Đối với tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 96 - 101)

7. Kết cấu nội dung

3.3. Một số kiển nghị

3.3.2. Đối với tỉnh Đồng Nai

+ Kinh tế tập thể trong nông nghiệp là một bộ phận khơng thể tách rời của q trình phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông nghiệp, nơng thơn và nơng dân. Vì vậy đề nghị các cấp, các ngành của tỉnh khi cân đối, bố trí chiến lược hay trong xây dựng các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh cần có biện pháp lồng ghép với phát triển kinh tế tập thể và cân đối các nguồn lực để thực hiện.

88

+ Phải coi sự chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể là một nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên; tạo sự đồng thuận và nhận thức đúng đắn trong Đảng và quần chúng nhân dân về vị trí, vai trị của kinh tế tập thể trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong phát triển nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân, về mơ hình HTX kiểu mới, về bản chất, giá trị và các nguyên tắc HTX; coi trọng cơng tác kiểm tra và định kỳ sơ kết, có giải pháp thiết thực thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển theo đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước.

+ Các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong tỉnh phải tạo điều kiện hỗ trợ cho HTX (hỗ trợ thành lập mới, mặt bằng, vốn, cơ chế, thông tin, đào tạo cán bộ…) vì lợi ích của xã viên. Đặc biệt là Liên minh HTX tỉnh cần chủ động tham mưu, tăng cường tư vấn, hỗ trợ HTX, coi sự phát triển của HTX là trách nhiệm, là nhiệm vụ của mình.

+ Một việc làm khơng thể thiếu hay qua loa trong nội bộ hợp tác xã, địi hỏi tỉnh cần phải quan tâm, đó là cơng tác thơng tin và chuẩn hóa các quy trình kiểm tốn hợp tác xã phải được xem là một việc làm mang tính ngun tắc. Vì, sự hiểu biết giữa xã viên và ban quản trị, sự minh bạch trong hoạt động của hợp tác xã sẽ giải tỏa được các mâu thuẩn khơng đáng có trong từng hợp tác xã.

+ Cần có những biện pháp tích cực hơn để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trong nông nghiệp, nông thôn và nông dân; đồng thời nâng cao vai trò của Quỹ hỗ trợ phát triển HTX để HTX vay vốn đầu tư sản xuất, kinh đoanh đạt hiệu quả cao hơn. Quan tâm mở rộng phạm vi hoạt động của hệ thống QTDND đến tận tổ dân cư, tạo điệu kiện giải quyết vốn vay cho người nghèo và đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa, giúp họ tiếp cận được các nguồn vốn để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và thoát nghèo.

+ Quan tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là người lao động nghèo, lao động ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, để họ an tâm và chủ động tham gia vào kinh tế tập thể.

89

KẾT LUẬN

Trong thời đại mới, xu thế tồn cầu hóa đưa các nước trên thế giới xích lại gần nhau theo hướng hợp tác hóa, liên hợp hóa (tiêu biểu như tổ chức WTO, tổ chức ASEAN). Có như vậy thế giới mới phát triển ổn định trong hịa bình. Rõ ràng hợp tác hóa là điều kiện khơng thể thiếu được trong việc phát triển lâu dài và ổn định. Từ đó chúng ta lại càng khẳng định một điều rằng, nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế đang trên đà phát triển sẽ không thể và khơng bao giờ xóa bỏ một cách sạch trơn mơ hình kinh tế tập thể; kinh tế tập thể vẫn tồn tại như một thực tế khách quan, xuất phát từ đặc trưng của nền kinh tế. CNXH muốn phát triển phải dựa trên sức mạnh cộng đồng, hay đó chính là sức mạnh dân tộc. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng đã khẳng định 4 thành phần kinh tế trong nền kinh tế nước ta, đó là: Thành phần kinh tế nhà nước; Thành phần kinh tế tập thể; Thành phần kinh tế tư nhân (gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) và Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Trong đó, kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thực tế cho thấy, việc đưa nhân dân vào con đường kinh tế hợp tác và hợp tác xã chính là quan điểm phù hợp của Đảng ta trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Khi và chỉ khi chủ động hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta mới nghiệm ra rằng, chỉ có con đường tất yếu hợp tác kinh tế mới đủ khả năng cứu vãn và bảo tồn được tài sản của nhân dân, mà phần lớn là những người cịn đầu óc tư hữu nhỏ, lẻ. Do đó, hợp tác hố trong nơng nghiệp là con đường tất yếu, khách quan trong quá trình sản xuất của nông dân, nhất là từ khi tiến lên sản xuất nơng sản phẩm hàng hố theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Vấn đề đặt ra là việc thuyết phục, vận động nông dân không phải là điều dễ dàng, người nông dân thường thấy những lợi ích thiết thực cụ thể trước mắt, để họ làm theo, để họ thực hiện không thể chỉ bằng những khẩu hiệu tuyên truyền chung chung, không chỉ là những phong trào hình thức, khơng thể bằng sự áp đặt, mệnh lệnh mà địi hởi ở tính hiệu quả, thiết thực. Từ thực trạng phát triển kinh tế tập thể ở Đồng Nai trong giai đoạn 2002 – 2013 cho thấy: kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã kiểu mới dưới nhiều hình thức, trình độ

