THU HÁI, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỀN HOA LILY

Một phần của tài liệu Giáo trình cây hoa (hay) (Trang 105 - 110)

Chương VII : KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY

7.9 THU HÁI, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỀN HOA LILY

7.9.1. Thu hái, phân cấp và đóng gói

Thời gian thu cắt tốt nhất với tay là lúc nụ thứ nhất dưới gốc phình to và có màu. Thu cắt muộn khi hoa đã nở thì vận chuyển khó khăn, phấn hoa rơi ra làm hoa bẩn, giảm giá trị thẩm mỹ của hoa. Nếu trên 1 cành có trên 6 nụ thì nên cắt khi 2 nụ dưới có màu là tốt nhất.

- Cách cắt: Dùng dao sắc để cắt, không nên cắt quá thấp để cho củ lớn them. Tốt nhất là cắt cách mặt đất 15cm, để lại 5 - 6 lá/ cây. Sau khi cắt, ngâm ngay 1/3 cuống hoa vào nước sạch để cho cành hoa không bị mất nước.

- Phân cấp và buộc hoa: Căn cứ vào độ dài cành, độ cứng của cành, số lá và số nụ để phân cấp. Nói chung phân làm 3 cấp theo tiêu chuẩn. Sau khi phân cấp thì bó lại, với các giống lai châu Á cứ 10 cành bó thành 1 bó, giống lai Phương Đơng bó 5 cành bó thành một bó. Trước khi bó, cắt bỏ các lá sát gốc loạn, sau đó bó lại, dùng dao sắc cắt bằng gốc, tiếp tục ngâm trong nước.

Các giống lai Phương Đông và lily thơm, cuống hoa thường to hơn, dài hơn dòng lai châu Á, nên tiêu chuẩn phân cấp 2 dịng này có khác nhau.

7.9.2. Bảo quản

Sau khi cắt khỏi cây mẹ, cành hoa bị mất đi nguồn cung cấp nước và chất dinh dưỡng, nhưng cành hoa vãn phải tiếp tục hơ hấp và thốt hơi nước, Protein và tinh bột vẫn bị phân giải. Vì vậy, nếu khơng được tiếp tục bổ sung nước và chất dinh dưỡng hoa sẽ rất mau tàn. Việc bảo quản hoa tươi bao gồm các việc xử lý hoa, cất giữ hoa, kích thích nở hoa, bảo quản hoa khi cắm vào bình cho tươi lâu.

- Xử lý lạnh dùng nước lạnh, kho lạnh. Cho hoa vào kho sau đó có thể bơm chân không làm lạnh...để giảm nhiệt độ, từ đó giảm q trình hơ hấp của cành hoa

- Xử lý bằng hoá chất: Ngâm 1/4 cuống hoa vào trong dung dịch hoá học: Các dung dịch hoá học. Các dung dịch thường dùng là đường sacaroza nồng độ cao (5- 10%) + dung dịch nitrat bạc 100mg/l hoặc sunfit bạc 4 mol/l. Ở nước ngoài người ta thường dùng chủ yếu là STS. Các giống lai châu Á rất mẫn cảm với etylen nên phải dùng STS xử lý ở nhiệt độ bình thường dùng STS nồng độ 4mol/l ngâm 20 phút.

- Cất trữ: Sau khi đã xử lý, cần đưa tay vào kho lạnh ở nhiệt độ 2 - 30C từ 4 - 48 giờ. Bảo quản lạnh nhằm hạn chế sự hô hấp và sản sinh Etylen. Bảo quản dưới 4 giờ hay trên 48 giờ đều ảnh hưởng đến chất lượng hoa. Sau khi bảo quản được hơn 4 giờ thì có thể mang để bán, cũng có thể thêm STS 1 mol/l vào nước trong kho lạnh, xử lý 18giờ cũng có hiệu quả tốt. Nowals (1985) dùng giống Prama nghiên cứu bảo quản, cất giữ trong kho lạnh lọc trong 4 tuần kết quả cho thấy về cơ bản không ảnh hưởng đến tuổi thọ và vẻ đẹp của hoa. Nếu cắt hoa khi nụ thứ nhất có màu, đúng 0,2 mol/l STS + 10% đường sacaro, xử lý 24 giờ rồi cho vào dung dịch AgNO

3 50mg/l, sau đó dùng túi PE bọc lại, bảo quản trong kho lạnh 10C trong 4 tuần. Sau đó ngâm vào dung dịch 3% đường sacaroza + 8 hydroxyl giuniril thì hoa nở hết đồng thời tuổi thọ hoa dài hơn khi chưa xử lý. Phương pháp này có nhược điểm là làm cho hoa bị vàng nhưng nếu thêm vào dung dịch nước đường một lượng GA

3 với nồng độ 100ppm thì có thể khắc phục được hiện tượng này. Nhìn chung thời gian cất giữ hoa càng kéo dài thì tuổi thọ hoa khi đem ra sử dụng càng giảm.

