Các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 82)

7. Kết cấu nội dung

3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể trong

trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025.

3.2.1. Đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế tập thể cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh để mọi phát triển kinh tế tập thể cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh để mọi người dân hiểu rõ, tự nguyện tham gia.

Trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới cơ chế quản lý, vai trò tự chủ trong sản xuất kinh doanh của người nông dân ngày càng phát huy, đây là một trong những nhân tố quan trọng đem lại sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Từ khi được giao quyền sử dụng đất lâu dài, người nông dân đã mạnh dạn mua sắm nông cụ máy móc, đầu tư thâm canh, chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ chế cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, nhu cầu xã hội để đem lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên trong q trình phát triển sản xuất, người nơng dân thấy rằng việc sản xuất riêng lẻ có những khó khăn nhất định nên đã tự phát hình thành những hình thức hợp tác đa dạng trong nông thôn như THT, CLBNSC, tổ nơng dân liên kết v.v.... Từ đó cho thấy nếu được hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ thì những hình thức hợp tác đã có cũng có thể dần dần phát triển thành những HTX trong nông thôn một cách khách quan. Do vậy cần nắm bắt thực tế sản xuất, các ngành nghề, các nhu cầu dịch vụ thiết thực trong khu vực nơng thơn để có định hướng trong cơng tác tun truyền, xây dựng điển hình, khuyến khích phát triển những HTX kiểu mới phù hợp với bước đi và thực trạng hiện có. Cụ thể:

- Tiếp tục xây dựng kế hoạch, chuyên mục tuyên truyền sâu rộng, thiết thực và hiệu quả về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh. Công tác thông tin, tuyên truyền cần được thực hiện thường xuyên và có sự tham gia của nhiều cơ quan, nhất là các cơ quan thơng tin đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình…). Trong đó tổ chức tun truyền về Luật HTX, cùng các văn bản hướng dẫn thi hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KTTT và HTX đến các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong tỉnh để nâng cao nhận thức về phát triển KTTT trong nông nghiệp trên địa bàn. Điều quan trọng là xoá đi những tư tưởng, nhận thức không đúng của một bộ phận lớn cán bộ và nhân dân về KTTT và HTX, xác định rõ tầm quan trọng của KTTT trong nền kinh tế của đất nước. Phấn đấu đến

74

năm 2020, toàn bộ cán bộ chủ chốt cấp huyện, xã, phường, thị trấn và nông dân trên địa bàn tỉnh đều quán triệt chủ trương, chính sách về KTTT của Đảng và Nhà nước.

Tăng cường tuyên truyền, vận động chỉ đạo điểm, hỗ trợ nông dân phát triển HTXNN, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc phương châm hợp tác của Đảng, đúng Luật HTX. Tạo điều kiện cho ban quản trị các HTX và nông dân học tập thực tế là cách làm tốt nhất trong việc đẩy mạnh vận động, khuyến khích nơng dân phát triển KTHT và HTX.

- Tổng kết các mơ hình hoạt động có hiệu quả để kết hợp tuyên truyền, phổ biến và nhân rộng; tổ chức tham quan các mơ hình KTTT làm ăn có hiệu quả ở trong và ngồi tỉnh, ở trong nước và ngồi nước để tạo sự tin tưởng, lơi cuốn người dân tham gia KTTT. Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng được 13-15 HTXNN điển hình, đến năm 2025 xây dựng được 20-25 HTXNN điển hình là các HTXNN xếp loại khá nhiều năm liền hoặc các HTXNN đã qua củng cố, hiện đang đi vào hoạt động ổn định trên các vùng trọng điểm cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh.

Tiến hành điều tra tổng kết đánh giá các loại hình KTHT mới đã có ở địa phương để giúp đỡ phát triển đúng hướng và hoạt động có hiệu quả. Đồng thời tổ chức giới thiệu các mơ hình hợp tác mới để nơng dân lựa chọn và thành lập phù hợp với trình độ quản lý và nhu cầu hợp tác của họ.

