TẬP QUÁN GIAO TIẾP TIÊU BIỂU TRÊN THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch (nghề chế biến món ăn) (Trang 123 - 128)

Mã chương: MH08 – 08

Giới thiệu: Nội dung chương 8 giới thiệu với người học một số tập quán giao

tiếp tiêu biểu trên thế giới. Những phong tục tập quán giao tiếp theo tôn giáo, theo vùng lãnh thổ và dân tộc này có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, sở thích, động cơ và hành vi tiêu dùng của khách du lịch.

Mục tiêu:

- Trình bày được một số kiến thức cơ bản về tập quán giao tiếp tiêu biểu trên thế giới;

- Vận dụng được các kiến thức về tập quán giao tiếp tiêu biểu trên thế giới theo tôn giáo, vùng lãnh thổ và dân tộc trong hoạt động giao tiếp hằng ngày cũng như trong khi phục vụ khách;

- Rèn luyện được khả năng tư duy sáng tạo, tự tin linh hoạt trong quá trình giao tiếp và phục vụ khách.

Nơi dung chính:

1. Tập quán giao tiếp theo tôn giáo 1.1 Phật giáo và lễ hội

Phật giáo được lưu tồn và phát triển ở nhiều vùng, nhiều nước trên thế giới. Trên thế giới có khoảng 1 tỷ tín đồ đạo Phật, đa số là dân Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Lào, Cam Phu Chia, Thái Lan, Singgapo.

Một số tập tục và kiêng kỵ theo Phật giáo chú ý: - Xuất hành theo ngày giờ nhất định

- Làm việc lớn phải xem tuổi - Ra ngõ kiêng gặp phụ nữ

- Ngày tết, rằm, mồng 1 hàng tháng, ngày giỗ thường thắp hương cúng vái gia tiên và cửa Phật

Các lễ hội chủ yếu:

- Lê Phật Đản: ngày 15 tháng 4 âm lịch hang năm - Ngày lễ Vu Lan rằm tháng 7 hàng năm

1.2 Hồi giáo và lễ hội

Hồi giáo là tôn giáo tập trung chủ yếu ở vùng Ả Rập Trung Đông. Trên thế giới có chừng một tỷ người theo đạo Hồi. Là tín đồ thờ thần Ala, họ tin tưởng tuyệt đối và đặc biệt trung thành với Đạo của họ, nhiều nơi Hồi giáo là quốc đạo.

- Tập tục đạo Hồi rất khắt khe và kỳ lạ. Phụ nữ phải che mạng trên mặt khi ra đường. Nam có quyền lấy nhiều vợ, nhưng nếu vợ ngoại tình thì chồng có quyền đánh chết một cách bất công. Do vậy tối kỵ khi sàm sỡ, vuốt ve, bắt tay hoặc tán tỉnh phụ nữ đạo Hồi.

- Khi tiếp xúc với người đạo Hồi cần phải tơn trọng tín ngưỡng và tập qn của họ một cách nghiêm túc, nếu vi phạm dễ sinh ra rầy rà, phiền phức.

- Người theo đạo Hồi không lấy thức ăn bằng tay trái, muốn chỉ vào vật gì dùng ngón tay cái. Nêu có người mời ăn uống phải nhận lời, không được từ chối. Người đạo Hồi không uống rượu, không ăn thịt lợn, các loại thịt khác thường không ăn vào tháng 3 hàng năm.

Các lễ hội chủ yếu:

- Tháng Ramada I(tháng 9 theo lịch Hồi giáo) là tháng ăn chay (nhịn đói) của các tín đồ.

- Lễ hội Hiến sinh ( Grand Brain) vào tháng 10, tháng 12 ( tháng 3 lịch Hồi giáo) tín đồ đua nhau giết cừu làm lễ.

