Về công tác trọng dụng người tài cịn nhiều bất cập. Hiện nay cơng tác coi trọng tri thức không được quan tâm đúng mực, muốn phát triển nhân tài thì bước đầu tiên là phải coi trọng trí thức và trọng dụng trí thức, thực hiện đúng chính sách “có tài, có đức, có chức, có quyền”, khơng để xảy ra tình trạng khơng tài, khơng đức mà vẫn có chức có quyền do lý lịch hoặc chạy chọt, móc ngoặc, ơ dù, bè cánh, nịnh bợ, khơng nên thành kiến với những trí thức dám góp ý thẳng thắn với Đảng và Nhà nước. Ngồi những rào cản mang tính thời đại của các thiết chế chính trị- kinh tế- xã hội, cịn những rào đối với sự xuất lộ nhân tài mang tính văn hóa, chính trị, thái độ đố kỵ
Hiện nay nhiều ban ngành, địa phương tại Lào đã thực hiện các chính sách để thu hút nhân tài, song do nhiều lý do mà rất ít thảm đỏ giữ được nhân tài. Do đó cần xem xét lại công tác đãi ngộ cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Nếu nhân tài nhận thấy chưa được đãi ngộ xứng đáng và chưa được tơn vinh xứng đáng với đóng góp của mình thì họ có quyền chuyển đến nơi khác tốt hơn.
Nước Lào còn thiếu những mục tiêu cụ thể, chương trình, kế hoạch tổng thể, giải pháp chiến lược để phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và trọng dụng nhân tài. Do đó, chưa chú ý tới nhiệm vụ theo dõi quá trình phát triển của những mầm mống tài năng được phát hiện sớm trong các trường phổ thông và đại học.
Những năm qua ở nước Lào ở cơ chế, quy trình đánh giá, tuyển chọn và sử dụng cán bộ cũng còn những mặt yếu, chưa phát huy đầy đủ dân chủ, còn hạn chế về tính khách quan, cơng khai, minh bạch. Vì thế, khơng ít người tài đã không được phát hiện, trọng dụng hoặc bố trí vào vị trí phù hợp.
Chính sách đãi ngộ đối với nhân tài trong điều kiện mới cũng chưa được nghiên cứu thực thi đầy đủ nên chưa phát huy được tác dụng, chưa thu hút được nhiều người có tài cả trong và ngồi Đảng nhân dân cách mạng Lào vào cơng tác trong hệ thống chính trị cũng như người từ nước ngoài về Lào làm việc.
Một số chủ trương về nhân tài của Đảng nhân dân cách mạng Lào và Nhà nước Lào trong những năm qua vừa còn thiếu sự chỉ đạo thực hiện chặt chẽ, tập trung và có tính hệ thống… Chính điều này dẫn đến tình trạng có người tài đã rời bỏ khu vực cơng tác phù hợp với năng lực, sở trường, khả năng cống hiến của mình để chuyển sang khu vực khác có chế độ đãi ngộ tốt hơn.Tuy nhiên, điều quan trọng là người đó có đủ đức, đủ tài hay khơng.
Phát hiện và ni dưỡng nhân tài trong đội ngũ trí thức cũng là một vấn đề chúng ta đang chậm. Hơn nữa để làm tốt việc này, địi hỏi phải có một mơi trường cởi mở, dân chủ để trí thức có thể bộc lộ được tài năng của mình. Ngồi ra, cũng cần có những “con mắt” phát hiện và tin cậy vào nhân tài thì lúc đó nhân tài mới được trọng dụng tốt.
Bất cập trong công tác nhân tài: Nhiều năm qua, công tác nhân tài ở nước CHDCND Lào đã được Đảng nhân dân cách mạng Lào và Nhà nước Lào quan tâm, tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập khiến hiệu quả của việc sử dụng nhân tài cịn kém, thậm chí lãng phí.
Có hai vấn đề đáng lưu ý: Một là cách đào tạo nhân tài của nước Lào còn thiên về lý thuyết, ít có điều kiện thực hành; hai là, người được đào tạo thiên về chạy theo bằng cấp, ít chú ý đến ứng dụng kiến thức vào thực hành để làm ra các sản phẩm có chất lượng cao hoặc vận dụng lý thuyết để giải quyết những vấn đề do thực tế cuộc sống đặt ra. Chính sách đãi ngộ với nhân tài trong điều kiện mới cũng chưa được nghiên cứu thực thi đầy đủ nên chưa phát huy được tác dụng, chưa thu hút được nhiều người có tài phục vụ đất nước Lào.