2.5.1. Định nghĩa ngành
Ngành thép là một ngành công nghiệp nặng then chốt trong nền kinh tế quốc dân, là đầu vào cho rất nhiều các ngành công nghiệp khác. Thép được đánh giá là vật tư chiến lược không thể thiếu của nhiều ngành cơng nghiệp và xây dựng nó có vai trị hết sức quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế quốc gia.
2.5.2. Trạng thái ngành
Năm 2010 Ấn Độ là nước xếp vị trí thứ 4 thế giới về sản lượng thép đạt 68 triệu tấn, theo hiệp hội thép quốc tế WSA dự đoán Ấn Độ sẽ là nước đứng vị trí thứ hai về sản lượng thép năm 2015-2016.
Các công ty sản xuất thép của Ấn Độ gồm Steel Authority of India Limited (SAIL), Tisco (Tata Iron and Steel Corporation Ltd), Essar Steel Ltd., Jindal Vijaynagar Steels Ltd. , Jindal Strips Ltd. , JISCO, Saw Pipes, Uttam Steels Ltd., Ispat Industries Ltd., Mukand Ltd., Mahindra Ugine Steel Company Ltd., Tata SSL Ltd., Usha Ispat Ltd., Kalyani Steel Ltd., Electro Steel Castings Ltd., Sesa Goa Ltd., NMDC, Lloyds SteeI Industries Ltd.
Các bang có nhiều cơng ty sản xuất thép đặt nhà máy gồm Orissa, Jharkhand, Chattisgarh, West Bengal, Karnataka, Gujarat và Maharashtra.
Các công ty nhà nước chiếm thị phần khá quan trọng trong ngành thép của nước này. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thị phần của các cơng ty tư nhân và các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi đang tăng lên.
Cơ cấu sản xuất thép tại Ấn Độ
Đơn vị: triệu tấn
Khu vực sản xuất 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 Khu vực nhà nước 15,912 16,964 17,003 17,091 16,374 Khu vực tư nhân 27,525 29,496 33,814 36,766 38,146 Tổng sản lượng 43,437 46,460 50,817 53,857 54,520 Tỷ trọng khu vực
nhà nước ĐV:%
36,6 36,0 33,5 32 30
(Nguồn: Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ) 2.5.3. Các lực lượng dẫn dắt ngành
Giá cả các yếu tố đầu vào
Đối với ngành thép, giá cả các yếu tố đầu vào đặc biệt là giá than cốc, quặng sắt, điện chiếm tỉ lệ cao trong chi phí sản xuất. Hơn nữa các nguyên liệu này đang trong tình trạng khan hiểm. Trong những năm gần đây giá cả liên tục tăng
Sự phát triển của ngành xây dựng, cơng nghiệp chế tạo máy, đóng tàu
Thép là nguyên liệu đầu vào cho các ngành này. Khi kinh tế phát triển các ngành này phát triển là điều tất yếu kéo theo sự phát triển của ngành thép
Quy mơ và trình độ cơng nghệ sản xuất
Ngành thép đỏi hỏi công nghệ sản xuất rất cao, đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện .
Các chính sách, quy định của chính phủ
Ngành thép chịu ảnh hưởng lớn từ phía chính phủ đặc biệt là các chính sách, quy định về xuất nhập khẩu, thuế suất, các chính sách đầu tư.
2.5.4. Chu kỳ ngành
Giai đoạn phát sinh: 1907 đến đầu những năm 1990
Được đánh dấu bằng sự ra đời của công ty TATA STEEL năm 1907.
Năm 1913: Sản xuất thép bắt đầu ở Ấn Độ. Sau đó là sự thành lập của một vài công ty khác như :
1918: Ấn Độ Iron & Steel Co được thành lập bởi Burn & Co để cạnh tranh với Tata Steel
1923: Công ty sắt thép Mysore thành lập 1939: Tổng công ty Thép Bengal thành lập
1948: Chính sách cơng nghiệp mới bang Báo cáo rằng liên doanh mới trong ngành công nghiệp sắt và thép chỉ được thực hiện bởi chính quyền trung ương.
1954: Hindustan Steel được tạo ra để giám sát nhà máy Rourkela. 1959: Hindustan Steel chịu trách nhiệm cho hai nhà máy nữa trong Bhilai và Durgapur.
1964:Thành lập công ty thép Bokaro Steel Ltd.
1973: Cơ quan Steel của Ấn Độ Ltd (SAIL) được tạo ra như là một công ty đang nắm giữ để giám sát hầu hết các hoạt động sản xuất sắt thép của Ấn Độ.