- Đối với những khu vực mà sản xuất nơng nghiệp đang gặp khó khăn, trình độ canh tác thấp thì nên giới thiệu các hình thức hợp tác giản đơn, mà nội dung hợp tác chủ yếu là giúp nhau kinh nghiệm làm ăn tổ chức vần đổi công, liên kết vay vốn hỗ trợ các khâu canh tác tưới tiêu... để bà con nơng dân học tập. Riêng những khu vực có nhu cầu cao hơn, trình độ canh tác cao hơn thì giới thiệu mơ hình là các tổ chức góp vốn hình thành những THT sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ cho sản xuất mà quy mô hợp tác không nhất thiết phải lớn từ đầu. Nội dung hoạt động cần xuất phát từ nhu cầu thực tế, có thế hợp tác phát triển ngành nghề, dịch vụ một hay nhiều khâu trong quá trình sản xuất để các hộ nơng dân tìm hiểu. Những nơi hình thành sản xuất phát triển, để tạo điều kiện cho nông hộ phát triển sản xuất tốt hơn nhờ những hoạt động tập thể hỗ trợ, qua những sáng lập viên có thể vận động, thành lập những hợp tác xã mới theo Luật HTX. Khơng được gị ép, áp đặt, song khi thực tế có nhu cầu thì cần hướng dẫn và tạo điều kiện cho HTX phát triển, nhất là có những

75

chính sách khuyến khích miễn giảm thuế cho những hoạt động dịch vụ của HTX, khuyến nông, trợ giúp vốn thông qua các dự án, đào tạo cán bộ....

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý hướng dẫn hỗ trợ của chính quyền, và vai trị tun truyền vận động của các đoàn thể nhân dân, đây là nhân tố quyết định sự phát triển KTTT nói chung và KTTT trong nơng nghiệp nói riêng. Thực tiễn cho thấy rất rõ nơi nào có sự kiên định và thường xuyên quan tâm lãnh đạo quản lý hỗ trợ vận động của cấp ủy Đảng, chính quyền và các đồn thể nhân dân thì nơi đó KTTT khơng những được giữ vững mà cịn phát triển và ngược lại. Vì vậy để phát triển KTTT trong nơng nghiệp, địi hỏi phải ln quan tâm tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý hướng dẫn hỗ trợ của chính quyền các cấp và vai trị tun truyền vận động của các đoàn thể nhân dân, nhất là ở cơ sở.

3.2.2. Xem xét giải thể các mơ hình hoạt động khơng hiệu quả. Củng cố, phát triển mới các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo đúng nguyên tắc, phương châm và theo nhận thức mới.

Trên địa bàn Đồng Nai hiện nay, các HTXNN yếu kém thực chất chỉ tồn tại hình thức, đa số khơng cịn hoạt động nhưng chưa giải thể được vì vướng phải các vấn đề liên quan đến đất đai, công nợ, tài sản chưa được giải quyết dứt điểm, rạch rịi, xã viên khơng cịn tha thiết với HTX vì HTX khơng giúp được gì cho họ. Tuy chưa giải thể hẳn nhưng bản thân các xã viên cũng tự làm ăn riêng lẻ trên diện tích đất HTX giao khốn trước đây, có nơi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có nơi chưa được cấp, hoặc trên diện tích tự mình phục hóa thêm. Bản thân Ban quản lý HTX có nơi cịn duy trì những hoạt động cho chính quyền là chủ yếu, có nơi cũng khơng cịn duy trì, mỗi người tự lo sản xuất riêng. Tài sản của các HTX này khơng cịn gì quan trọng ngồi một số tài sản khơng cịn giá trị, văn phòng làm việc, sân kho hư hỏng..., vốn hầu như bị xã viên chiếm dụng.

