Giọng điệu mỉa mai, châm biếm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nhất Linh (Trang 94 - 107)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Giọng điệu giàu sắc thái thẩm mĩ

3.3.3. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm

Trong Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, M. Bakhtin đã đề cập đến tinh thần caraval – “hội hè hóa” trong ngơn ngữ của tiểu thuyết. Đó là các hình thức trào tiếu qua đó bộc lộ thái độ thẩm mỹ của các nhà văn về những vấn đề hiện thực của cuộc sống. Trong tiểu thuyết của mình, Nhất Linh đã hƣớng đến tinh thần caraval nhằm lộn trái bản chất của các sự vật, hiện tƣợng đƣợc miêu tả qua đó bộc lộ sự giễu nhại, thái độ mỉa mai của mình đối với nhân vật hay sự việc, hiện tƣợng nào đó.

Trong Lạnh lùng, Nhất Linh miêu tả bức hoành phi “Tiết hạnh khả

phong” trong gia đình bà Án bằng tinh thần caraval qua đó thể hiện thái độ giễu nhại, châm biếm, mỉa mai. Đối với bà Án, bức hồnh phi đó cao q vơ cùng và lai lịch của bức hồnh phi ấy đã nói lên sự tự hào gia tộc của bà. Bà chấp nhận sống một đời giả dối, chấp nhận mắt nhắm mắt mở, bật đèn xanh cho con dâu (Nhung) quan hệ bất chính với Nghĩa chỉ để giữ trọn danh tiếng đời đời tiết hạnh của gia đình bà. Đối với bà, sự ra đi của ngƣời con trai khi còn quá trẻ lại chứa đựng trong đó một sự may mắn bởi có thế con dâu bà (Nhung) mới có thể là ngƣời kế tục theo đúng tinh thần của bức hoành phi do vua ban tặng. Bởi vậy mà khi miêu tả bà Án, Nhất Linh không hề miêu tả chút thái độ xót thƣơng nào của bà đối với ngƣời con trai xấu số. Bà lúc nào cũng chỉ lo chăm chút cho những trò diễn giả tạo nhằm khoe khoang danh giá tiết hạnh của gia đình. Bởi vậy, đối với bà Án, bức hồnh phi gắn liền với thái độ giễu nhại, bóc mẽ sự giả dối của bà Án.

Đối với Nhung, bức hoành phi lại chứa đựng một tinh thần giễu nhại, lộn trái khác. Bằng chính những trải nghiệm thân phận của một ngƣời đàn bà góa khi cịn quá trẻ, đối với Nhung, “Tiết hạnh khả phong” – “cùng với hai hàm răng long, mái tóc bạc, cái phần thƣởng quý hóa ấy sẽ đến để kết liễu đời nàng, đời

90

một ngƣời đàn bà góa trẻ, ở vậy thờ chồng, giữ đƣợc vẹn toàn tiếng thơm” [50, tr.155]. Nhƣ vậy, bằng giọng điệu giễu nhại, Nhất Linh khơng nhằm mục đích tơn vinh một giá trị đạo đức xƣa cũ, khơng coi đó là phần thƣởng cao q quy định giá trị của một ngƣời phụ nữ mà nó là thứ dây ràng buộc kết liễu đời ngƣời đàn bà góa. Qua cái nhìn lộn trái bản chất của sự vật, Nhất Linh đã phê phán những luân lý đạo đức phong kiến – thứ luân lý đạo đức đã đề ra những phần thƣởng q hóa nhằm tơn vinh phụ nữ nhƣng thực chất lại là sự trá hình của sự giam cầm, kết liễu cuộc đời ngƣời phụ nữ.

