ÐẠI DIỆN THANH TOÁN

Một phần của tài liệu ulb1930-522-681-600 (Trang 33 - 35)

1. Những quy định chung

Ðiều 55:

Người ký phát, người ký hậu, hoặc một người cấp bảo lãnh có thể chỉ định một người đứng ra chấp nhận hoặc thanh toán trong trường hợp cấn thiết.

Tuỳ thuộc vào những điều quy định dưới đây, một hối phiếu có thể được chấp nhận hoặc được thanh toán bởi người đại diện của bất cứ con nợ nào khi con nợ đó bị truy địi lại tiền.

Một người đại diện có thể là bên thứ ba, kể cả người trả tiền, ngoại trừ người chấp nhận thanh toán hoặc một người có trách nhiệm đối với hối phiếu.

Trong vịng 2 ngày làm việc, người đại diện phải có trách nhiệm thông báo cho bên mà người đại diện tiến hành thanh tốn cho bên đó. Nếu khơng thì anh ta phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do sự bất cẩn của anh ta, nếu có, nhưng tiền bồi thường thiệt hại sẽ không vượt quá số tiền của hối phiếu.

2. LUẬT THỐNG NHẤT GENEVA VỀ HỐI PHIẾU VÀ KỲ PHIẾU 1930 (ULB 1930) 2- Ðại diện chấp nhận thanh tốn

Ðiều 56:

Có thể có sự chấp nhận của đại diện trong mọi trường hợp mà ở đó người cầm phiếu có quyền truy địi hối phiếu có khả năng được chấp nhận trước khi đáo hạn.

Nếu hối phiếu chỉ định người mà người này khi cần phải chấp nhận hoặc thanh toán tại địa điểm thanh tốn, thì trước khi đáo hạn người cầm phiếu có thể khơng thực hiện quyền truy địi người trả tiền thay, khi cần, và các bên kế tiếp sau này, trừ khi người cầm phiếu đã xuất trình hối phiếu cho người trả tiền thay và khi người đại diện từ chối chấp nhận, thì việc từ chối đó phải được nêu ra trong bản kháng nghị.

Trong các trường hợp đại diện khác, người cầm phiếu có thể từ chối chấp nhận của đại diện. Tuy nhiên , nếu anh ta cho phép, thì anh ta mất quyền truy địi trước khi hối phiếu đáo hạn đối với người thay mặt người đó chấp nhận và những người kế tiếp sau này.

Ðiều 57:

Chấp nhận của đại diện phải được ghi trên hối phiếu. Người đại diện phải ký tên.Việc chấp nhận phải nói rõ chấp nhận thanh tốn cho ai, nếu khơng nói rõ điều đó thì chấp nhận thanh toán được coi như là cho người ký phát hối phiếu.

Ðiều 58:

Người đại diện chấp nhận có trách nhiệm đối với người cầm phiếu và đối với những người ký hậu và sau nữa là đối với người mà anh ta đại diện cho người đó và có trách nhiệm như là bản thân các người đó.

Cho dù là chấp nhận của người đại diện, bên đã được chấp nhận thanh tốn và các bên có trách nhiệm đối với anh ta có thể yêu cầu người cầm phiếu trao hối phiếu, bản kháng nghị và hố đơn thu tiền, nếu có, khi thực hiện thanh toán số tiền quy định ở Điều 48.

3- Ðại diện thanh tốn Ðiều 59:

Ðại diện thanh tốn có thể thực hiện tại nơi mà người cầm phiếu có quyền truy địi hối phiếu hoặc là khi đáo hạn hoặc là trước khi đáo hạn.

Việc thanh tốn phải bao gồm tồn bộ số tiền có thể thanh tốn mà người đại diện thanh toán phải thực hiện.

Việc đại diện thanh toán phải được thực hiện muộn nhất vào ngày kế theo ngày được phép cuối để đệ trình bản kháng nghị khơng thanh tốn.

Ðiều 60:

Nếu hối phiếu được những người đại diện cư trú tại nơi thanh toán chấp nhận hoặc nếu những người cư trú tại nơi đã được ghi rõ như là người trả tiền thay, thì người cầm phiếu phải xuất trình hối phiếu tới tất cả những người này và nếu cần thiết phải đệ trình kháng nghị khơng thanh tốn muộn nhất vào ngày kế theo ngày được phép cuối cùng đệ trình kháng nghị

Nếu kháng nghị khơng đúng hạn, bên là người trả tiền thay khi cần hoặc bên là người đại diện chấp nhận hối phiếu và những người ký hậu kế tiếp sẽ được miễn trách nhiệm.

Ðiều 61:

Người cầm phiếu từ chối thanh toán của người đại diện sẽ mất quyền truy đòi đối với bất cứ những người mà lẽ ra những người này đã được miễn trách nhiệm.

Ðiều 62:

Việc thanh toán của đại diện phải được xác nhận trên hối phiếu và phải ghi rõ thanh toán cho ai . Nếu thiếu điều này thì việc thanh tốn được coi như là cho người ký phát.

2. LUẬT THỐNG NHẤT GENEVA VỀ HỐI PHIẾU VÀ KỲ PHIẾU 1930 (ULB 1930) Ðiều 63:

Người đại diện thanh tốn có các quyền phát sinh từ hối phiếu đối với người mà anh ta đã thanh tốn cho người đó và đối với những người có trách nhiệm đối với anh ta trên hối phiếu. Tuy nhiên, người đại diện thanh tốn khơng có thể tái ký hậu hối phiếu.

Những người tiếp sau người mà việc thanh toán đã được thanh tốn cho người đó sẽ hết trách nhiệm. Trong trường hợp có nhiều đại diện thanh tốn, thì việc thanh tốn sẽ ưu tiên cho người đại diện nào có người được miễn trách nhiệm đối với hối phiếu nhiều nhất. Bất cứ người nào hiểu biết sự việc mà vẫn làm trái với quy tắc này thì sẽ mất quyền truy địi đối với những người lẽ ra sẽ được giải thoát khỏi trách nhiệm.

Một phần của tài liệu ulb1930-522-681-600 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)