Về thái độ

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD THCS (Trang 33 - 71)

II. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG THễNG QUA CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

c. Về thái độ

Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (thờng xuyên quan tâm đến việc giữ gìn, chăm sóc sức khoẻ và thực hiện đều đặn kế hoạch rèn luyện thân thể).

2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuẩn kiến thức, kĩ năng

2.1. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuẩn kiến thức

a. Thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi ngời nên cần phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

- Tự chăm sóc sức khỏe là biết giữ vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, không hút thuốc lá và các chất gây nghiện khác. Phải biết phòng bệnh, khi có bệnh phải đến thầy thuốc khám và điều trị.

- Tự rèn luyện thân thể là tập thể dục hàng ngày và hoạt động thể thao đúng mức để thân thể khỏe mạnh, sức lực dẻo dai, hạn chế ốm đau, bệnh tật.

+ Hoạt động thể thao đúng mức là lựa chọn môn thể thao phù hợp với sở thích, tình trạng sức khỏe của bản thân; tập luyện vừa phải, đúng lúc, khoa học.

b. ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (về mặt thể chất và tinh thần). - Mặt thể chất : Giúp chúng ta có một cơ thể khoẻ mạnh, cân đối, có sức chịu đựng dẻo dai, thích nghi đợc với mọi sự biến đổi của môi trờng và do đó làm việc, học tập có hiệu quả.

- Mặt tinh thần : Thấy sảng khoái, sống lạc quan, yêu đời. c. Cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

- Những việc cần làm để chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân nh : giữ gìn vệ sinh cá nhân (vệ sinh răng miệng, tai, mũi, họng, mắt) ; ăn uống, sinh hoạt điều độ, đảm bảo vệ sinh, đúng giờ giấc ; kết hợp học tập, làm việc, nghỉ ngơi hợp lí ; luyện tập thể dục, thể thao thờng xuyên ; phòng bệnh cho bản thân, khi thấy có bệnh thì kịp thời đến cơ sở y tế để khám và điều trị.

- Cách khắc phục những thiếu sót, những thói quen có hại, ví dụ : Ngủ dậy muộn, ăn nhiều chất kích thích, ăn đồ tái sống, để sách quá gần khi đọc.

2.2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kĩ năng minh họa cho chuẩn kĩ năng

a. Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của ngời khác.

- Phân biệt đợc hành vi nào là có lợi, phù hợp với yêu cầu rèn luyện thân thể, sức khoẻ ; hành vi nào là có hại cho sức khoẻ, có thể dẫn tới ốm đau, bệnh tật (ví dụ : thức quá khuya, dùng chất kích thích)

b. Biết đa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

Ví dụ : khi trời rét thì phải mặc đủ ấm ; trời nắng nóng thì phải đội mũ nón khi ra đ- ờng, tắm rửa thờng xuyên ; khi thấy ngời mệt mỏi phải báo cho cha mẹ biết để kịp thời khám chữa ;

c. Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực hiện theo kế hoạch đó : Chỉ ra đợc những việc làm, cách làm và thời gian, thời điểm thực hiện, cần sự hỗ trợ từ ai Và thực hiện đúng kế hoạch. Ví dụ : Kế hoạch tập bơi vào mùa hè.

3. Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp bài học GDCD

a. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi ngời nên cần phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

- Trớc hết giáo viên cần cho học sinh hiểu khái niệm “sức khoẻ”.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để rút ra vai trò quan trọng của sức khoẻ con ngời thông qua câu hỏi : Trong cuộc sống hàng ngày, những hoạt động nào cần phải có sức khoẻ mới thực hiện đợc ?

+ Giáo viên chốt : Thực hiện bất kì một hoạt động nào cũng cần phải có sức khoẻ. Con ngời cần phải có sức khoẻ mới thực hiện đợc ớc mơ, hoài bão. Sức khoẻ có vai

trò vô cùng quan trong với cuộc sống con ngời, có sức khoẻ là có tất cả. Vì vậy cần phải biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.

b. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và chuẩn kĩ năng (biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, đa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống, đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực hiện theo kế hoạch).

- Giáo viên tổ chức cho học sinh sắm vai thể hiện các cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

+ Nêu câu hỏi để học sinh tự khái quát cách tự chăm sóc rèn luyện thân thể.

+ Giáo viên chốt : Những việc cần làm để chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân nh : giữ gìn vệ sinh cá nhân; ăn uống, sinh hoạt điều độ, đảm bảo vệ sinh, đúng giờ giấc ; kết hợp học tập, làm việc, nghỉ ngơi hợp lí ; luyện tập thể dục, thể thao thờng xuyên ; phòng bệnh cho bản thân, khi thấy có bệnh thì kịp thời đến cơ sở y tế để khám và điều trị ;...