Tiểu kết

Tóm lại, về nghệ thuật trần thuật, những đổi mới trong tƣ duy nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh đƣợc thể hiện ở hình thức tổ chức kết cấu, ngơn ngữ và giọng điệu trần thuật. Trên phƣơng diện kết cấu, tiểu thuyết Nhất Linh có sự đa dạng hóa các hình thức kết cấu (kết cấu luận đề, kết cấu tâm lý, kết cấu đa tuyến). Trong đó, nếu hình thức kết cấu luận đề phản ánh sự đào sâu của tƣ duy nghệ thuật vào những vấn đề cốt lõi của đời sống đang sinh thành và biến đổi qua đó khám phá, phát hiện những mâu thuẫn xung đột của đời sống xã hội thì hình thức kết cấu tâm lý lại ghi nhận sự quan tâm đặc biệt của nhà văn đối với đời sống tâm lý cá nhân của con ngƣời. Trên phƣơng diện ngôn ngữ, tiểu thuyết Nhất Linh là sự hiện thực hóa tơn chỉ “dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ nho, một lối văn thật có tính cách An Nam”. Trên phƣơng diện giọng điệu trần thuật, tiểu thuyết Nhất Linh thể hiện sự phong phú đa dạng các sắc thái thẩm mỹ với giọng điệu triết lý, chiêm nghiệm, suy tƣ, giọng điệu trữ tình sâu lắng và giọng điệu châm biếm mỉa mai. Nếu giọng điệu triết lý chiêm nghiệm, suy tƣ tập trung lý giải sự cắt nghĩa về những vấn đề liên quan đến hiện thực, con ngƣời, tƣ tƣởng, quan niệm thì giọng điệu châm biếm lại là một hình thức trào tiếu nhằm bộc lộ thái độ thẩm mỹ của các nhà văn.

91

KẾT LUẬN

1. Tƣ duy nghệ thuật là dạng hoạt động trí tuệ của con ngƣời hƣớng tới

sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật. Mọi đổi mới sáng tạo trong văn học nghệ thuật đề phải bắt đầu trƣớc hết từ sự đổi mới trong tƣ duy nghệ thuật của nhà văn. Bởi vậy, tƣ duy nghệ thuật có vai trị quan trọng trong sáng tác, nghiên cứu và phê bình văn học. Tác phẩm nghệ thuật có thể đƣợc xem nhƣ là sự kết tinh của trí tuệ và cảm xúc, phản ánh sự cắt nghĩa, lý giải của nhà văn về thế giới quan, nhân sinh quan và nghệ thuật. Một cách tƣơng đối, tƣ duy nghệ thuật có thể đƣợc nghiên cứu trên nhiều cấp độ: cấp độ quan niệm thẩm mỹ, cấp độ hình tƣợng thẩm mỹ và nghệ thuật trần thuật.

2. Tiểu thuyết của Nhất Linh là sự thể hiện cụ thể cho những quan niệm

nghệ thuật về hiện thực, con ngƣời và nghệ thuật của nhà văn. Ở mức độ quan niệm, Nhất Linh thể hiện rõ một quan niệm nghệ thuật mới mẻ về con ngƣời – con ngƣời cá nhân đời tƣ; một quan niệm mới mẻ về thể loại – thể loại tiểu thuyết là thể loại có tính dân chủ, gần gũi, tiếp cận hiện thực đời sống ở thì hiện tại đang sinh thành và biến đổi.

3. Trên phƣơng diện hình tƣợng thẩm mỹ, tiểu thuyết của Nhất Linh tập

trung miêu tả hai hình tƣợng phong phú đa dạng, nhƣng tiêu biểu là hình tƣợng nhân vật đại diện cho luân lý và đạo đức phong kiến và hình tƣợng nhân vật đại diện cho tầng lớp tri thức mới. Trên cơ sở cặp hình tƣợng đối lập này, Nhất Linh thể hiện một quan niệm nghệ thuật mới về con ngƣời, đƣa con ngƣời cá nhân đời tƣ từ vị trí bị lãng quên trong lịch sử văn học trở thành hình tƣợng trung tâm của tiểu thuyết. Đi sâu khai thác con ngƣời cá nhân đời tƣ trên nhiều phƣơng diện (tâm lý, tính cách, bãn ngã, những miền khuất tối của đời sống cá nhân), Nhất Linh đã có những đóng góp quan trọng góp phần nâng tầm tiểu thuyết, đánh dấu sự chuyển mình của tiểu thuyết từ truyền thống đến hiện đại.