1989: SAIL mua Vivesvata Iron and Steel Ltd
1993: Ấn Độ thiết lập các kế hoạch trong chuyển động một phần tư nhân SAIL. Trong giai đoạn này, ngành sắt Ấn Độ sản xuất trong khoảng 1 triệu tấn, thép thô chiếm một phần quan trọng trong sản lượng thép. Khu vực cơng cộng có một cổ phẩn lớn chi phối trong việc sản xuất thép. Về cơ bản, ngành công nghiệp thép đã được phát triển dưới một chế độ kiểm sốt, thành lập nhiều cơng ty thép trong khu vực công cộng ở các phân đoạn khác nhau. kiểm soát năng lực, quy định giá; đầu tư hạn chế, và có những hạn chế về nhập khẩu cũng như xuất khẩu.
Giai đoạn phát triển: Những năm 1990 – nay
Sau khi tự do hóa, một số lượng lớn các kiểm soát bị bãi bỏ, ngay lập tức ngành công nghiệp thép đã được trải qua kỷ nguyên mới của sự phát triển:
Năng lực nhà máy lớn đã được dành riêng cho khu vực công đã được gỡ bỏ
Hạn chế xuất khẩu đã được loại bỏ
Thuế nhập khẩu được giảm từ 100% đến 5% Bai bỏ sự kiểm soát giá thép trong nước
Đầu tư nước ngồi được khuyến khích, và ngành cơng nghiệp thép là một phần trong những ưu tiên cao ngành cơng nghiệp đầu tư nước ngồi và ngụ ý phê duyệt tự động đối với vốn chủ sở hữu nước ngoài tham gia lên đến 100%
Hệ thống trần vận chuyển hàng hóa đã được giới thiệu ở vị trí của chương trình cổ phần vận tải hàng hóa.
Kết quả là, ngành cơng nghiệp thép trong nước kể từ đó, trở thành thị trường theo định hướng và tích hợp với ngành cơng nghiệp thép tồn cầu.
2.5.5. Phân tích 5 lực lượng cạnh tranh 2.5.5.1. Đối thủ tiềm ẩn
Nguy cơ xâm nhập của các đối thủ tiềm ẩn là không cao do các lý do sau:
Rào cản nhập cuộc của ngành thép cao: vì nó cần địi hỏi lượng vốn cơng nghệ rất cao, lợi thế chi phí tuyệt đối cao, tính kinh tế theo quy mơ cao.
Sự bất ổn của nền kinh tế sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng thép giảm. Mặc dù nhu cầu thép đang được đánh giá là dần ổn định bắt đầu tăng nhưng chỉ ở mức độ nhẹ. Dự đoán, nhu cầu tiêu thụ thép trong năm 2011 sẽ đạt 1,334 tỷ tấn, cao hơn năm 2010 5,3%, riêng ở các nước phát triển nằm trong khoảng từ 3-4 %.
Năm 2011, chi phí sản xuất sẽ tiếp tục tăng, nhưng biên độ tăng không lớn lắm. Nếu sản lượng thép thô năm 2011 tăng 5-6% thì sản lượng gang sẽ tăng 6-7% (khoảng 65 triệu tấn) và nhu cầu tiêu thụ quặng sẽ đạt 100 triệu tấn. Giá quặng có thể tăng bình quân 5- 10%, quặng cám 63,5% dao động quanh mức 120-200 USD/tấn.
Nền kinh tế thế giới năm 2010 và 2011 tuy có tăng trưởng nhưng chưa thật sự bền vững.
Giá than cốc có xu hướng tăng cao: trong năm 2011 tăng khoảng 22%.
2.5.5.2. Cạnh tranh của các đối thủ trong ngành: Cao
Điều kiện nhu cầu:
Theo đánh giá của Phó Chủ tịch Công ty thép Tata của Ấn Độ, ông B Muthuraman, nhu cầu thép của Ấn Độ có thể tăng khoảng từ 10%-11% trong năm tài chính 2011 -2012.
Trong năm tài chính 2009 -2010, nhu cầu tiêu thụ ngành thép tăng trưởng 9%, đạt 63,55 triệu tấn so với mức 58,28 triệu tấn của năm tài chính trước. Theo số liệu mới nhất của Chính phủ Ấn Độ, trong giai đoạn tháng 4 đến tháng 12 năm 2010, tổng lượng tiêu thụ thép của Ấn Độ là 51,8 triệu tấn, tăng trưởng 9,53% so với cùng kỳ năm trước. Một trong những lý do để dự đoán nhu cầu thép của Ấn Độ tăng trong thời gian tới là việc Chính phủ Ấn Độ đang đẩy nhanh tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng. Mức tiêu thụ thép tính trên đầu người của Ấn Độ hiện nay chỉ khoảng quanh mức 49 kg, trong khi mức tiêu thụ thép trên đầu người trung bình trên thế giới là 182 kg. Ấn Độ hiện tại là nước sản xuất phôi thép lớn thứ 5 trên thế giới với công suất các nhà máy gần đạt 80 triệu tấn một năm. Các nhà sản xuất thép cả nội địa và nước ngoài tại Ấn Độ đã ký 222 bản ghi nhớ với các bang nhằm xây dựng các nhà máy với tổng công suất khoảng 276 triệu tấn một năm.
