Chương V : KỸ THUẬT TRỒNG HOA CÚC
5.1. LỊCH SỬ TRỒNG TRỌT VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA CÚC
5.1.1. Lịch sử trồng trọt
Cây hoa cúc có tên khoa học là Chrysanthemum, được định nghĩa từ Chiysos (vàng) và themum (hoa) bởi Linnde năm 1973. Hoa cúc có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước châu Âu Theo Zenhua, Shouhe hoa cúc được trồng ở Trung Quốc
cách đây 3000 năm, có nguồn gốc từ một số loài hoang dại thuộc loại cúc
(Dendranthema), trải qua quá trình trồng trọt, lai tạo và chọn lọc từ những biến dị để trở
thành những giống cúc ngày nay. Các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã chứng minh rằng từ đời Khổng Tử người ta đã dùng hoa cúc trong các lễ mừng thắng lợi và cây hoa cúc đã đi vào các tác phẩm hội họa, điêu khắc từ đó. Từ những năm 1930, việc trồng hoa cúc được coi trọng, được bảo hộ và đề cao, đến những năm 1980, hoa cúc được phát triển mạnh. Năm 1982, Trung Quốc đã tổ chức triển lãm hoa cúc đầu tiên ở Thượng Hải với hơn một nghìn giống cúc, đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong việc trồng hoa cúc. Các năm sau đó các nhà khoa học Trung Quốc đã thu thập mơ tả chụp ảnh hàng nghìn màu giống và liếp tục tồ chức các cuộc triển lãm hoa cúc (Đặng Văn Đông, 2002).
Ở Nhật Bản, cây hoa cúc được di thực từ Trung Quốc sang, nó được đánh giá rất cao và được mệnh danh là "Hoàng thất quốc hoa". Năm 1889 Edsmit đã bắt đầu lai tạo thành công nhiều loại cúc và ông đặt tên cho hơn 100 giống cúc của các thế hệ sau đó, một số khác ngày nay vẫn cịn duy trì và được trồng đến ngày nay (Đặng Văn Đông, 2004).
Năm 1843, nhà thực vật học người Anh Fortune mang từ Trung Quốc giống cúc Chusan Daisy lai tạo ra các loại hình cầu và hình tán xạ ngày nay.
Năm 1789 nước Pháp nhập từ Trung Quốc 3 loại cúc đại đóa, đến năm 1927 Bemct đã thành công trong việc lai tạo ra giống cúc mới dẫn đến một sự cải tiến rất mạnh mẽ về giống cúc ở châu Âu (Đặng Văn Đông, 2004).
Ở Mỹ, từ đầu thế kỷ 18 hoa cúc đã được trong nhiều, đến năm 1860 hoa cúc trở thành hàng hoá và được trồng trong nhà lưới. Ở Việt nam hoa cúc được nhập vào từ thế kỷ 15, người Việt Nam coi hoa cúc là biểu tương của sự thanh cao, là một trong những loài hoa mộc được xếp vào hàng tứ quý "tùng, cúc, trúc, mai" hoặc "mai, lan, cúc, đào". Hoa cúc còn được liệt kê vào loại hoa cao quý "hoa hướng quần phương xuất nhập đầu" nghĩa là so với mn lồi hoa thì hoa cúc đứng đầu.
Hiện nay, ngành sản xuất hoa cúc trên thế giới đang phát triển mạnh và mang tính thương mại cao. Sản xuất hoa đã mang lại lợi ích kinh lẽ lo lớn cho nền kinh tế các nước trồng hoa trên thế giới nhất là dối với các nước đang phát triển. Hoa cúc được trồng nhiều nhất ở các nước Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Trung Quốc và được ưa chuộng bởi sự đa dạng, phong phú về màu sắc, kiểu dáng, kích cỡ hoa, hương thơm kín đáo của hoa.
