7. Kết cấu của luận văn
3.3. Giọng điệu giàu sắc thái thẩm mĩ
3.3.2. Giọng điệu trữ tình sâu lắng
Ngƣời đọc có thể nhận thấy những câu văn trong Đôi bạn, Gánh hàng hoa, Bướm trắng đều mang một giọng điệu trữ tình sâu lắng thơng qua lời của
ngƣời kể bằng những câu văn tả cảnh thiên nhiên và tâm trạng của mỗi nhân vật. “Cịn gì sung sƣớng cho bằng một nếp nhà tranh khơng rộng rãi nhƣng mát mẻ, trong nếp nhà tranh có một ngƣời vợ dịu dàng, xinh đẹp, đáng yêu, đáng kính. Trời ơi! Thật là một cái tổ uyên ƣơng đầy hoa, mộng, đầy ánh sáng. Chiều chiều vợ chồng kề vai nhau ra ngồi chơi ngồi vƣờn ngắm cảnh, nhìn trăm hoa đua nở và nghe chim mng ca hát trên cành” [53, tr17]. “Trong lòng Minh vui sƣớng.
88
Minh thấy các vật cũng đều đẹp đẽ tƣơi tốt hơn mọi ngày. Hoa huệ trắng mát, hoa hồng quế đỏ thắm hơn, hoa kim liên vàng chói hơn, hoa mộc, hoa sói, hoa hồng lan, hƣơng thơm ngào ngạt hơn” [53, tr.30]. Dƣờng nhƣ trong lòng con ngƣời đang đang vui sƣớng sẽ nhìn cảnh vật hồn tồn khác lạ theo hƣớng tích cực hơn: “Sự sung sƣớng ở tự trong lịng ta, chứ khơng phải ở ngoài vào” [53, tr.31].
Trong Đôi bạn “Mùi hoa khế đƣa thoảng qua, thơm nhẹ quá nên Dũng tƣởng nhƣ không phải là mùi hƣơng thơm của một thứ hoa nữa. Đó là một thứ hƣơng lạ để đánh dấu một quãng thời qua trong đời: Dũng thấy trƣớc rằng độ mƣời năm sau, thứ hƣơng đó sẽ gợi chàng nhớ đến bây giờ, nhớ đến cái phút chàng đƣơng đứng với Loan ở đây. Cái phút khơng có gì lạ ấy, chàng thấy nó sẽ ghi mãi ở trong lòng chàng cũng nhƣ hƣơng thơm hoa khế hết mùa này sang mùa khác thơm mãi trong vƣờn cũ” [48, tr.40]. Lối kể, lối tả cùng với những câu văn giản dị đã tạo nên một giọng điệu trữ tình lãng mạn, nhẹ nhàng mà thơ mộng trong một khu vƣờn đầy hoa thơm. Hay đó cịn khung cảnh của một buổi chiều với âm thanh du dƣơng của sáo diều: “ánh sáng buổi chiều đều đều và êm dịu: Tiếng sáo diều ở đâu rất xa đƣa lại, nhẹ nhƣ hơi gió. Dũng cảm thấy có một sự hịa hợp nhịp nhàng giữa cảnh chiều và lịng chàng lúc đó”[48, tr.119. Chỉ cần nghe tiếng sao diều của một buổi chiều cũng khiến cho con ngƣời ta cảm nhận đƣợc tâm trạng buồn mam mác.
Trong tác phẩm Bướm trắng: “Trƣơng khơng nghe thấy Tuyển nói; mắt chàng nhìn vào cửa sổ hé mở để lộ ra một khu vƣờn nắng. Chắc không bao giờ chàng quên đƣợc cái cảnh vƣờn nắng lúc đó, những chịm lá lấp lánh ánh sáng và màu vàng của một bơng hoa chuối tây ở góc giậu. Hình nhƣ trời nắng ở bên kia thế giới. Tai chàng không nghe thấy tiếng Tuyển nói bên cạnh, nhƣng nghe rõ cả tiếng rất nhỏ ngồi kia, tiếng gió trong lá cây, tiếng một con chim sâu bay chuyền trong giậu và tiếng cả một cái ghế hay cái chõng ngƣời ta kéo ở bên hàng xóm với tiếng một đứa trẻ cịn nói ngọng” [47. tr74]. Những câu văn ấy khiến cho ngƣời đọc thấy đƣợc cả một không gian mơ mộng, một vẻ đẹp thiên nhiên mà con ngƣời ta đang đắm chìm trong đó.
89
Giọng điệu trữ tình sâu lắng giúp cho những câu văn trở nên mềm mại, uyển chuyển hơn, mỗi câu văn lại mang những chất thơ, chất nhạc trong đó nhờ vậy mà tác phẩm trở nên sinh động và hấp hẫn ngƣời đọc hơn.