KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÚC

Một phần của tài liệu Giáo trình cây hoa (hay) (Trang 65 - 67)

Chương V : KỸ THUẬT TRỒNG HOA CÚC

5.6. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÚC

5.6.1. Thời vụ gieo trồng

Trong năm có thể trồng thành 4 vụ:

- Vụ Xuân Hè: Giâm ngọn tháng 2 - 3, trồng tháng 3, 4, 5 và ra hoa vào tháng 6, 7, 8 như các giống CN 93, CN 98, tím Hè, vàng Hè...

- Vụ Hè Thu: Giâm ngọn vào tháng 4, 5 trồng tháng 5, 6 thu hoạch hoa vào tháng 10, 11. Gồm các giống CN 93, CN 97, CN 98, vàng Đài Loan, Đại đoá, Hoạ mi.

- Vụ Thu Đông: Giâm tháng 7 và 8, trồng tháng 8 và 9 cho hoa vào tháng 1 và 2 như các giống cúc CN 97, vàng Đàn Loan, đỏ Ấn Độ, Mâm xơi, Tím xốy móng rồng, vàng Tàu... Đây là vụ chính trong năm, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều hoa cúc khác nhau.

- Vụ Đông Xuân: Giâm ngọn vào tháng 8, 9 trồng vào tháng 9, 10 cho hoa tháng 2, 3, 4 như các loại cúc Chi, Tím xốy, Tím sen.

5.6.2. Làm đất

Đất thích hợp để trồng cúc là đất tốt, đất thịt nhẹ, tơi xốp, đất sét pha nhiều mùn có tầng canh tác dầy, lưới tiêu nước tốt, pH từ 6- 6,5.

- Đất được cày sâu, bừa kỹ, phơi ải trước 10 - 15 ngày, tăng hoạt động của vi sinh vật háo khí, giữ phân giữ nước tốt. Cày sâu, rễ cây phát triển mạnh có tác dụng tăng mật độ cây trên một đơn vị diện lích (nhất là giống cúc chỉ để 1 bông to trên cây, mật độ trồng có thể lên đến 40 cây/m

2). Đất cày sâu, phơi ải kết hợp với bón phân sẽ tạo đin kiện bộ rễ ăn sâu xuống đất được dễ dàng.

- Lên luống cao thấp tuỳ theo thời vụ: Vụ thu đông thời tiết hanh khô làm luống thấp khoảng 20-25cm, vụ xuân hè độ ẩm cao, mưa nhiều lên luống cao để dễ thoát nước (khoảng 30-35cm)

- Bón phân lót trước khi trồng lừ 10 - 12 ngày gồm có phân chuồng hồi mục và 1 phần phân hố học N, P, K.

5.6.3. Bón phân

Cúc là loại cây phàm ăn nên bón phân cho cúc làm tăng năng suất, chất lượng hoa. Dựa trên nhu cầu dinh dưỡng và khả năng hấp thụ của cây, tác dụng của các loại phân bón đến chất lượng hoa, tính chất đất để ta có lượng phân bón, thời kỳ bón, cách bón thích hợp.

- Nguyên tắc bón phân: Đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng. - Lượng phân bón

Phân hữu cơ 30 tấn/ha, đạm 140 - 160kg, lân 120 - 140 kg và K 100 - 120kg.

+ Bón lót loạn bộ phân hữu cơ + 2/3 lân. + Bón thúc 3 đợt

Lần 1: sau trồng 15 - 20 ngày, 1/3 đạm, 1/3 kali.

Lần 2: Khi cây phân hoá mầm hoa: 1/3 đạm + 2/3 kali + 1/3 lân. Lần 3: Khi cây có nụ con: 1/3 đạm cịn lại.

5.6.5. Mật độ, khoảng cách

Khoảng cách mật độ trồng cúc tuỳ thuộc vào giống, mùa vụ và mục đích lấy hoa thương phẩm:

+ Giống hoa to đường kính 8- 12 cm cây cao thân mập chỉ để 1 bông trồng khoảng

cách 15x 15 cm, mật độ 400.000 cây/ha: giống cúc CN 93, CN 98, vàng Đài loan…

+ Giống hoa nhỏ đường kính 2-5 cm, hoa chùm trồng khoảng cách 30x40 cm, mật độ 84.000 cây/ha.

+ Cây tạo tán trồng chậu như cúc đỏ Ấn Độ, cúc mâm xôi trong khoảng cách 50x 60 cm, mật độ 34.000 cây/ha.

5.6.6. Kỹ thuật chăm sóc

- Bấm ngọn: Muốn có hoa nhiều tạo tán to, tròn hay nhiều nhánh cần phải bấm ngọn cho cây: sau trồng 15-20 ngày tiến hành bấm ngọn bằng cách ngắt từ 1 -2 đốt trên ngọn của thân chính làm cho cây phát triển nhiều cành nhánh, tiến hành bấm liên tục 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 15-20 ngày. Các giống cúc mâm xôi, cúc Hà Lan thường được bấm ngọn như trên. Các giống cúc hoa to trung bình có thể chỉ tiến hành bấm ngọn 1 -2 lần, để trên cây có 3-4 cành hoa.

- Tưới nước: cây cúc có khả năng chịu hạn hơn chịu úng nên cần trồng cúc nơi cao thoát nước tránh nơi trong thấp và ứ nước. Tưới nước vừa đủ giữ ẩm cho cây.

- Vun xới làm cọc giàn: Xới đất vun gốc kết hợp với làm cỏ. Khi còn nhỏ bấm ngọn lần 1 thứ xới xáo quanh gốc, khi cây đã lớn sau khi bấm lần 2, cây phân cành nhánh mạnh thì hạn chế xới đất và cúc có bộ rễ chùm ăn ngang phát triển nhiều rễ phụ.

+ Cần cắm cọc làm giàn đỡ cho cây khỏi bị đổ, cong queo. Nếu cây có nhiều hoa, đường kính tán rộng có thể cắm 1 đặt 3 cọc xung quanh cây để không làm gãy cành dập hoa. Có thể làm giàn bàng lưới để đỡ cây hoa mọc thẳng, đều, đẹp.

- Tỉa nụ: đối với loại cúc chỉ lấy 1 bông to phải tỉa bỏ hết cành nhánh phụ mọc từ nách lá, chỉ để 1 nụ chính trên thân và thêm 1 nụ phụ đề phịng nụ chính bị gãy, hỏng. Thường áp dụng 1 số giống như CN 93, CN97, CN98, vàng Đài Loan, tím hè.

- Sử dụng một số chất kích thích sinh trưởng: Có tác dụng làm tăng năng suất và chất lượng hoa cúc. Có thể sử dụng một số loại thuốc kích thích như: Spray-N- Grow(SNG) của Mỹ, GA

3 của Trung Quốc, Kích phát tố hoa trái Thiên Nông điều khiển sinh trưởng ra hoa trái vụ các giống cúc.

+ Dùng GA

3 pha nồng độ 1% phun giai đoạn cây con định kỳ 7- 10 ngày/ lần đến khi cây có chiều cao như ý muốn thì dừng lại.

+ Spray-N-Grow nồng độ 1% ( 100ml dung dịch thuốc pha với 10 lít nước) và Kích

phát tố hoa trái Thiên Nơng liều lượng 5 g pha 10 lít nước định kỳ 7- 10 ngày phun một lần kể từ khi cây bắt đầu phần hoá màu hoa cho đến lúc cây nở hoa.

Một phần của tài liệu Giáo trình cây hoa (hay) (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)