Sản xuất hoa của thế giới sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, nhất là các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh. Hướng sản xuất hoa là tăng năng suất hoa, giảm chi phí lao động, giảm giá thành hoa. Mục tiêu của sản xuất hoa cần hướng tới là giống hoa đẹp, tươi chất lượng cao và giá thành thấp (Đặng Văn Đông, 2002)
Trong các lồi hoa thơng dụng, cây hoa cúc thuộc loại cây hoa lâu đời, được ưa chuộng và trồng rộng rãi nhất trên thế giới. Cách đây hàng thế kỉ người dân Trung Quốc, Nhật Bản đã trồng những giống cúc trong vườn của họ
Ở Nhật Bản cúc được coi là Quốc hoa, thậm chí ở các nhà hàng người ta có thể trang trí một bữa ăn với tồn hoa cúc. Tiếp sau Nhật Bản những nước trồng nhiều hoa cúc là: Hà Lan, Côlômbia, Trung Quốc.
Hà Lan là một trong những nước lớn nhất thế giới về xuất khẩu hoa, cây cảnh nói chung và xuất khẩu cúc nói riêng. Diện tích trồng cúc của Hà Lan chiếm 30% tổng diện tích trồng hoa tươi. Năng suất hoa tươi từ năm 1990 - 1995 tăng trung bình từ 10 - 15%/1ha. Hàng năm Hà Lan đã sản xuất hàng trăm triệu cành hoa cắt và hoa chậu phục vụ cho thị trường tiêu thụ rộng lớn gồm trên 80 nước trên thế giới. Năm 1998, Hà Lan sản xuất 866 triệu cành và năm 1999, sản xuất 1046 triệu cành hoa cúc cắt.
Một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần tạo ra sự thành công của Hà Lan là sử dụng phương pháp nhân giống invitro để sản xuất cây con. Sau Hà Lan là Colombia - năm 1990 thu được 150 triệu USD từ việc xuất khẩu hoa cúc, đến năm 1992 đã lên đến 200 triệu USD (Murray và Robyn, 1997).
Nhật Bản có nhu cầu sử dụng hoa cúc rất lớn. Diện tích trồng hoa cúc chiếm 2/3 tổng diện tích trồng hoa. Năm 1991 diện tích trồng hoa cúc ở Nhật Bản và 614 ha ngồi trời và 1150 ha nhà kính (FAO, 1998, Mae. S. O, 1993). Tuy vậy hàng năm Nhật Bản vẩn phải nhập một lượng lớn hoa cúc từ Hà Lan và một số nước khác trên thế giới. Năm 1996 Nhật Bản đã chọn Việt Nam là một trong số những nước sẽ xuất khẩu hoa cúc cho Nhật Bản.
Một số nước khác như Thái Lan, cúc đã được trồng quanh năm với số lượng cành cắt hàng năm là 50.841.500. Trung Quốc cũng là nơi có nguồn hoa cúc phong phú, việc xuất khẩu hoa cúc được chú trọng ở màu sắc hoa và hình dạng hoa. Đây cũng là nước có kỹ thuật tiên tiến trong việc sản xuất hoa cúc khơ.
5.1.3. Tình hình sản xuất hoa cúc ở Việt Nam
Hoa cúc được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 15, đến đầu thế kỷ 19 đã hình thành một số vùng chuyên nhỏ cung cấp cho nhân dân. Một phần để chơi, một phần phục vụ việc cúng lễ và một phần dùng làm dược liệu. Nếu xét về cơ cấu chủng loại tất cả các loại hoa thì trước những năm 1997 diện tích hoa hồng nhiều nhất chiếm 31% nhưng từ 1998 trở lại đây diện tích hoa cúc đã vượt lên chiếm 42%, trong đó hoa hồng chỉ còn 29,4%. Riêng ở Hà Nội tổng sản lượng hoa cúc năm 1999 đạt 41,3 tỷ đồng, xuất khẩu sang Trung Quốc 3,6 tỷ đồng, tốc độ tăng hàng năm khoảng 10% (Nguyễn Xuân Linh và cộng sự, 2002). Hiện nay hoa cúc được trồng khắp nước ta, nó có mặt ở mọi nơi từ núi cao đến đồng bằng, từ nông thôn đến thành thị nhưng chủ yếu tập trung ở các vùng hoa truyền thống của thành phố, khu công nghiệp, khu du lịch, nghỉ mát như Ngọc Hà, Quảng An, Nhật Tân (Hà Nội), Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phịng), Hồnh Bồ, Hạ Long (Quảng Ninh), Triệu Sơn, thành phố Thanh Hố (Thanh Hố), Gị Vấp, Hoặc Mơn (thành phố Hồ Chí Minh), thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) với tổng diện tích trồng hoa khoảng 2000 ha. Riêng Hà Nội và Đà Lạt là những nơi lý tưởng cho việc sinh trưởng và phát triển của hầu hết các giống cúc được nhập từ nước ngồi vào (Đặng Văn Đơng, 2000).
Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2003 cả nước có 9.430 ha hoa và cây cảnh các loại sản lượng 482,6 tỷ đồng, trong đó hoa cúc là 1.484 ha cho sản lượng 129,49 tỷ đồng và được phân bố nhiều tỉnh trong nước.
Ở Hải Phòng, cúc là cây quan trọng thứ hai trong cơ cấu sản xuất hoa tươi cùng với layơn, cúc sẽ là mặt hàng xuất khẩu trong những năm tới.
Hiện nay ở Việt Nam đang có một số cơng ty nước ngoài vào thuê đất lập doanh nghiệp hoặc liên doanh hợp tác sản xuất hoa. Chỉ tính riêng tỉnh Lâm Đồng đã có 4 cơng ty của các nước như Nhật Bản, Thái Lan ở Bảo Lộc, Đài Loan ở Di Linh, Chánh Đài Lâm ở Đức Trọng và Hasfarm ở Đà Lạt, trong đó họ rất chú ý đến sản xuất cúc. Đây là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển ngành sản xuất hoa Việt Nam nói chung, song cũng đáng lo cho các nhà sản xuất hoa nội địa.
Ở các tỉnh phía Nam thì Đà Lạt là nơi có diện tích trồng cúc lớn nhất, Đà Lạt là nơi lý tưởng cho sinh trưởng và phát triển của các giống hoa cúc nên một số cơng ty nước ngồi đã lập cơng ty hoặc liên doanh sản xuất ở đây như Chánh Đài Lâm, Hasfam, chỉ riêng công ty Hasfam (100% vốn đầu tư nước ngoài) chuyên sản xuất hoa cúc cắt, đặc biệt là hoa cúc chùm đã cung cấp 60% sản lượng hoa cho thành phố Hồ Cho Minh và một số tỉnh phía Bắc.
Trước năm 1992 việc sản xuất và tiêu thụ hoa cúc ở Việt Nam cịn ít, nhưng đến năm 1993 - 1994 với sự xuất hiện của giống cúc nhập nội CN93 đã mở ra một giai đoạn mới trong kinh doanh và sản xuất hoa. Cúc CN93 đã bổ sung vào cơ cấu những giống hoa mùa hè vốn cịn rất ít ở nước ta và hiện giờ giống cúc này đã trở thành giống chiếm ưu thế trên thị trường (Nguyễn Xuân Linh và cộng sự, 1995).
Hiện nay trong sản xuất, cúc có thể trồng quanh năm thay vì trước đây cho trồng được vào vụ thu đông đã đáp ứng nhu cầu về hoa cúc của người tiêu dùng. Hoa cúc là loại hoa có giá thành thấp hơn các loại hoa khác (400 - 800 đồng/cành) nên ngoài các vùng đơ thị thì ở những vùng nơng thơn miền núi hoa cúc được tiêu thụ với mức độ khá (chỉ đứng thứ hai sau hoa hồng) đặc biệt vào ngày lễ tết truyền thống, ngày rằm. Về thị trường tiêu thụ thì thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ hoa cắt lớn nhất Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng hàng ngày từ 40 - 50 ngàn cành/ngày,... tiếp đó là Hà Nội có nhu cầu tiêu thụ từ 25 - 30 ngàn cành/ngày. Trong số các lồi hoa cắt tiêu dùng hàng ngày thì hoa cúc chiếm từ 25 - 30% về số lượng và từ 17 - 20% về giá trị (Hoàng Ngọc Thuận, 2003)