90

khác nhau trong nơng nghiệp ở Đồng Nai đã đáp ứng một phần nhu cầu của những người lao động, hộ sản xuất kinh doanh, đóng góp quan trọng vào q trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhất là trong thời điểm Đồng Nai đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn Đồng Nai hiện nay còn nhiều mặt yếu kém, năng lực nội tại hạn chế; số hợp tác xã làm ăn có hiệu quả cịn ít; lợi ích đem lại cho thành viên chưa nhiều; chiếm tỷ trọng thấp trong tổng sản phẩm xã hội, chưa đủ sức đảm nhiệm tốt vai trò cùng với kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Đáng chú ý là với một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nhưng đến nay tồn tỉnh chỉ có 84 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp. Đây thực sự là rào cản rất lớn để hướng nông dân vào làm ăn tập thể, CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn.

Vì vậy trong thời gian từ nay đến năm 2025, để tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, cần xác định và nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân: Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã là q trình lâu dài, địi hỏi sự kiên trì trong chính sách phát triển, đồng thời phải giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề liên quan, kết hợp ý thức tự giác, tự nguyện tổ chức và tham gia HTX của các cá nhân, hộ sản xuất – kinh doanh, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của bản thân các HTX dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ. Trong đó, sự lãnh đạo, quản lý của Đảng bộ và chính quyền các cấp trong tỉnh có vai trị đặc biệt quan trọng và trực tiếp thông qua việc tạo lập môi trường kinh tế, mơi trường pháp lý, cơ chế chính sách, mơi trường tâm lý – xã hội… để HTX hình thành và phát triển; tổng kết thực tiễn quá trình phát triển HTX trên địa bàn để kịp thời đưa ra hoặc kiến nghị Nhà nước sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách và biện pháp phát triển HTX phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh, trong từng giai đoạn phát triển./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thực trạng và giải pháp hỗ trợ phát triển HTXNN trong thời gian tới (2006), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005 và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 (2005), Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

3. Báo cáo tình hình một năm thực hiện Luật HTX và các Nghị định của Chính phủ trong lĩnh vực nông nghiệp (2000), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn.

4. Báo cáo tóm tắt tổng kết khoa học và kỹ thuật Đề tài: “HTX ở Đồng Nai: Vấn đề, xu hướng và lựa chọn” - Viện kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính

quốc gia Hồ Chí Minh.

5. Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Đồng Nai qua các năm, Liên minh HTX tỉnh Đồng Nai.

6. C.Mác, Ph.Ăngghen(1996), Toàn tập, T23, NXB CTQG, Hà Nội.

7. Chu Thị Hảo, Naoto Imagawa (2003), “Quá trình phát triển của hợp tác xã

nông nghiệp ở Việt Nam”, NXB nông nghiệp.

8. Chử Văn Lâm (2006), “Sở hữu tập thể và kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Nhà xuất bản chính trị quốc

gia.

9. Đào Duy Huân (2014), “Phân tích, đánh giá kinh tế hợp tác xã tỉnh Đồng Nai và các khuyến nghị”, Tạp chí Phát triển và hội nhập.

10. Đề án định hướng chiến lược phát triển hợp tác xã đến năm 2020 (2008), Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

11. Hồ Văn Vĩnh và Nguyễn Quốc Thái (2005), “Mơ hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam”, NXB nông nghiệp.

12. Nguyễn Minh Tuấn (2004), “Phát triển kinh tế tập thể ở TP. HCM, thực trạng và giải pháp”, Trường Đại học kinh tế TP HCM.

13. Nguyễn Văn Bích (1997), “Phát triển và đổi mới quản lý hợp tác xã theo Luật hợp tác xã”, NXB chính trị quốc gia.

14. Nguyễn Văn Bích và tập thể tác giả (1999), “Báo cáo chiến lược phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã ở Việt Nam đến năm 2010”, Chuyên đề kinh tế

hợp tác.

15. Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỳ (2003), “Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở nước ta hiện nay”, NXB Chính trị Quốc gia.

16. Phạm Thị Quý (2002)“Chuyển đổi mơ hình kinh tế ở Việt Nam”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

17. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1996), Luật Hợp tác xã, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Hợp tác xã, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Hợp tác xã, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 – 2015.

21. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa VII, VIII, IX, X, XI.

22. Vũ Văn Phúc (2001), “Một số vấn đề về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)