- Kích thích hoa nở: Sau khi xử lý lạnh một thời gian thì hoa khó nở, cần phải xử lý kích thích cho hoa nở. Chất kích thích hoa nở là 8 - hydroxypuril 200mg/l + đường Sacaroza 3%.

- Bảo quản hoa tươi khi cắm bình: Dung dịch giữ hoa lily tươi thường là đường sacaroza 3% + STS 1mol + 8 hydroxypuril 200mg/1. Với các giống thuộc nhóm Lily thơm, dùng dung dịch bảo quản tốt nhất là nitơrát bạc AgNO

3 4mol/l + đường sacaroza 10%. Dung dịch bảo quản này cịn có tác dụng làm giảm số vi khuẩn ở gốc cành rất nhiều, chứng tỏ nó có sức sát khuẩn lớn. Cần chú ý là phần lớn nhuỵ hoa lily khi rơi vào quần áo hoặc lên da thì rất khó rửa sạch, vì vậy khi dùng nên ngắt hết nhụy, để tránh nhiễm bẩn lên cánh hoa và nơi khác.

7.9.3. Bao gói vận chuyển

Vận chuyển gần thì dùng thùng nhỏ khoảng 10 bó (mỗi bó 5 - 10 cành), vận chuyển xa thì dùng thùng to, mỗi thùng chứa 100 bó, mỗi bó 5 cành. Thùng vận chuyển bằng giấy carton có quy cách 100 x 30 x 40 cm khoan lỗ hai bên để thơng khí.

Khi vận chuyển xa tốt nhất là dùng xe lạnh chuyên dụng, nhiệt độ trong quá trình vận chuyển giữ ở mức 5 - 100C. Khi vận chuyển bằng tàu hoả hoặc máy bay cũng phải đảm bảo thơng gió, hạ nhiệt, tránh phơi ra nắng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Đặng Văn Đông; 2005; Luận án tiến sĩ khoa học: "Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp nhân giống, nhiệt độ, ánh sáng đến sự ra hoa, chất lượng và hiệu quả sản xuất hoa cúc (Chrysanthemum sp) ở đồng bằng Bắc Bộ.

2. Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc; 2003; Công nghệ mới trồng hoa mới cho thu nhập cao - Hoa cúc, NXB Lao động - xã hội

3. Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc; 2003; Công nghệ mới trồng hoa mới cho thu nhập cao - Hoa Lily, NXB Lao động - xã hội

4. Đặng Văn Đông, Đinh Thị Dinh; 2003; Công nghệ mới trồng hoa mới cho thu nhập cao - Hoa Lily, NXB Lao động - xã hội.

5. Đặng Văn Đông, Đinh Thị Dinh; 2003; Phòng trừ sâu bệnh trên một số loại hoa phổ biến; NXB Nông nghiệp.

6. Hội sinh vật cảnh Việt Nam; Tạp chí Việt Nam hương sắc các năm. 7. Đào Mạnh Khuyến. Hoa và cây cảnh- NXB Nơng nghiệp 1998

8. Nguyễn Xn Linh. Giáo trình kỹ thuật trồng hoa cây cảnh - NXB Nông nghiệp. 2002

9. Nguyễn Xuân Linh. Kỹ thuật trồng hoa cây cảnh, Nxb Nông Nghiệp. 2002 10. Nguyễn Xuân Linh và cộng sự Hoa và kỹ thuật trồng hoa- NXB Nông nghiệp

1998

11. Nguyễn Xuân Linh và cộng sự; 1996; " Nghiên cứu chọn tạo giống và biện pháp sản xuất hoa, cây cảnh phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu", Báo cáo khoa học cấp nhà nước.

12. Nguyễn Xuân Linh, Nguyễn Thị Kim Lý; 2005; Ứng dụng công nghệ trong sản xuất hoa; NXB Lao động.

13. Đinh Thế Lộc, Đặng Văn Đông; 2003; Công nghệ mới trồng hoa mới cho thu nhập cao - Hoa hồng, NXB Lao động - xã hội.

14. Đinh Thế Lộc, Đặng Văn Đông; 2003; Công nghệ mới trồng hoa mới cho thu nhập cao - Hoa lay ơn; NXB Lao động - xã hội.