4. Trên phƣơng diện nghệ thuật trần thuật, những đổi mới trong tƣ duy

nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh đƣợc thể hiện ở hình thức tổ chức kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật.

92

Bằng việc lựa chọn hình thức kết cấu luận đề, tiểu thuyết của Nhất Linh thể hiện những suy tƣ trăn trở về những vấn đề liên quan đến việc xác lập hệ giá trị và tƣ tƣởng đạo đức mới trong xã hội, qua đó phản ánh những mâu thuẫn nội tại trong đời sống xã hội. Đây cũng chính là chất văn xi – là tinh thần tiểu thuyết tiếp cận hiện thực đời sống ở thì hiện tại chƣa hồn thành nhƣ cách nói của Bakhtin. Đặc biệt, trong sáng tác của Nhất Linh cũng ghi nhận bƣớc dịch chuyển quan trọng từ tiểu thuyết luận đề sang tiểu thuyết tâm lý. Trên phƣơng diện này, Nhất Linh khơng chỉ góp phần làm phong phú cho đời sống thể loại với sự góp mặt của nhiều thể tài tiểu thuyết mà cịn góp phần khẳng định sự quan tâm đặc biệt của nhà văn đối với đời sống tâm lý cá nhân của con ngƣời.

Trên phƣơng diện ngôn ngữ, tiểu thuyết Nhất Linh đã ghi nhận sự đoạn tuyệt với những câu văn biền ngẫu, nhiều điển tính điển cố, hƣớng đến ngơn ngữ văn chƣơng gần gũi với hiện tực đời sống: “dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ nho, một lối văn thật có tính cách An Nam”.

Trên phƣơng diện giọng điệu trần thuật, tiểu thuyết Nhất Linh thể hiện sự phong phú đa dạng các sắc thái thẩm mỹ với giọng điệu triết lý, chiêm nghiệm, suy tƣ, giọng điệu trữ tình sâu lắng và giọng điệu châm biếm mỉa mai. Trong đó, giọng điệu triết lý chiêm nghiệm, suy tƣ tập trung lý giải sự cắt nghĩa về những vấn đề liên quan đến hiện thực, con ngƣời, tƣ tƣởng, quan niệm; giọng điệu châm biếm lại là một hình thức trào tiếu nhằm bộc lộ thái độ thẩm mỹ của các nhà văn.

5. Bằng việc chỉ ra những đổi mới trong tƣ duy nghệ thuật tiểu thuyết của

Nhất Linh trên các phƣơng diện, chúng ta có thể khẳng định vai trị, vị thế quan trọng của Nhất Linh đối với sự hiện đại hóa thể loại ở Việt Nam. Từ sự mở đầu của Tố Tâm, những tiểu thuyết của Nhất Linh ghi nhận bƣớc tiến của tiểu thuyết Việt Nam trong tiến trình hiện đại hóa thể loại. Nhờ sự tiếp thu có chọn lọc những quan điểm mỹ học hiện đại tiến bộ của phƣơng Tây cùng với đó là sự kết hợp khá nhuần nhị với truyền thống văn hóa của dân tộc, Nhất Linh đã mạnh mẽ khƣớc từ lối viết truyền thống, chủ động tiến hành những thể nghiệm nghệ thuật

93

mới mẻ, góp phần quan trọng vào việc ghi dấu sự hoàn tất bƣớc chuyển của tiểu thuyết Việt Nam từ mơ hình truyền thống sang hiện đại.

Với việc tìm hiểu tƣ duy nghệ thuật trong tiểu thuyết thông qua nhà văn Nhất Linh đã làm nổi bật thêm những đóng góp của ơng trong việc cách tân nghệ thuật, là ngƣời mở đƣờng cho văn học lãng mạn trong những năm 30 của thế kỷ XX với những tác phẩm ấy đã tác động mạnh mẽ đến ngƣời đọc và để lại dấu ấn quan trọng trong nền văn học nƣớc nhà.