- Lễ giáng sinh của Đấng tiên tri (Rabi - Oul Aoual) vào ngày tháng 3 ( theo lịch hồi giáo vào khoảng tháng 3 dương lịch)

- Lễ thăng thiên của đấng tiên tri (Radjab) vào ngày 17 tháng 3 ( lịch Hồi giáo vào tháng 10 dương lịch)

1.3 Thiên chúa giáo và lễ hội

Thiên Chúa giáo (Kito giáo)có lịng tin tuyệt đối vào Đức Chúa trời. Họ rất trung thành với đức chúa trời, khơng thờ ai ngồi đức Chúa trời.

Một số tập tục kiêng kỵ cần chú ý:

- Nếu tỏ ra kính trọng tín đồ Thiên Chúa giáo thì được họ rất quý mến. Ngược lại, ai bài bác, chống đối thì họ sẵn sàng bảo vệ đến mức tử vì Đạo, bất chấp mọi nguy hiểm.

- Hàng ngày các con chiên thường đọc kinh cầu chúa đều đặn vào buổi sáng, ngày chủ nhật họ đến nhà thờ cầu kinh và rửa tội.

Lễ hội chủ yếu:

- Giáng sinh ngày 25 tháng 12 dương lịch, theo họ đây là ngày Chúa giáng sinh, lễ hội này thường kéo dài đến hết tết dương lịch.

1.4 Cơ đốc giáo và lễ hội

Cũng như Thiên chúa giáo và Tin lành, Cơ đốc giáo có ngày lễ hội lớn nhất là lễ Noel vào ngày 25 tháng 12 dương lịch. Vào ngày này các con chiên khơng làm gì hết mà tất cả kéo nhau đến các nhà thờ, nơi có chúa Rê Su ra đời.

Lễ hội thường kéo dài đến tận tết dương lịch. Riêng ở Á Đông lễ hội này kéo dài đến tận tết Nguyên đán.

Mùa Phục sinh vào cuối tháng 2 đến giữa tháng 4 dương lịch. Trong mùa lễ này có 2 ngày ăn kiêng thịt (ăn chay) vào thứ tư lễ Tro và vào thứ 6 Tuần Thánh (chúa chết) vào khoảng tháng 2 dương lịch.

Riêng Tây Ban Nha và các nước Nam Mỹ trước mùa Phục sinh có lễ hội náo nhiệt đó là lễ hội Carnavan. Trong lễ hội này dân chúng ăn chơi thỏa thích, thậm chí có người kiệt sức chết gục tại chỗ vì tham gia khiêu vũ và hóa trang trên đường phố.

1.5 Ấn Độ giáo và lễ hội

Ấn Độ giáo hay còn gọi là đạo Hinđu. Theo truyền thuyết Ấn Độ thời xưa các thần linh và quỷ dữ tranh nhau chiếc bình Kumbla đựng rượu tiên bất tử. Sau một hồi tranh cướp, cuối cùng thần Vishu đã chiếm được bình rượu tiên bất tử. Nhưng trong khi ơm bình bỏ chạy do vơ tình đã làm đổ ra 4 giọt rơi xuống 4 nơi. Trong đó Alahabad là nơi linh thiêng nhất và đó là chỗ hội tụ của ba con sơng. Từ đó, lễ hội Kumbla được tổ chức ba năm một lần ở một trong 4 nơi đó.

Hàng năm dân chúng ở khắp nơi Ấn Độ hành hương về dự lễ hội sơng Hằng rất đơng. Có tới cả chục ngàn người, họ đổ xuống dịng sơng tắm gội.

2 Tập quán giao tiếp theo châu lục2.1 Tập quán giao tiếp người châu Á 2.1 Tập quán giao tiếp người châu Á

Người Châu Á có những đặc điểm giao tiếp như sau:

- Trọng lễ nghi: Cử chỉ tác phong khi gặp gỡ tiếp xúc là khoan thai, mực thước. Coi việc chào hỏi đúng nghi lễ là thước đo phẩm hạnh của mỗi người.

Nghi thức chào hỏi thường là khoanh tay trước ngực, cúi gập người chào, chắp tay trước ngực, cúi đầu...Nếu gặp nhau mà khơng chào thì coi như vơ lễ, coi lời mời chào là rất quan trọng.

