7. Kết cấu nội dung
2.5. Kết quả đạt được và những hạn chế, nguyên nhân
2.5.1. Kết quả đạt được.
Mặc dù vẫn cịn nhiều khó khăn do cơ chế, nhận thức cũng như những thách thức trước sự phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập, nhưng thời gian qua việc phát triển KTTT trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả sau:
- Thứ nhất, các HTXNN ở Đồng Nai trong hoạt động bước đầu đã thể hiện được các nguyên tắc cơ bản theo Luật HTX; đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của các thành viên về giải quyết việc làm, tạo thu nhập cũng như có những hỗ trợ nhất định đối với các thành viên trong việc phát triển kinh tế.
- Thứ hai, khu vực KTTT trong nông nghiệp ở Đồng Nai đã tăng lên đáng kể về mặt lượng, đồng thời có những chuyển biến tích cực trên các mặt: số lượng và thành phần thành viên tham gia, vốn góp, lĩnh vực hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; góp phần làm tăng tỷ trọng của khu vực KTTT trong tổng sản phẩm quốc dân của tỉnh.
- Thứ ba, KTTT trong nơng nghiệp đã có những đóng góp tích cực nhất định vào phát triển kinh tế, phát triển ngành nghề nông thôn, đáp ứng nhu cầu của người lao động và kinh tế hộ, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, thúc đẩy chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ trong nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Đặc biệt là đẩy mạnh sản xuất nơng nghiệp, phát triển nông thôn và cải thiện đời sống nơng dân, tạo những chuyển biến mới, tích cực, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
- Thứ tư, KTTT trong nơng nghiệp góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ở nơng thơn, vùng sâu, vùng xa, góp phần tích cực trong việc quản lý các vấn đề xã hội ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
- Thứ năm, phát triển KTTT trong nơng nghiệp góp phần củng cố chính quyền cơ sở và góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh.
Những kết quả trên, tuy chưa nhiều và mới chỉ là bước đầu nhưng đã khẳng định được vị trí, vai trị và xu hướng tất yếu của KTTT trong nơng nghiệp trong cơ cấu kinh tế
66
nhiều thành phần cũng như trong quá trình phát triển của tỉnh, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Những thành tựu nói trên của kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Một là, nhu cầu hợp tác phát triển kinh tế của nông dân, nông hộ ngày càng thiết thực hơn.
- Hai là, có những tác động tích cực từ sự mở rộng hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa nước ta và các nước khác trên thế giới.
- Ba là, những tác động tích cực từ phía Đảng, Nhà nước, các cấp ủy Đảng, chính quyền và đồn thể trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Bốn là, Những tác động tích cực từ chính thực tế hoạt động của khu vực KTTT trên địa bàn tỉnh.
2.5.2. Những hạn chế.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển KTTT trong nông nghiệp thời gian qua bộc lộ một số hạn chế, khó khăn nhất định:
- Thứ nhất, hầu hết các mơ hình KTTT trong nơng nghiệp, đặc biệt là các HTXNN đều thiếu vốn, thiếu tài sản và cơ sở vật chất kỹ thuật để triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh. Số lượng HTXNN tăng khơng đáng kể so với các loại hình HTX khác, số HTX thành lập mới tương đương số HTX giải thể trong năm, dẫn đến tỷ lệ HTXNN trên địa bàn tỉnh ngày càng thấp.
+ Thứ hai, quy mơ của HTXNN nhỏ; hoạt động cịn đơn điệu, chưa phong phú đa dạng; trình độ, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ yếu, đa số các HTXNN thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển HTX trong cơ chế thị trường.
+ Thứ ba, chất lượng, hiệu quả hoạt động của KTTT trong nông nghiệp ở Đồng Nai còn thấp; nhiều HTX, THT hoạt động mang nặng tính gia đình, chưa bảo đảm các ngun tắc của Luật HTX, quản lý thu - chi lỏng lẻo, không đáp ứng nhu cầu sản xuất và bảo đảm quyền lợi của xã viên; chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ mà HTX cung ứng cho xã viên, kinh tế xã viên chưa cao; vai trò của HTX đối với xã viên còn hạn chế; quan hệ hợp
67
tác xã - xã viên thiếu gắn kết chặt chẽ, vẫn cịn tồn tại khá phổ biến tình trạng xã viên danh nghĩa; số lượng HTXNN xếp loại khá còn khá thấp so với yêu cầu.
Bảng 2.7. Tình hình phát triển HTXNN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2006 – 2013. Số TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1 Tổng số HTX HTX 153 176 199 205 212 232 244 261 2 Số HTXNN HTX 64 66 71 70 72 72 80 84 3 Tỷ lệ HTXNN/ tổng số % 41,83 37,50 35,68 34,15 33,96 31,03 32,78 32,18 4 Số HTXNN thành lập mới HTX 2 4 11 4 9 8 10 5 5 Số HTXNN giải thể HTX 3 2 6 5 7 8 2 1 6 Xếp loại HTXNN Khá HTX 10 11 11 14 17 22 30 32 Trung bình HTX 20 21 19 23 23 21 25 35 Yếu kém HTX 15 10 16 15 13 11 9 8 Ngưng hoạt động HTX 23 18 16 8 10 5 4 2 Chưa xếp loại 4 6 9 10 9 13 12 7
(Nguồn: Báo cáo của Liên minh HTX tỉnh Đồng Nai)
+ Thứ tư, tốc độ tăng trưởng của KTTT trong nông nghiệp chậm, thiếu ổn định… nên đóng góp của nó trong GDP và giải quyết việc làm ở khu vực nông thơn trên địa bàn tỉnh cịn thấp, chưa có sức hấp dẫn cao đối với nơng dân.
