Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết vấn đề đói nghèo

Một phần của tài liệu Giáo trình công tác xã hội với người nghèo (nghề công tác xã hội) (Trang 26 - 28)

4.1. Giải quyết đói nghèo ở Thái Lan

Đối với Thái Lan tỉ lệ nghèo là 30% dân số trong thập kỷ 80 đến năm 1996 giam xuống cịn 3% (13 triệu người) bởi chính phủ Thái Lan thực hiện một số biện pháp sau:

- Đối với người nghèo Chính phủ cho vay bằng hiện vật để sản xuất, cho vay vật tư giá rẻ, chất lượng tốt.

- Thu mua các sản phẩm ngũ cốc rẻ, Ngân hàng cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp (3% năm) và cho nơng dân dùng thóc để thế chấp. Khi thóc được giá người dân bán thóc và hồn vốn cho Ngân hàng.

- Chính phủ Thái Lan áp dụng mơ hình gắn liền chính sách phát triển quốc gia với phát triển nông thôn. Thông qua việc phát triển nơng thân xây dựng những xí nghiệp ở làng q nghèo, phát triển mơ hình kinh doanh vừa và nhỏ, mở rộng các trung tâm dạy nghề ở nông thôn để giảm tỉ lệ thất nghiệp.

- Chính phủ Thái Lan cịn ban hành chính sách cải cách ruộng đất, qua đó người dân có quyền làm chủ ruộng đất. Nhà nước tạo điều kiện cho nông dân mở rộng quy mô, hướng nơng dân đi theo con dường sản xuất hàng hóa.

4.2. Giải quyết đói nghèo ở Trung Quốc

Trung Quốc là một nước đơng dân nhất thế giới và có khoảng 250 triệu người nghèo. Theo thống kê của Trung Quốc thì tỉ lệ đói nghèo chiếm khoảng 8,8% dân số (Số liệu của FAO, 1990). Ngay từ những năm 1980 Chính phủ đã đưa ra chương trình xóa đói giảm nghèo với những bước đi phù hợp, đến những năm 1990 số nghèo còn 125 triệu, đến 1995 còn 65 triệu.

Trong khi tập trung phát triển kinh tế thì Trung Quốc đã dành lượng lớn nhân lực, nguyên liệu và nguồn tài chính cho người nghèo để giải quyết vấn đề nghèo đói. Chính phủ Trung Quốc chủ trương phát triển ngành công nghiệp địa phương như: phát triển cơng nghiệp nơng thơn góp phần chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang lao động cơng nghiệp. Riêng vùng sâu vùng xa Chính phủ Trung Quốc chủ trương kết hợp khai thức tổng hợp nông nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển ngành nghề của địa phương, phòng chống dịch bệnh, phổ cập giáo dục, nâng cao trình độ văn hóa, trình độ kỹ thuật cho người lao động, khống chế mắc tăng dân số, khai thức hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái.

Ngồi ra cịn có chính sách tín dụng cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất thấp, thực hiện ưu đãi về thuế, tín dụng, tăng đầu tư, khuyến khích các tổ chức xã hội giúp đỡ các vùng nghèo, phổ biến kinh nghiệm từng vùng rồi nhân rộng với phương châm “Bà con giúp đỡ lần nhau”.

Trung Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp để đảm bảo tất cả những người lao động đề có việc làm với một hệ thống giúp người lao động đề có việc làm. Trung Quốc đã áp dụng chính sách kết hợp với những văn phòng giới thiệu việc làm với một hệ thống giúp người lao động có được việc làm. Cung cấp những dịch vụ tư vấn về công việc, vấn đề phát triển nơng nghiệp và nơng thong được chính phủ Trung Quốc ưu tiên thực hiện. Trung Quốc đã đặt ra những chương trình thí điểm nhằm chuyển giao cơng nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các vùng nông thôn và Trung Quốc đã thu được kết quả to lớn, sản xuất ngày càng phát triển.

4.3. Giải quyết vấn đề nghèo đói ở Ấn Độ

Ấn Độ là một nước có số người nghèo nhiều nhất thế giới và có khoảng 420 triệu người ở tình trạng đói nghèo, chiếm 55% dân số cả nước. Ấn Độ đưa ra vấn đề phát triển toàn diện nhằm khơi dậy tiềm năng ở nơng thơn, áp dụng những tiến

với nó là phát triển cơng nghiệp nơng thơn. Với các chương trình phát triên nơng nghiệp đạt được kết quả cao đã đưa Ấn Độ từ một nước phải nhật khẩu lương thực trở thành một nước có thể tự cung cấp lương thực cho nhân dân cả nước. Các vấn đề này đã được thể hiện ngay trong các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống về mặt kinh tế văn hóa và xã hội.

4.4. Giải quyết vấn đề đói nghèo ở Nhật Bản

Nhật Bản đã vươn lên là một nước cường quốc kinh tế, đời sống nhân dân được nâng cao nhờ áp dụng một số biện pháp xóa đói giảm nghèo sau:

- Thực hiện q trình dân chủ hóa sau chiến tranh nhằm tạo lập một nền kinh tế thị trường bao gồm nhiều chủ thể, có sự bình đẳng tương đối trong sản xuất kinh doanh, thực hiện dân chủ hóa lao động.

- Xóa bỏ cơ sở gây ra sự phân hóa giàu nghèo, tạo lập mặt bằng bình đẳng hơn cho xã hội. Đối với tài sản và đất đai thực hiện mục tiêu “ruộng đất cho dân cày”.

- Can thiệp mạnh mẽ của nhà nước vào nền kinh tế thị trường, đảm bảo sự phát triển mục tiêu ưu tiên.

- Tập trung cao cho phát triển kinh tế, làm cơ sở để cải tổ, hỗ trợ cuộc sống cho người nghèo, giảm phân hóa giàu nghèo và tạo nên sự cân bằng trong xã hội.

- Thực hiện chính sách cùng hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế.

- Thực hiện đánh thuế thu thập nhằm giảm bớt chênh lệch trong thu nhập. - Thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội như: thong qua hệ thổng bảo hiểm rộng lớn trên các lĩnh vực, tương trợ công cụ, dịch vụ, phúc lợi bảo hiểm xã hội…

Một phần của tài liệu Giáo trình công tác xã hội với người nghèo (nghề công tác xã hội) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w