Tôn ti trật tự, ngôi lứa theo lứa tuổi, đẳng cấp, địa vị xã hội nền nếp gia phong rất được coi trọng.

- Trọng tín nghĩa: Theo quan niệm người châu Á thì tín đi với nghĩa. Thấy điều phải , điều nhân ái thì làm, điều trái phải chống lại , thấy điều nghĩa mà khơng làm thì khơng phải là người có dũng khí.

- Kín đáo, dè dặt trong giao tiếp: Người phương Đông không quá vội vàng, cởi mở vồn vã khi mới quen nhau.

- Ít bộc lộ cá tính: Trong cư xử người phương Đơng thường nhân danh tập thể, cộng đồng, cá nhân chìm vào danh nghĩa.

- Văn hóa ăn uống: Món ăn Trung Hoa là món ăn đặc trưng nhất được cả thế giới hâm mộ, mỗi món ăn có khẩu vị, nét văn hóa riêng.

Uống trà của người phương Đơng có nét văn hóa, có nơi trở thành một thứ đạo như Nhật Bản.

Người phương Đơng ăn bằng đũa thay vì bằng thìa dĩa như phương Tây, một số nước ăn bằng tay.

2.2. Tập quán giao tiếp của người châu Âu

Châu Âu là châu lục bao gồm nhiều nhiều nước có nền kinh tế phát triển khá cao và sớm nhất trên thế giới. Nếp công nghiệp lâu đời tạo ra tính cách rõ nét của người dân các nước Châu Âu. Thẳng thắn, bộc trực, sơi nổi, chính xác và nghiêm túc là đặc trưng nổi bật của tập quán giao tiếp người dân Châu Âu.

Người dân Châu Âu chủ yếu ăn bánh mỳ và dụng cụ ăn uống là thìa, dao, dĩa với các món ăn có thêm bơ sữa. Pháp là nơi sản sinh ra nhiều món ăn ngon và nổi tiếng nhất châu Âu.

Các nước Nam Mỹ hay còn gọi là Mỹ La Tinh rất hãnh diện về những nét đặc trưng của quốc gia mình. Họ ln được kính trọng trong quan hệ xã hội khơng chỉ do mầu da mà chính do sự giầu sang địa vị xã hội.

Mỹ La tinh chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Người Acsgentina có thói quen bắt tay trong bất cứ trường hợp nào như người Đức ở Châu Âu. Dân các nước khác cũng coi việc bắt tay như là một dấu hiệu của sự kính trọng.

Người Brazil nổi tiếng ham vui đến mức cuồng nhiệt, nhất là với bóng đá. Người EEcuador thường khơng nghiêm túc trong việc hẹn, nhất là hẹn thời gian. Người dân Mỹ có tính năng động cao, rất thực dụng. Mọi hoạt động đều được họ tính tốn kỹ lưỡng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tổng cục du lịch Việt Nam - Kỹ năng giao tiếp cách tiếp cận thực tế. 2. Đinh Văn Đáng - Kỹ năng giao tiếp, NXB Lao động xã hội, 2006

3. Trịnh Xuân Dũng, Nguyễn Vũ Hà - Giáo trình tâm lý du lịch - Trường THNVDLHN, 2003

4. Nguyễn Ngọc Nam, Nguyễn Hồng Ngọc, Nguyễn Công Thanh - ấn tượng trong phút đầu giao tiếp

5. Trịnh Quang Dũng - Nghệ thuật giao tiếp

6. Tài liệu giảng dạy của Trường SHATEX Singapore - Kỹ năng giao tiếp trong khách sạn.

7. GS Nguyễn Văn Lê - Tâm lý học du lịch

8. Nguyễn Đình Xuân - Tâm lý học về quản trị Doanh nghiệp

9. PGS.PTS. Nguyễn Xuân Sơn - Một số vấn đề cơ bản về lễ tân ngoại giao 10.PTS. Đinh Văn Tiến - Nghệ thuật đàm phán kinh doanh

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch (nghề chế biến món ăn) (Trang 123 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w