+ Thứ năm, cịn có những HTX vi phạm các ngun tắc HTX, vi phạm các quy định của Luật HTX và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác, thậm chí có những HTX là sự trá hình của kinh tế tư nhân nhằm hưởng những ưu đãi mà Nhà nước dành cho HTX; và có một số ít HTX đã có hiện tượng tổ chức hoạt động theo hình thức cơng ty, vì mục đích là chạy theo cổ tức mà xem nhẹ nhiệm vụ hỗ trợ kinh tế hộ xã viên, chưa coi trọng thu hút xã viên và giải quyết lao động cho xã hội.
68
+ Thứ sáu, nhiều THT, CLBNSC hoạt động cịn tự phát, mang tính hình thức; chưa đăng ký hoạt động với chính quyền địa phương nên gặp nhiều khó khăn trong giao dịch kinh tế và giải quyết vấn đề tranh chấp trong nội bộ THT và giữa THT với các thành phần kinh tế khác…, do đó hoạt động của THT chưa thực sự trở thành bước đệm để phát triển thành HTX. Mặt khác về phía Nhà nước chưa có quy định cụ thể về THT; chưa có văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện các điều khoản quy định về THT…, vì vậy hoạt động THT chủ yếu là sự vận dụng và tinh thần trách nhiệm của chính quyền cơ sở.
38,1 % 41,67% 9,52% 2,38% 8,33% Khá (38,1%) Trung bình (41,67%) Yếu kém (9,52%) Ngưng hoạt động (2,38%) Chưa xếp loại (8,33%)
Biểu 2.1. Phân loại HTXNN của tỉnh Đồng Nai năm 2013.
(Nguồn: Báo cáo của Liên minh HTX tỉnh Đồng Nai)
Những hạn chế nói trên cho thấy, KTTT trong nông nghiệp ở Đồng Nai trong những năm qua chủ yếu mới tăng về số lượng mà ít chuyển biến, thay đổi về chất lượng; những mơ hình HTX làm ăn có hiệu quả cịn q ít, đa số các HTX hoạt động còn yếu kém nhiều mặt: mang nặng tính hình thức, nhỏ bé vế quy mô (vốn, lao động, doanh thu, lợi nhuận), thiếu vốn, cơ sở vật chất nghèo nàn, khơng có tài sản thế chấp vay ngân hàng, công nghệ lạc hậu, yếu kém về trình độ quản lý; nội dung hoạt động đơn điệu, chưa thiết thực; phương thức kinh doanh giản đơn, chậm đổi mới theo địi hỏi của thị trường, khơng đáp ứng được yêu cầu dịch vụ của kinh tế hộ xã viên, sản phẩm làm ra ít có khả năng cạnh tranh nên tiêu thụ khó khăn, hiệu quả kinh tế thấp, ít có khả năng tích lũy để tái đầu tư phát triển; chưa xây dựng được phương án kinh doanh khả thi nên khó thu hút và huy động vốn từ xã viên; chưa trở thành chỗ dựa tin cậy, vững chắc cho xã viên nên xã viên cũng chưa
69
gắn bó với HTX; chưa có thị trường đầu ra sản phẩm ổn định… do đó, chưa đủ sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Những hạn chế, yếu kém trên của kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở Đồng Nai do nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Một là, sự bất cập trong nhận thức của một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ quản lý điều hành KTTT và người dân về Luật HTX; về bản chất và vai trị của KTTT nói chung và KTTT trong nơng nghiệp nói riêng.
- Hai là, do công tác tuyên truyền, công tác vận động cùng với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng và chính quyền các cấp chưa đầy đủ, chưa thường xuyên, sâu rộng; hình thức tổ chức và biện pháp thực hiện chưa hiệu quả, nên chưa đủ sức để làm chuyển biến nhận thức và hành động trong đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân.
- Ba là, điều lệ HTX là văn bản pháp lý nội bộ rất quan trọng mà từng xã viên phải được thảo luận, tham gia ý kiến và được phổ biến rộng rãi đến xã viên để thực hiện, nhưng rất ít HTX tổ chức để xã viên đóng góp. Một số xã viên, do nhận thức chưa đầy đủ về Luật HTX nên khi tham gia HTX khơng chịu đóng góp hoặc góp khơng đủ vốn tối thiểu; cịn coi việc quản lý, điều hành HTX là nhiệm vụ của Ban quản trị, từ đó chưa thể hiện tính tự nguyện, chưa nhận thức được u cầu và ngun tắc của mơ hình HTX mới; chưa thấy được lợi ích và trách nhiệm của mình khi tham gia HTX.
- Bốn là, năng lực và trình độ quản lý của một số Ban quản trị HTX còn hạn chế, chất lượng hoạt động chưa cao; còn lúng túng trong xây dựng phương án hoạt động mang định hướng lâu dài; hoạt động còn đơn điệu, chủ yếu cung cấp dịch vụ đầu vào cho xã viên, các hoạt động đầu ra như thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chưa thực hiện tốt.
- Năm là, một số cán bộ chưa nhiệt tình, tâm huyết làm ảnh hưởng đến sự phát triển KTTT; đặc biệt, thiếu cán bộ trẻ có năng lực, trình độ tham gia quản lý HTX.
- Sáu là, Sự phối hợp trong thực hiện chủ trương, chính sách về phát triển KTTT chưa đồng bộ, nhiều chính sách hỗ trợ chậm thực hiện hoặc thực hiện chưa hiệu quả.
70
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2025