Do đó, đối với những HTX yếu kém nhưng xã viên ở đó thấy cịn nhu cầu hợp tác để giúp cho sản xuất tốt hơn như thủy lợi, khuyến nơng... thì có thể chuyển sang hình thức hợp tác phù hợp với điều kiện tổ chức của mình như tập đồn sản xuất, THT v.v.... Riêng đối với các HTX quá yếu kém và thực tế ở đó chưa cần duy trì các hình thức hợp tác thì nên giải quyết giải thể, vì nếu cố gắng duy trì, chuyển đổi cũng sẽ tiếp tục gặp khó khăn,

76

những điều kiện đổi mới cho HTX ở đây quá hạn chế, phải cần nhiều thời gian khắc phục. Cần chú trọng tiến hành các bước cần thiết giải quyết những tồn tại trước khi chuyển sang hình thức khác hoặc giải thể. Những HTX giải thể cần được chính quyền quan tâm giúp giải quyết tồn tại và hướng dẫn sản xuất, sau này nơi nào có những nhu cầu hợp tác thì hướng dẫn họ hình thành những hình thức hợp tác phù hợp như tổ hợp tác dịch vụ một khâu nào đó, tổ đồn kết vay vốn... hoặc vươn lên thành lập HTX một cách tự nguyện của bản thân những người sản xuất có nhu cầu. Q trình này cũng phù hợp nguyện vọng của bà con xã viên và quy luật hình thành phát triển các HTX.

Về củng cố các HTXNN hiện có, trước tiên kiện tồn đội ngũ quản lý như ban quản trị, ban kiểm soát, kế toán...; tăng vốn điều lệ, tăng số lượng xã viên, nhất là đối với các xã viên có tiềm lực kinh tế; bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc chuyển đổi phương án sản xuất kinh doanh; xây dựng cơ sở chế biến, gia công các mặt hàng nông sản, nâng cao chất lượng dịch vụ; xây dựng thương hiệu cho các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của các HTXNN; xây dựng vùng chuyên canh và chế biến gắn liền với thế mạnh của từng địa phương. Ngoài ra, các ngành chức năng cần tăng cường công tác khuyến nông, lâm, ngư để HTXNN mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế; ưu tiên xây dựng các mơ hình trình diễn về giống, kỹ thuật thâm canh, mơ hình nơng nghiệp cơng nghệ cao cho HTXNN.

Đối với việc phát triển, thành lập các HTXNN phải dựa trên ngun tắc, mơ hình của HTX kiểu mới. Trong đó chú trọng đến tính bền vững, từ thấp đến cao, từ làm dịch vụ đơn lẻ từng khâu, tiến lên làm dịch vụ tổng hợp. Đặc biệt tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc, phương châm về phát triển KTHT mà chủ nghĩa Mác – Lênin đã đưa ra, đó là:

- Thứ nhất là tự nguyện. Nguyên tắc này không phải là một thủ thuật đối với tâm lý nông dân, để lôi cuốn nông dân, mà trước hết phụ thuộc vào sự phát triển tự nhiên của q trình kinh tế - xã hội ở nơng thôn. Sự phát triển tự nhiên của kinh tế - xã hội địi hỏi cần có sự hợp tác, vì sự hợp tác ấy đưa lại lợi ích thiết thân cho nơng dân. Sự tác động của nhà nước chỉ có thể đẩy nhanh q trình phát triển tự nhiên của kinh tế - xã hội và làm cho nông dân thấy rõ lợi ích thiết thân của mình để tự nguyện hợp tác. Sự can thiệp nếu trái với

77

tiến trình phát triển tự nhiên sẽ gây nên những tác hại, trái với nguyện vọng và tính tự nguyện hợp tác của nơng dân, vi phạm tiến trình phát triển tự nhiên của kinh tế - xã hội.

- Thứ hai là sự giúp đỡ của nhà nước chun chính vơ sản đối với nơng dân về tài chính, cung cấp những tư liệu sản xuất có trình độ kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là việc nâng cao trình độ trí thức văn hóa, đào tạo những cán bộ, xã viên hợp tác xã văn minh. Chế độ hợp tác muốn hình thành khơng thể thiếu được sự giúp đỡ của giai cấp công nhân và nhà nước chun chính vơ sản. Nhưng suy đến cùng đây là sự nghiệp do chính nơng dân thực hiện. Vì vậy, người nơng dân phải đạt được trình độ văn hóa nhất định, trở thành chủ thể tự giác, tự giải phóng mình. Sự giúp đỡ của giai cấp cơng nhân và nhà nước chun chính vơ sản chủ yếu nhằm làm cho nông dân tự giác sáng tạo.

