Chương 3 Mỹ thuật thế kỷ XVI I XX
3.9. Trường phái siêu thực (Surrueallisme)
Sự ra đời của nghệ thuật Siêu thực
Tuyên ngôn I – 1924 - Breton: Siêu thực là nghệ thuật thuần túy bị dẫn dắt bởi tâm linh- Đây là một khuynh hướng nghệ thuật lớn bao trùm nhiều loại hình nghệ thuật: văn học, mỹ thuật, điện ảnh…
- Chủ nghĩa Siêu thực xuất hiện ở Pháp và ra tuyên ngôn năm 1924, nối tiếp trào lưu Dada.
- Người đề xướng lý thuyết Siêu thực là nhà thơ Pháp Andre Breton.
- Định nghĩa của Breton về Siêu thực: “Chủ nghĩa Siêu thực là biểu hiện tự phát của tâm lý người ta thể hiện lời nói, hoặc bằng viết hoặc bằng bất cứ cách gì, chức năng có thực của tư duy. Đó là sự tự do tư tưởng, không cần bất cứ sự chi phối nào của lý trí, của các mối bận tâm của mỹ học hay đạo đức”
Tuyên ngôn II – 1930- Breton: Siêu thực là sự dung hòa giữa giấc mơ hiện thực với đời sống hiện thực trong một tổng hợp cấp cao. Tiếp cận với thực tại đó chỉ có cách do ngả vô thức.
Những thành viên đầu tiên: Arp, Chirico, Ernst, Klee, Man Ray, Masson, Picasso, Dali, Tanguy…
Hình 3.25
Venus ngủ - Man Ray – Hình 3.26
Nguyên tắc và quan niệm của nghệ thuật Siêu thực
Nguyên tắc:
- Dựa theo Học thuyết phân tâm của Freud, Thuyết trực giác của Becson. Freud cho rằng tâm thần gồm ba bộ phận:
+ Cái tôi thực là cái tôi vô thức: là những nhu cầu tràn đầy khát khao bản năng cần được thỏa mãn, đó là cái tơi đích thực
+ Cái tơi thích ứng với địi hỏi của xã hội, cái tơi có ý thức được hình thành bởi đời sống hàng ngày
+Cái siêu ngã có tính vơ thức: kìm hãm việc thỏa mãn các nhu cầu, nó vơ hình khơng thể lĩnh hội bằng giác quan, mà nó ở trong tâm linh, trú ngụ trong tiềm thức, đối lập với ý thức cịn gọi là vơ thức
Hình 3.27
→ Nội dung của tác phẩm Siêu thực đồng nhất với cái vô thức của người nghệ sĩ.
Nguyên lý cơ bản của trường phái Siêu thực là giải phóng các sức mạnh sáng tạo của trí nhớ vơ thức ra khỏi sự kiểm sốt của óc lý luận và lý trí.
Quan niệm: Chủ nghĩa Siêu thực quan niệm có hai thế giới:
+ Thế giới hiện thực là thế giới hữu hình, cảm nhận bằng đời sống, có thể cảm thấy, sờ thấy và quá quen thuộc.
+ Thế giới siêu thực chỉ cảm thấy và tìm được trong tiềm thức của con người, lúc mê sảng, khi rối loạn thần kinh, lúc đãng trí hay tinh thần suy nhược.
→ thế giới siêu thực là mảnh đất chủ yếu của người nghệ sĩ, là nơi cần tìm kiếm, khám phá mn vàn điều thiêng liêng, bí ẩn, những sự thật sâu kín và chính xác nhất trong tâm hồn con người.
→ Họa sĩ Siêu thực đánh giá cao những hình ảnh xuất hiện trong trí não khi ngủ hay trong những giấc mộng.
- Họ dùng nghệ thuật để thể hiện những khát khao ham muốn bị ức chế mà giấc mơ là sự thỏa mãn những ham muốn bị dồn ép, tràn ngập lên ý thức
Các dạng biểu hiện của chủ nghĩa Siêu thực
- Dạng vẽ hồn tồn khơng có thực: là sản phẩm của trí tưởng tượng của con người có tâm trạng bế tắc, lo âu về hướng đi số phận của con người, quái tượng của những cơn ác mộng tiêu biểu họa sĩ Max Ernts
- Dạng hỗn hợp hư và thực: dạng này biểu hiện ở chỗ những cảnh thực xen kẽ với những cảnh như trong mộng, trong lúc tâm thần điên loạn. Tiêu biểu trong dạng này nhấn mạnh chất Siêu thực trữ tình của Chagan và Dali
+ Joan Miró: tác phẩm có những yếu tố của nghệ thuật ngun thủy, thần thoại, có
những cách tân nhưng khơng phơ bày những thuật bề ngồi của Siêu thực
+ Paul Delvaux : phụ nữ xuất hiện với quang cảnh lạ lùng của kiến trúc quý phái, đầy ứ những ảo giác khích dục
+ René Magritte: kết hợp một cách thuyết phục mà vẫn ngộ nghĩnh giữa người và đồ vật đặt kề nhau để diễn tả.
+ Edward Wadsworth dùng tempera thể hiện sự trong sáng nhưng giống như mộng về sự cặp kè khập khiễng giữa thực tế hàng ngày và thực tế Siêu thực mới
+ Yves Tanguy: nhãn quang mơ mộng, mô tả tỉ mỉ những dù là vật thể tưởng tượng
+ Veristic Surrealist với ảo tưởng biến thành tranh với độ phẳng và bóng Họa sĩ tiêu biểu - Salvador Dali
- Salvador Dali là người Tây Ban Nha, là họa sĩ vĩ đại, điển hình nhất của nghệ thuật Siêu thực
- Dali bắt đầu từ nghệ thuật hiện thực: tranh tả thực cao độ của ông như Cô gái bên cửa sổ, Giỏ bánh mì…
- 1924, 1925 Dali bắt đầu đi vào phong cách Siêu thực. * Đặc trưng nghệ thuật Siêu thực của Dali
- Say mê cái kỳ dị, cái phi lý, cái không tương hợp
- Chú trọng sự kỳ diệu và chất thơ - Tranh Siêu thực của Dali:
Hình 3.28 + Màu sắc tươi sáng.
+ Các hình tượng trong tranh được sắp xếp theo một trật tự logic, một trật tự riêng của họa sĩ.
Hình 3.29 + Cách vẽ tỉ mỉ, cầu kỳ với nét bút nhỏ
+ Tác phẩm Sự dai dẳng của ký ức (1931): thể hiện sự vĩnh hằng của trí nhớ thơng qua hình tượng cái đồng hồ bị đập bẹp treo trên cành cây khô chảy thõng xuống như bánh đa nhúng nước. Dali kết hợp một kỹ thuật hiện thực và hình ảnh siêu thực để thể hiện một hiện thực hư ảo cùng lúc gạt bỏ quy ước hiện thực: vật rắn thành vật mềm, mềm thành rắn, cân bằng lại biến đổi…Dali sơn một cách tỉ mỉ với nét dầy đặc chẳng khác nào món nữ trang, cả độ sáng cũng cẩn thận tính đến độ đậm nhạt, đến lần sơn lót, tiền cảnh đến hậu trường, chuyển từ vàng chói sang thẫm dần. Nét bút tinh tế cộng với sự cầu kỳ, dần từng chấm một.
Hình 3.30
- Tác phẩm Hươu cao cổ bốc cháy: lột tả cảm giác phập phồng trong cơn hoang tưởng, lửa bốc rừng rực trên thân hươu cao cổ bên cạnh những hình người biến dạng