15. Vũ Hữu Thinh; 2005; Hoa cúc; Sách dịch từ tiếng Trung Quốc của tác giả

Quách Trí Cương và Trương Vĩ , Nhà xuất bản Thanh Hóa, Trung Quốc,

1997.

16. Hồng Ngọc Thuận; 2003; Kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh, bài giảng cho các lớp cao học, khoa Nông học trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.

17. Nguyễn Huy Trí - Đồn Văn Lư. Trồng hoa cây cảnh trong gia đình- NXB Thanh Hố

18. Trần Thế Truyền (biên dịch), Kỹ thuật sản xuất hoa Bách Hợp, cắt cành, Nxb kỹ thuật Giang Tô.

II. Tài liệu nước ngoài

1. Dole John M. 1999; Floriculture, Principles and Species; USA

2. Bùi Bảo Hoàn (biên dịch), Trồng hoa Lily cắt cành và hoa chậu, Trung tâm hoa thế giới.

3. Comish.E and T.Stevenson; 1990; Designer flowers.

4. FAO (1998)- Cut flower production in Asia; Regional ofrlce for Asia and Pacific Bangkok- Thailand.

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................................2

Phần I: ĐẠI CƯƠNG.................................................................................................................3

Chương I:VAI TRỊ CỦA CÂY HOA VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA.......................3

1.1. VAI TRỊ CỦA HOA..................................................................................................3

1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.........................4

1.3. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG SẢN XUẤT HOA Ở VIỆT NAM.......................................................................................................................11

Chương II: YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY HOA..................................................13

2.1. YÊU CẦU NHIỆT ĐỘ..............................................................................................13

2.2. YÊU CẦU VỀ ẨM ĐỘ.............................................................................................17

2.3. YÊU CẦU VỀ ÁNH SÁNG......................................................................................18

2.4. YÊU CẦU VỀ ĐẤT TRỒNG TRỌT........................................................................22

2.5. YÊU CẦU VỀ DINH DƯỠNG.................................................................................24

Chương III: KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG HOA.................................................................29

3.1. NHÂN GIỐNG HOA BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỮU TÍNH..................................29

3.2. NHÂN GIỐNG HOA BẰNG PHƯƠNG PHÁP VƠ TÍNH.....................................31

Phần II: CHUYÊN KHOA......................................................................................................42

Chương IV: KỸ THUẬT TRỒNG HOA HỒNG................................................................42

4.1. CÁC GIỐNG HỒNG PHỔ BIẾN TRONG SẢN XUẤT.........................................42

4.2. ĐẶC TÍNH THỰC VẬT HỌC.................................................................................44

4.3. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH.......................................................................................44

4.4. KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG HOA HỒNG..............................................................48

4.5 KỸ THUẬT TRỐNG VÀ CHĂM SÓC....................................................................49

4.6. SÂU BỆNH HẠI HOA HỒNG.................................................................................51

Chương V: KỸ THUẬT TRỒNG HOA CÚC....................................................................56

5.1. LỊCH SỬ TRỒNG TRỌT VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA CÚC.....................56

5.2. CÁC GIỐNG CÚC PHỔ BIẾN TRONG SẢN XUẤT.............................................59

5.3. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC.................................................................................61

5.4. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH.......................................................................................62

5.5. KỸ THUẬT ĐỀ GIỐNG VÀ NHÂN GIỐNG.........................................................63

5.6. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÚC..........................................................66

5.7. SÂU BỆNH HẠI HOA CÚC....................................................................................68

5.8. THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN HOA CÚC................................70

Chương VI: KỸ THUẬT TRỒNG HOA ĐỒNG TIỀN.....................................................72

6.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA ĐỒNG TIỀN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC...............................................................................................................................72

6.2. ĐẶC ĐIỀM THỰC VẬT HỌC.................................................................................73

6.3. NHÂN GIỐNG HOA ĐỒNG TIỀN.........................................................................74

6.4. CÁC GIỐNG HOA TRỒNG PHỔ BIẾN Ở TRONG SẢN XUẤT..........................76

6.5. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH.......................................................................................77

6.6. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC...................................................................78

6.7. SÂU BỆNH HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ...................................................80

6.8.THU HOẠCH BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN HOA...........................................80

Chương VII: KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY.................................................................83

7.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA LILY......................................................................83

7.3. ĐẶC ĐIỀM THỰC VẬT HỌC.................................................................................85

7.5. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH.......................................................................................89

7.6. KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG....................................................................................92

7.7. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC...................................................................96

7.8. SÂU BỆNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ.........................................................101

7.9 THU HÁI, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỀN HOA LILY.....................................106

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................108

Một phần của tài liệu Giáo trình cây hoa (hay) (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)