Rào cản rời ngành vì các lý do sau:
• Chi phí cố định cao đặc biệt là chi phí đầu tư cơng nghệ sản xuất, trang thiết bị, nhà máy,…rất lớn.
• Cơng ty đã xây dựng 1 hệ thống các cơng ty khắp trên tồn cầu Tốc độ phát triển ngành cao và mang lại nhiều lợi nhuận
2.5.5.3. Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế của ngành thép là các sản phẩm làm từ những nguyên liệu nhựa, gỗ tuy nhiên khả năng thay thế của những sản phẩm làm từ nhựa, gỗ khơng cao vì thép có kết cấu vững chắc hơn nhiều và ngày càng được ưa chuộng
Năng lực thương lượng của người mua trong ngành thép là tương đối cao do những nguyên nhân sau:
Có nhiều nhà cung cấp hơn nữa trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay người mua càng có nhiều sự lựa chọn.
Chi phí chuyển đổi giữa các nhà cung cấp là thấp.
Sự khác biệt giữa các sản phẩm là không cao chủ yếu là về mặt chất lượng.
2.5.5.5. Năng lực thương lượng của nhà cung cấp
Năng lực thương lượng của các nhà cung cấp tương đối cao vì:
Tập trung ở một số các công ty lớn
Nguồn nguyên liệu càng ngày càng trở nên khan hiếm.
Các nhà cung cấp đầu vào khác như than đá, xăng dầu, điện,.. cũng ngày càng khan hiếm.
2.5.6. Cấu trúc ngành
• Ấn Độ có 2 loại nhà sản xuất thép đó là: các nhà sản xuất thép tích hợp và các nhà sản xuất thép trung
• Các nhà sản xuất thép tích hợp là các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường, nó có các nhà máy khai thác quặng sắt và than cốc, là yếu tố đầu vào chính cho các đơn vị này. Hiện 3 nhà sản xuất tích hợp lớn nhất ở Ấn Độ đó là : Tata Iron and Steel Co Ltd (TISCO) , Steel Authority of India Limited (SAIL), và Rashtriya Ispat Nigam Ltd (RINL). Sản phẩm bao gồm các sẩn phẩm thép phẳng như cán nóng, thép cán, mạ kẽm lạnh, họ cũng sản xuất thép dài nhưng số lượng ít.
• Các nhà sản xuất trung sử dụng thép phế liệu, sắt xốp,…Nó có các lị hồ quang điên và các lị cảm ứng, ngồi ra cịn có các đơn vị sản xuất khác như: cán nóng và
lạnh, mạ kẽm, mạ thiếc, sản xuất gang. Nhóm này bao gồm các công ty như : Công ty TNHH ESSAR STEEL, Ispat Industries Ltd và Công ty TNHH JSW Steel 120. Sản phẩm chủ yếu là thép dài.
Các nhóm chiến lược
Ngành cơng nghiệp thép Ấn Độ đang giữ một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Và hiện nay Ấn Độ đang nắm giữ vị trí thứ 4 về ngành thép trên Thế giới. Như chúng ta đã biết Ấn Độ là một nước có nguồn quăng sắt rất lớn mà đó là một nguyên liệu đầu vào quan trọng trong sản xuất thép, chính vì thế ở Ấn Độ có rất nhiều cơng ty trong ngành thép.
Ngành thép là một ngành địi hỏi nguồn vốn và cơng nghệ cao nên việc xây dựng một nhà máy với quy mô hoạt động lớn và đa dạng các loại sản phẩm là một điều không hề dễ dàng. Việc sản xuất ra một loại thép là cả một quá trình phức tạp, nó yêu cầu phải có một cơ sở sản xuất rộng cùng với một dây chuyền công nghệ phức tạp… Thơng thường thì một cơng ty hay đầu tư vào việc sản suất một hay một số sản phẩm ngành thép như: như sản xuất thép bán thành phẩm, sản xuất các sản phẩm thép thành phẩm, sản xuất thép khơng gỉ và sản xuất thép nặng…
Chính vì thế có thể nói ngành thép ở Ấn Độ có thể chia thành 2 nhóm chiến lược cơ bản như:
Nhóm 1: Các cơng ty nằm trong nhóm này bao gồm: Steel Authority of India, Tata steel, Bhilai Steel, Essar steel limited, Jindal limited….Đây là các công ty theo xu hướng sản xuất đa dạng các sản phẩm của ngành thép và xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Các cơng ty này là những cơng ty có quy mơ lớn, công nghệ hiện đại nên sản phẩm rất đa dạng đồng thời chính cơng nghệ hiện đại tạo sản phẩm thép có chất lượng tốt nên có sức cạnh tranh tồn cầu
Nhóm 2: Các cơng ty nằm trong nhóm này bao gồm: Ambica Steel, Bokaro Steel Plant, Devson Steels, Eastern Steel, Govind Steel…là những cơng ty có phạm vi hoạt động trong nước, thường sản xuất ra các loại thép bán thành phẩm để cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các công ty lớn trong nước hoặc sản xuất ra 2, 3 loại sản phẩm thành phẩm để cung cấp cho nhu cầu trong nước.