94

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Huỳnh Phan Anh (1972), Đi tìm tác phẩm văn chƣơng, NXB Đồng Pháp. 2. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội.

3. M. Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cƣ dịch, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Bình (1998), “Tƣ duy mới về tiểu thuyết”, Tạp chí Văn học (7), tr.69 -75.

5. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cƣ tuyển dịch và giới thiệu, Trƣờng viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

6. Nguyễn Hải Châu (2011), Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Luận văn Thạc sĩ văn học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, Hà Nội

7. Trƣơng Chính (1990), “Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đồn”, Tạp chí Văn học (số 5), tr.3-9

8. Trƣơng Chính (1957), Khái ưng, Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam,

(Tập 3), NXB Xây dựng, Hà Nội

9. Trƣơng Chính (1997), Tuyển tập Trương Chính, NXB Văn học, Hà Nội 10. Trƣơng Chính (1988), “Vấn đề đánh giá Tự lực văn đồn”, Tạp chí văn

học (số 3 + 4), tr 21-30

11. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB

Khoa học xã hội, Hà Nội.

12. Vũ Thị Khánh Dần (1997), “Nhìn nhận về tiểu thuyết Nhất Linh hơn nửa thế kỷ qua”, Tạp chí Văn học (số 3), tr 81

13. Phan Cự Đệ (2002), Tiểu thuyết luận đề thế kỉ XX, Tạp chí văn học (số 8) 14. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục.

95

15. Phan Cự Đệ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam Tập 1, NXB Đại học Tổng hợp chuyên nghiệp.

16. Phan Cự Đệ (1990), Tự lực văn đoàn - Con người và văn chương, NXB

Văn học, Hà Nội.

17. Phan Cự Đệ - Bạch Năng Thi (1961), Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 -

1945, NXB Giáo dục, Hà Nội.

18. Phan Cự Đệ - Nguyễn Hồnh Khung - Trần Đình Hƣợu - Lê Chí Dũng - Hà Văn Đức (1997), Văn học Việt Nam 1900 - 1945, NXB Giáo dục, Hà Nội.

19. Nguyễn Đăng Điệp (2016), Một số vấn đề Văn học Việt Nam hiện đại,

NXB Khoa học Xã hội

20. Nguyễn Đăng Điệp - Nguyễn Văn Tùng (2010), Thi pháp học ở Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam.

21. Trịnh Bá Đĩnh (2000), Tuyển chọn và giới thiệu, Nhất Linh truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội.

22. Nhóm Lê Q Đơn (1957), Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam, NXB

Xây dựng.

23. Hà Minh Đức (chủ biên, 2003), Lý luận văn học, NXB Giáo dục.

24. Hà Minh Đức (2007), Tự lực văn đoàn Trào lưu - Tác giả, NXB Giáo

dục, Hà Nội.

25. Hà Minh Đức (1991), Trao đổi ý kiến - Mấy vấn đề ý luận văn nghệ trong

thời k đổi mới, NXB Sự thật, Hà Nội.

26. Vu Gia (1995), Nhất Linh trong tiến tr nh hiện đại hóa Văn học, NXB

Văn hóa.

27. Dƣơng Quảng Hàm (2002), Việt Nam Văn học sử yếu, NXB Hội Nhà văn Việt Nam, tái bản, Hà Nội.

96

28. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2009), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

29. Lê Thị Đức Hạnh (1991), “Thêm mấy ý kiến đánh giá về Tự lực văn đoàn”, Tạp chí văn học (số 3), tr 76.

30. Vũ Thị Hạnh (2019) Tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết của một số nhà văn nữa hải ngoại đương đại, NXB Hồng Đức.