- Giáo viên nêu vấn đề : Cần làm gì để khắc phục một số thói quen có hại cho sức khỏe (thức quá khuya, ngồi sai t thế khi học bài,...) ?

+ Giáo viên chốt : trớc tiên cần phân biệt đợc hành vi nào là có lợi, tốt cho sức khoẻ ; hành vi nào là có hại cho sức khoẻ, có thể dẫn tới ốm đau, bệnh tật ; cần có kế hoạch khắc phục những thói quen có hại và kiên trì thực hiện kế hoạch đó.

- Giáo viên nêu một số tình huống yêu cầu học sinh đa ra cách xử lí để tự chăm sóc rèn luyện thân thể.

c. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm câu hỏi : Việc chăm sóc và rèn luyện thân thể đem lại những lợi ích gì về mặt thể chất và tinh thần?

+ Giáo viên chốt : Về mặt thể chất, việc tự chăm sóc và rèn luyện sức khỏe giúp chúng ta có một cơ thể khoẻ mạnh, cân đối, có sức chịu đựng dẻo dai, thích nghi đợc với mọi sự biến đổi của môi trờng và do đó làm việc, học tập có hiệu quả. Về mặt tinh thần, giúp ta cảm thấy sảng khoái, sống lạc quan, yêu đời.

Bài 3

Tiết kiệm

1. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu tiết dạy a. Về kiến thức

- Nêu đợc thế nào là tiết kiệm :

- Hiểu đợc ý nghĩa của sống tiết kiệm. b. Về kĩ năng

- Biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản thân và của ngời khác.

- Biết đa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, thời gian, công sức trong các tình huống.

- Biết sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền bạc, thời gian một cách hợp lí, tiết kiệm. c. Về thái độ

- Ưa thích lối sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa, lãng phí.

2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuẩn kiến thức, kĩ năng.

2.1. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuẩn kiến thức.

a. Nêu đợc thế nào là tiết kiệm :

- Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của ngời khác.

- Cần phân biệt giữa tiết kiệm với hà tiện, keo kiệt và xa hoa, lãng phí.

- Hà tiện, keo kiệt là sử dụng của cải, tiền bạc một cách hạn chế quá đáng, dới mức cần thiết .

- Xa hoa, lãng phí là tiêu phí của cải, tiền bạc, sức lực, thời gian quá mức cần thiết.

b. Hiểu đợc ý nghĩa của sống tiết kiệm.

- Về đạo đức : Đây là một phẩm chất tốt đẹp, thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của mình và của xã hội, quý trọng mồ hôi, công sức, trí tuệ của con ngời.

+ Sống hoang phí dễ dẫn con ngời đến chỗ h hỏng, sa ngã.

- Về kinh tế : Tiết kiệm giúp ta tích luỹ vốn để phát triển kinh tế gia đình, kinh tế đất nớc.

- Về văn hoá : Tiết kiệm thể hiện lối sống có văn hoá.

2.2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kĩ năng minh họa cho chuẩn kĩ năng

a. Biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản thân và của ngời khác.

- Biết quan sát thực tế, liên hệ, tự đánh giá và đánh giá. Việc đánh giá dựa trên các biểu hiện của tiết kiệm, lãng phí hoặc hà tiện.

b. Biết đa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, thời gian, công sức trong các tình huống.

Ví dụ : tổ chức sinh nhật phù hợp với điều kiện sống của gia đình và với mức sống chung ; chứng kiến việc làm lãng phí điện, nớc của bạn bè hoặc ngời khác phải góp ý, tìm cách ngăn chặn ; bạn rủ xem phim trong giờ tự học phải biết từ chối, tranh thủ thời gian tập trung vào việc học bài, làm bài ;...

c. Biết sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền bạc, thời gian một cách hợp lí, tiết kiệm.

- Thực hành tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày. GV cần đặt ra yêu cầu đối với HS và kiểm tra việc thực hiện qua quan sát, trao đổi...

3. Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp bài học GDCD

a. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Nêu đợc thế nào là tiết kiệm và kĩ năng (nhận xét, đánh giá các biểu hiện của tiết kiệm, lãng phí hoặc hà tiện).

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm câu hỏi tìm hiểu truyện đọc trong Sgk.

+ Giáo viên chốt : Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của ngời khác.

- Giáo viên cho học sinh sắm vai thể hiện tình huống để phân biệt tiết kiệm với hà tiện, keo kiệt.

+ Giáo viên chốt : Hà tiện, keo kiệt là sử dụng của cải, tiền bạc một cách hạn chế quá đáng, dới mức cần thiết .