2.5.7. Động thái của đối thủ
Các doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi hành động của đối thủ, tìm hiểu về những chiến lược của đối thủ và dự đoán được những hành động tiếp theo của họ để có phương án cạnh tranh.
Trong ngành thép có những đối thủ chính của Tata Steel là: ArcelorMittal, Hebei Iron and Steel, Essar Group, Steel Authority of India Limited, Baosteel, Pohang Steel, Shougang Group, Jiangsu Shagang và Shandong Steel. Đây là những công ty thép lớn trên thế giới. Tata Steel muốn cạnh tranh với những đối thủ lớn này thì phải đi sâu phân tích đối thủ cạnh tranh.
Trong những đối thủ trên thì công ty thép ArcelorMittal là công ty lớn nhất ngành thép thế giới và cũng là đối thủ chính của Tata steel. ArcelorMittal là công ty đóng vai trò quan trọng có tầm ảnh hưởng trong ngành thép hiện nay và liên tục dẫn đầu trong bảng xếp hạng các công ty thép lớn nhất thế giới, với sản lượng tiêu thụ năm 2010 là 90,6 triệu tấn. Mức tăng trưởng so với năm 2009 là 23,8%.
Và hiện Tatat Steel là ứng viên sáng giá đang phát triển vượt bậc giữ được vị thế quan trọng trong ngành thép thế giới. Tuy nhiên vẫn phải cố sức để cạnh tranh với các đối thủ cùng hạng như Pohang Steel, Shougang Group, Jiangsu Shagang và Shandong Steel để tiến gần hơn vị trí của ArcelorMittal.
Những đối thủ cạnh tranh trong ngành thép ngày càng có xu hướng mở rộng thị trường hoạt động đa quốc gia. Các công ty trong ngành muốn thống lĩnh toàn bộ thị trường trên các quốc gia. Đồng thời các đối thủ này đang dần dần đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình, chuyển dần sang những ngành liên quan đến thép bởi vì ngành thép hiện nay nhu cầu đã giảm sút. Những đối thủ này ngày càng đầu tư mạnh vào công nghệ sản xuất để chế tạo ra sản phẩm chất lượng phục vụ thoả mãn nhu cầu khách hàng. Các đối thủ này đang nỗ lực để gia tăng sản lượng tiêu thụ.
2.5.8. Các nhân tố then chốt cho thành công trong ngành
Để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển tốt, nâng cao được vị thế cạnh tranh trên thị trường, nâng cao sản lượng tiêu thụ được thì cần phải xác định được các nhân tố quan trọng hay nhân tố then chốt trong ngành doanh nghiệp hoạt động.
Trong ngành công nghiệp thép thì nhân tố then chốt cho sự thành công bao gồm những nhân tố sau:
- Cải tiến công nghệ sản xuất sản phẩm: Đây là việc mà hầu hết các doanh nghiệp ngày nay đều hướng đến và đầu tư.
- Nghiên cứu và phát triển: Qua hoạt động nghiên cứu và phát triển để sản xuất sản phẩm phục vụ khách hàng tốt hơn, luôn luôn phải nghiên cứu để tìm ra giải pháp sản xuất sản phẩm chất lượng.
- Ng̀n nhân lực: Với nền kinh tế tồn cầu “thành công của một cơng ty phụ thuộc vào trí tuệ và nguồn lực có tính hệ thống nhiều hơn các tài sản vật chất của nó. Hơn nữa, khả năng để quản trị trí tuệ con người và chuyển nó thành những sản phẩm/dịch vụ một cách thành cơng, đang nhanh chóng trở thành các kỹ năng điều hành cơ bản của thời đại”. Nguồn nhân lực rất cần thiết cho ngành. Đây là ngành mà
yêu cầu về đội ngũ lao động có trình độ khoa học kỹ thuật, chất xám cao và số lượng lớn.
Trong những nhân tố trên thì việc cải tiến công nghệ sản xuất sản phẩm là nhân