31. Cao Thị Thu Hằng (2001), Một số đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Khái ưng, Luận văn Thạc sĩ Lý luận văn học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn, ĐHQGHN.

32. Vũ Hân (1973), Văn học Việt Nam 1800 - 1945, NXB Khái Trí.

33. Đào Duy Hiệp (2008), Phê b nh văn học từ lý thuyết hiện đại, NXB Giáo dục.

34. Đỗ Đức Hiểu (1996), “Đọc Bƣớm trắng của Nhất Linh”, Tạp chí văn học (số 10), tr.3.

35. Đỗ Đức Hiểu (1997), “Đọc Đơi bạn của Nhất Linh”, Tạp chí văn học (Số 1), tr 15.

36. Đỗ Đức Hiểu (2002), Thi pháp hiện đại, NXB Hội Nhà văn Hà Nội.

37. Huỳnh Thị Hoa (2006), Vấn đề tiếp nhận văn xi Tự lực văn đồn, Luận văn Thạc sĩ Văn học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 38. Nguyễn Thị Hồng (4/2002), Nghệ thuật miêu tả ngoại h nh nhân vật nữ

trong một số tiểu thuyết của Nhất Linh và Khái ưng,

https://thanhdiavietnamhoc.com/nghe-thuat-mieu-ta-ngoai-hinh-nhan-vat- nu-trong-mot-so-tieu-thuyet-cua-nhat-linh-va-khai-hung.

39. Dƣơng Thị Hƣơng (2001), Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu

thuyết Tự lực văn đoàn, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sƣ phạm Hà

97

40. Mai Hƣơng (2000), Nhất Linh - cây bút tr cột của Tự lực văn đồn, NXB Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.

41. Mai Hƣơng (tuyển chọn, 2000), Tự lực văn đoàn trong tiến tr nh văn học

dân tộc, NXB Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.

42. Nguyễn Thu Hƣờng (2016), “Về một kiểu kết cấu mới của tiểu thuyết Việt Nam 1940-1945: Kết cấu tâm lý”, Tạp chí Khoa học Đại học Sự phạm TP CM (Số 2), tr.154-161.

43. Trần Đình Hƣợu - Lê Chí Dũng (1988), Văn học Việt Nam giai đoạn giao

thời 1900-1930, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp.

44. Trịnh Hồ Khoa (1997), Những đóng góp của Tự lực văn đồn cho văn xi hiện đại Việt Nam, NXB Văn học.

45. Nguyễn Hoành Khung (1990), Lời giới thiệu truyện ngắn Việt Nam 1930-

1945, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

46. Thanh Lãng (1967), Bản lược đồ văn học Việt Nam (Quyển hạ), NXB

Trình bày.

47. Nhất Linh (2018), Bướm trắng, NXB Hội nhà văn. 48. Nhất Linh (2008), Đôi bạn, NXB Văn học.

49. Nhất Linh (2008), Đoạn tuyệt, NXB Văn học.

50. Nhất Linh (2006), Lạnh lùng, NXB Văn hóa Sài Gịn. 51. Nhất Linh (1961), Viết và đọc tiểu thuyết, NXB Đời nay

52. Nhất Linh- Khái Hƣng (2018) Đời mưa gió, NXB Hội Nhà văn. 53. Nhất Linh- Khái Hƣng (2018) Gánh hàng hoa, NXB Hội Nhà văn.

54. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, NXB

98

55. Phạm Quang Long (1990), “Tự lực văn đoàn một kiểu tƣ duy văn học (đặt vấn đề phƣơng pháp nghiên cứu)”, Tạp chí Khoa học (số 2), Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 12-15.

56. IU.Lotman (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

57. Phƣơng Lựu (2012), Lý luận văn học, NXB Giáo dục.

58. Phƣơng Lựu (1999), Nh n lại nửa thế kỷ lý luận hiện thực X CN ở Việt Nam (1936-1986), NXB Giáo dục, Hà Nội.

59. Phƣơng Lựu (2005), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Đại

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nhất Linh (Trang 94 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)