CÁC LOẠI TTL
3.2 TTL có ngõ ra 3 trạng thá
TTL có ngõ ra 3 trạng thái (hình 1.59) là TTL có ngõ ra ở tầng cuối cùng là loại 3 trạng thái.
Có một đường điều khiển C (hay đường cho phép G) và một diode được thêm vào. Khi C ở cao, diode D không dẫn thì mạch hoạt động bình thường như cổng nand ở trước.
Bây giờ đặt C xuống thấp, chẳng hạn nối mass, lập tức Q1 dẫn, dòng đổ qua R1 xuống mass, mà không đổ vào Q2. Q2 ngắt kéo theo Q3 ngắt. Cùng lúc dòng qua R2 sẽ đổ qua diode D1 xuống mass, tức là Q4 cũng không dẫn.
Trong điều kiện cả Q3 và Q4 đều không dẫn, ngõ ra Y chẳng nối với mass hay nguồn gì cả, tổng trở ngõ ra là rất cao, đây chính là trạng thái thứ 3 của mạch.
Khi này nếu có nối nhiều ngõ ra lại với nhau thì khi ở trạng thái thứ 3, các ngõ ra sẽ không bị ảnh hưởng bởi nhau.
Lợi dụng đặc điểm này ta có thể tạo nên đường bus chung
Hình 1.60 Cách tạo đường bus
Như hình 1.60 cho thấy khi C1, C2, C3 ở mức cao, ngõ ra 3 cồng này ở Z cao, nếu C0 ở mức thấp thì tín hiệu D0 sẽ được đưa tới Y
Khi C1 ở mức thấp còn các C0, C2, C3 ở mức cao thì tín hiệu D1 sẽ được đưa tới Y
Tương tự khi ta đưa đường khiển của cổng nào xuống thấp thì tín hiệu đường đó được đưa lên bus
Tuy nhiên khi đã nối chung các ngõ ra 3 trạng thái lại với nhau thì không nên cho nhiều ngõ điều khiển xuống thấp vì khi này sẽ xảy ra tình trạng tranh chấp bus
Đây có thể coi là một cách ghép kênh dữ liệu, cách này ngày nay đang được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực máy tính.
Kí hiệu cho mạch có ngõ ra 3 trạng thái là thêm dấu tam giác nhỏ như hình 1.61. Cũng cần lưu ý là ngõ điều khiển C cũng có thể tác động ở mức cao để đặt ngõ ra ở trạng thái tổng trở cao, điều này do công nghệ chế tạo thay đổi mạch thêm một chút.
Hình 1.61 kí hiệu cho mạch ngõ ra 3 trạng thái