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu tìm và phân loại các hành thể hiện sự vi tiết kiệm và hành vi thể hiện sự xa hoa, lãng phí.

b. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Hiểu đợc ý nghĩa của sống tiết kiệm và kĩ năng (đa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện sự tiết kiệm ; biết thực hành tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày).

- Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu học sinh suy nghĩ (động não) để trả lời : Theo em, vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm ?

+ Giáo viên chốt những lợi ích của việc sống tiết kiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

- Giáo viên đa ra một sỗ tình huống mở (cha có cách xử lí) và yêu cầu học sinh đa ra cách xử lí với từng tình huống cụ thể thể hiện sự tiết kiệm.

- Giáo viên yêu cầu các nhóm lập kế hoạch tiết kiệm sách vở, đồ dùng.

Bài 6

Biết ơn

1. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu tiết dạy a. Về kiến thức

- Nêu đợc thế nào là biết ơn.

- Nêu đợc ý nghĩa của lòng biết ơn. b. Về kĩ năng

- Biết nhận xét, đánh giá sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo của bản thân và bạn bè xung quanh.

- Biết đa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện sự biết ơn trong các tình huống cụ thể.

- Biết thể hiện sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh hùng, liệt sĩ… của bản thân bằng những việc làm cụ thể.

c. Về thái độ

- Quý trọng những ngời đã quan tâm, giúp đỡ mình. - Trân trọng, ủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn.

2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuẩn kiến thức, kĩ năng.

2.1. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuẩn kiến thức.

a. Nêu đợc thế nào là biết ơn.

- Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa với những ngời đã giúp đỡ mình, với những ngời có công với dân tộc, đất nớc. - Lòng biết ơn thể hiện ở thái độ, tình cảm, lời nói, cử chỉ đến hành động đền ơn đáp nghĩa, quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho ngời mà mình biết ơn. Ví dụ : thăm hỏi thầy cô giáo cũ ; hiếu thảo với cha mẹ ; giúp đỡ gia đình thơng binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng...

b. Nêu đợc ý nghĩa của lòng biết ơn.

- Lòng biết ơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa ngời với ngời.

2.2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kĩ năng minh họa cho chuẩn kĩ năng

a. Biết nhận xét, đánh giá sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo của bản thân và bạn bè xung quanh.

- Tự xem xét lại thái độ, hành vi của bản thân và quan sát thái độ, hành vi của bạn bè, đối chiếu với những biểu hiện của sự biết ơn để nhận xét, đánh giá thái độ, hành vi đó là biết ơn hoặc vô ơn, bạc bẽo, thờ ơ...

b. Biết đa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện sự biết ơn trong các tình huống cụ thể. - Học sinh đa ra cách ứng xử trong các tình huống nh : khi đợc ngời khác giúp đỡ ; khi cha mẹ ốm ; khi gặp lại thầy cô giáo cũ hoặc phải thể hiện lòng biết ơn đối với những ngời không trực tiếp giúp đỡ, chăm sóc, dạy dỗ mình (những ngời có công với cách mạng và gia đình của họ) thể hiện đạo lí của dân tộc ta “Uống nớc nhớ nguồn”. Ví dụ : Nhà trờng tổ chức đi thăm hỏi bà mẹ Việt Nam anh hùng hoặc làm vệ sinh, chăm sóc cây, hoa ở nghĩa trang liệt sĩ... em sẽ có thái độ nh thế nào và sẽ làm gì ?

c. Biết thể hiện sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh hùng, liệt sĩ… của bản thân bằng những việc làm cụ thể.

- Yêu cầu học sinh phải rèn luyện và thực hành sự biết ơn trong thực tế cuộc sống hằng ngày và qua các hoạt động do nhà trờng tổ chức, thể hiện học đi đôi với hành. GV quan sát hoạt động để điều chỉnh, đánh giá.

3. Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp bài học GDCD

a. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Nêu đợc thế nào là biết ơn và kĩ năng (nhận xét, đánh giá sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo của bản thân và bạn bè xung quanh ; đa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện sự biết ơn trong các tình huống cụ thể ; thể hiện sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh hùng, liệt sĩ… của bản thân bằng những việc làm cụ thể).

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc truyện đọc trong Sgk và trả lời câu hỏi tìm hiểu truyện đọc.

- Giáo viên cho học sinh xem một đoạn băng hình hoặc các hình ảnh nói về hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

+ Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi : Lòng biết ơn đợc thể hiện nh thế nào qua những việc làm trong đoạn băng hình trên ?

- Giáo viên khái quát nội dung bài học về lòng biết ơn.

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD THCS (Trang 33 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w