Kinh tế thế giới đã chứng kiến tốc độ tồn cầu hóa sâu rộng và nhanh chóng. Sự hình thành các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực, các khu vực mậu dịch tự do, các hiệp định song phương và đa phương đã xóa bỏ các rào cản thương mại, rào cản sản xuất và rào cản về vốn, tăng khả năng tiếp cận dễ dàng với các nguồn lực trên thế giới và gia tăng dịng chảy quốc tế về vốn, hàng hóa và dịch vụ sẽ dễ dàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường rộng khắp thế giới và cơ hôi về vốn đê phục vụ cho nhu cầu sản xuất
Cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008 bắt nguồn từ Mỹ bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khốn và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là cuộc khủng hoảng này làm dẫn đến cuộc khủng hoảng ngành chế tạo ô tô Hoa Kỳ…Cuộc khủng hoảng này cũng tác động sâu sắc đến ngành thép thế giới.
Trong giai đoạn này, giá than cốc, quặng sắt, phôi thép trên thị trường thế giới luôn biến động . Năm 2009 giá than cốc trên thị trường thế giới giảm mạnh do chịu tác động chủ yếu do sự biến động về nhu cầu than cốc trên thị trường Trung Quốc. Nhập khẩu than cốc Trung Quốc đã tăng gấp bốn lần, đạt 34,5 triệu tấn tạo cơ hôi cho các nhà sản xuất thép nhưng đến vào năm 2010 thì giá nhiên liệu tăng lên
Trước xu hướng tồn cầu hóa lan rộng, Tata Steel thực hiện chiến lược kinh doanh tồn cầu, thơng qua chiến lược mở rộng thị trường quốc tế sang các thị trường trọng điểm là Hoa Kỳ, Tây Âu, Trung Quốc, Nam Phi, Trung Đông và châu Á Thái Bình Dương. Một mặt, Tata steel tiếp cận với thị trường lợi nhuận cao của thế giới qua việc sở hữu các công ty Âu-Mỹ, mặt khác tiếp tục duy trì hoạt động với chi phí thấp ở trong nước nhằm tạo ra chi phí cạnh tranh trên tồn cầu
Tata steel đã hành động nhanh chóng và dứt khốt thơng qua các chiến lược kinh doanh cụ thể ở từng khu vực để đối phó với tình trạng khủng hoảng của nền kinh tế thế giới. Tại Ấn Độ, Công ty đã phản ứng bằng tăng vận hành cho chương trình sản xuất lên 1,8 mtpa và tập trung vào cải tiến hiệu quả; trong khi ở Đơng Nam Á, thì tập trung vào việc quản lý vốn và giảm chi phí. Tại châu Âu, Tata steel đã cắt giảm sản xuất bằng cách chạy khơng tải 3 lị cao, sản xuất sao cho phù hợp với nhu cầu được dự báo , đó là 1 phần trong chiến lược “Weathering the Storm” đã tiết kiệm tiền mặt được 712 triệu £ ( tương đương 1,02 tỷ USD) trong nửa cuối năm tài chính 2008-2009.