- Thứ ba là, hợp tác phải tiến hành từng bước. Điều đó nhằm một mặt làm cho nơng dân thích nghi với phương thức làm ăn mới; mặt khác, cơ bản hơn là để cho phù hợp với tính đặc thù phát triển của kinh tế nơng dân và hình thái xã hội nơng dân.

- Thứ tư là, hình thức và biện pháp hợp tác hóa phải thiết thực, cụ thể, hết sức tránh những biện pháp và hình thức cao xa, mơ hồ. Nông nghiệp là một lĩnh vực sản xuất đặc thù, phức tạp. Q trình sản xuất của nó khơng những gắn với từng loại đất đai, cây, con khác nhau, mà còn chịu ảnh hướng của những phong tục tập quán khác nhau của mỗi vùng, mỗi làng, xóm. Vì vậy, biện pháp và hình thức hợp tác phải thiết thực, cụ thể phù hợp với những điều kiện nhất định. Biện pháp chính để thực hiện thành cơng hợp tác, theo Lênin, chính là mức độ kết hợp lợi ích tư nhân, lợi ích thương nghiệp tư nhân với việc nhà nước kiểm soát và kiểm tra lợi ích đó, là mức độ làm cho lợi ích tư nhân phục từng lợi ích chung. Và mức độ ấy lại phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, có quan hệ trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày.

- Thứ năm là, hợp tác hóa là q trình thực hiện liên minh cơng nơng do giai cấp cơng nhân lãnh đạo, trong đó liên minh kinh tế là chủ yếu. Liên minh kinh tế thể hiện qua trao đổi hàng hóa, liên doanh, liên kết kinh tế giữa cơng nghiệp và nông nghiệp, giữa kinh tế quốc doanh với các HTX và nông dân, thể hiện qua những hợp đồng giữa nhà nước với các HTX và nơng dân. Hợp tác hóa chính là q trình thiết lập ngày càng bền vững sự liên minh kinh tế. Trong sự liên minh ấy nông dân là một chủ thể sản xuất hàng hóa, bình đẳng

78

trước pháp luật và quan hệ thị trường. Thông qua sự giúp đỡ kinh tế, sự kiểm soát của nhà nước, giai cấp công nhân thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với nơng dân.

Từ nay đến năm 2025, phấn đấu xây dựng mới khoảng 100-130 HTXNN (đến năm 2020 xây dựng mới 50-60 HTX), chú trọng vận động từ các tổ hợp tác, CLBNSC đề thành lập HTXNN; nâng tổng số HTXNN hoạt động khá lên 70%, số HTXNN trung bình 30% trở lên; tiếp tục hồn thiện quy hoạch phát triển HTXNN ở những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến, các vùng có hồ chứa nước lớn có các cơng trình thủy lợi, cơng trình nước sinh hoạt ở nơng thơn; vận động doanh nghiệp có vốn nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có chương trình gắn với HTXNN thơng qua hình thức góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết, từng bước mở rộng mơ hình này và xem đó là phương thức chủ yếu để củng cố và mở rộng mối quan hệ giữa HTX và doanh nghiệp.

Riêng về chính sách hỗ trợ thành lập mới và củng cố HTXNN: các HTX chuẩn bị thành lập được hỗ trợ theo đúng nội dung chi và mức chi quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Mục II, Thông tư số 66/2006/ TT-BTC ngày 17/7/2006 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về chế độ tài chính hỗ trợ các sáng lập viên HTX chuẩn bị thành lập, các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của HTX và chi từ nguồn ngân sách hàng năm của huyện. Để củng cố các HTXNN hoạt động chưa hiệu quả, UBND cấp huyện, Liên minh HTX tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan chức năng có liên quan cùng phối hợp trong công tác củng cố các HTXNN hoạt động chưa hiệu quả từ nguồn chi sự nghiệp hàng năm của đơn vị mình.

3.2.3. Tiếp tục hoàn thiện, thực hiện các chính sách để thúc đẩy kinh tế tập thể trong nơng nghiệp mà nịng cốt là các hợp tác xã phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)