phù hợp với mục tiêu

trên - Phải có nội dung toàn diện, đồng bộ, bao gồm những hiểu biết lý luận

cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc và pháp luật, các quan điểm đổi mới toàn diện của Đảng cộng sản Việt Nam về

74

Nhà Nƣớc, pháp luật Việt Nam thời kỳ đổi mới, gắn với những nội dung pháp luật cụ thể trên lĩnh vực quốc phòng và các lĩnh vực đào tạo sĩ quan chỉ huy, sĩ quan chính trị, sĩ quan kỹ thuật...(nhƣ Luật Sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Nghĩa vụ quân sự, điều lệnh và chế độ quy định của Quân đội, cung cấp một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về hiến pháp, các luật về Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, pháp luật về khiếu nại, tố cáo, công tác tiếp công dân và những văn bản về lĩnh vực quản lý hành chính).

Tóm lại: Quan điểm chỉ đạo xác định nội dung GDPL trong các trƣờng SQQĐ là phải đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, và cập nhật, vừa phải có phần chung và phần riêng cho phù hợp với mục tiêu đào tạo bậc đại học, ngành học theo tiêu chuẩn quốc gia và đặc thù Quân đội.

3.2. Một số kiến nghị, giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục pháp luật cho học viên trong các trƣờng sĩ quan quân đội

Từ yêu cầu xây dựng Quân đội, xây dựng nhà trƣờng quân đội chính

quy, trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo trên và từ thực tế công tác giáo dục pháp luật hiện nay, để nâng cao hiệu quả GDPL, luận văn đề xuất một số kiến nghị và giải pháp cơ bản góp phần đổi mới cơng tác này trong các trƣờng SQQĐ nhƣ sau:

3.2.1.Một số kiến nghị

Một là, GDPL cho học viên phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong thời kỳ mới; bám sát và hướng vào thực hiện thắng lợi mục tiêu yêu cầu đào tạo của từng trường sĩ quan.

Đây là yêu cầu cơ bản, thể hiện tính mục đích thiết thực của GDPL cho học viên ở các trƣờng SQQĐ.

GDPL là nhằm nâng cao trình độ VHPL, hƣớng vào mục tiêu cơ bản là hoàn thiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo, xây dựng đội ngũ SQQĐ "vừa hồng vừa chuyên", có đủ phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng và thực

75

hiện nhiệm vụ của Quân đội trong thời kỳ mới. Do vậy, việc xác định nội dung, hình thức, biện pháp GDPL cho học viên phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong thời kỳ mới; bám sát và hƣớng vào thực hiện thắng lợi mục tiêu yêu cầu đào tạo của từng trƣờng sĩ quan. Trong quá trình GDPL cho học viên phải thấy rõ mối quan hê giữa đức và tài, thấy rõ yêu cầu thƣờng xuyên cũng nhƣ tính cấp bách trong

nâng cao trình độ VHPL cho học viên đào ta ̣i sĩ quan hiện nay. Kết hợp chặt chẽ giữa GDPL với giáo dục chính trị - tƣ tƣởng, giáo dục quân sự, giáo dục

thẩm mỹ... kết hợp nâng cao trình độ VHPL với nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác; kết hợp bồi dƣỡng tri thức pháp luật với bồi dƣỡng các giá trị VHPL, phƣơng pháp, tác phong công tác và nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật.

Hai là, GDPL cho học viên phải thiết thực, phù hợp với đặc điểm

người học, với thực tiễn hoạt động giáo dục, đào tạo và xây dựng nhà trường, chính quy, tiên tiến, mẫu mực.

Đây là yêu cầu quan trọng bảo đảm quá trình GDPL cho học viên, thiết thực, cụ thể, phù hợp với đặc điểm ngƣời học, với thực tiễn hoạt động giáo dục, đào tạo và xây dựng nhà trƣờng chính quy, tiên tiến, mẫu mực. Học viên đào tạo trong các trƣờng sĩ quan có nhiều đối tƣợng khác nhau, mỗi đối tƣợng có đặc điểm riêng, thực tiễn hoạt động giáo dục, đào tạo và xây dựng nhà trƣờng ln có sự phát triển. Do vậy, việc xác định nội dung, hình thức, biện

pháp GDPL cho học viên ở các trƣờng SQQĐ phải căn cứ vào trình độ nhận

thức, kinh nghiệm và yêu cầu đào tạo của đối tƣợng cụ thể, của từng năm học,

khoá học. Thƣờng xuyên coi trọng việc nâng cao hiệu lực, tác dụng giáo dục,

bồi dƣỡng, rèn luyện ý thức pháp luật của ngƣời học thông qua giáo dục, đào tạo và bằng thực tiễn giáo dục, đào tạo, duy trì kỷ luật và thi hành kỷ luật ở đơn vị học viên, xây dựng đơn vị vững mạnh, toàn diện, xây dựng nhà trƣờng

76

chính quy, tiên tiến, mẫu mực. Hoạt động của học viên rất phong phú: trên giảng đƣờng, bãi tập, thực hành diễn tập, dã ngoại, về các đơn vị thực tập và thực hiện các nhiệm vụ xây dựng đơn vị, sẵn sàng chiến đấu...mỗi hoạt động, mỗi nhiệm vụ đều có những quy định và yêu cầu riêng đối với ngƣời học viên. Vì vậy, trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, thơng qua các hoạt động đó mà GDPL cho học viên, đồng thời thông qua kết quả thực hiện các nhiệm vụ, các chế độ mà kiểm tra đánh giá, uốn nắn những nhận thức, hành vi lệch lạc, sai trái, vi phạm pháp luật, kỷ luật cho học viên.

Ba là, GDPL cho học viên đòi hỏi phải phát huy sức mạnh tổng hợp,

đề cao trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng.

Các tổ chức, lực lƣợng có vị trí, vai trò khác nhau, song cùng thực hiện mục tiêu, yêu cầu xuyên suốt của quá trình đào tạo của nhà trƣờng quân đội là hình thành phẩm chất nhân cách ngƣời sĩ quan. Do vậy, từ cấp uỷ, tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy đến tổ chức quần chúng, Hội đồng quân nhân; từ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đến đội ngũ phục vụ đều phải có trách nhiệm thực hiện. Mặt khác, chấp hành nghiêm túc, triệt để pháp luật Nhà nƣớc, kỷ luật của Quân đội là yêu cầu thuộc phẩm chất đạo đức của ngƣời học viên đào tạo sỹ quan, nên phải do chính mỗi học viên nỗ lực tu dƣỡng, rèn luyện phấn đấu thƣờng xuyên.

Các cấp ủy, tổ chức đảng phải thƣờng xuyên có chủ trƣơng, biện pháp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục pháp luật cho học viên các trường sĩ quan quân đội ở Việt Nam hiện nay (Trang 76)