BÀI 2 :HỆ THỐNG DỊCH VỤ XÃ HỘI HỖ TRỢ NGƯỜI NGHÈO
2. Hỗ trợ người nghèo về giáo dục
Giáo dục được Đảng và Nhà nước xem là quốc sách hàng đầu, cho nên hàng năm ngân sách đầu tư cho riêng lĩnh vực này là vô cùng lớn. Nhưng mức độ tham gia giáo dục của người nghèo nhìn chung là thấp đặc biệt là nhóm người nghèo ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng hải đảo xa xôi. Họ khơng có tiền cũng như khơng có điều kiện về cơ sở, vật chất cũng như cả về thời gian để tham gia học tập, nâng cao sự hiểu biết và năng lực cho bản thân cũng như các thành viên khác trong gia đình. Điều này đã tạo ra cái vịng luẩn quẩn của đói kém: Nghèo đói thì phải vất vả mưu sinh cho cuộc sống của gia đình, khơng có tiền để đầu tư cho học tập, khơng có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội dẫn tới hạn chế về mối quan hệ và giao tiếp,.. họ nghèo cả kiến thức, nghèo cả vốn xã hội điều này làm cho họ khơng biết phải giải quyết vấn đề của mình như thế nào. NVXH tham gia vào các hoạt động trợ giúp nhằm thúc đẩy dịch các DVXH tác động tích cực tới chất lượng cuộc sống của người nghèo, trong đó việc tác động tới các dịch vụ giáo dục dành cho người nghèo là vô cùng quan trọng và cần thiết. Hoạt động này nhằm giúp họ ý thức được vấn đề mà họ đang gặp phải, qua đó có trách nhiệm với chính mình và cộng đồng.
NVXH vừa tích cực tham gia đưa các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước đến với người dân nói chung và người nghèo nói riêng: chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp, nhất là bậc mầm non; tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên mà nhất là sinh viên nghèo. Đồng thời hỗ được được thụ hưởng, tiếp cận với các DVXH về giáo dục và thực hiện có hiệu quả nhất. NVXH tham gia thúc đẩy và hỗ trợ cho các nhóm người nghèo được tiếp cận với chính sách giáo dục, dịch vụ giáo dục dành riêng cho người nghèo như: tham gia vào các mơ hình giáo dục tập trung, trường bán trú dân nuôi dành cho người nghèo ở các vùng nghèo miền núi, các nhóm dân tộc thiểu số, giáo dục từ xa. Kết quả là các hoạt động về giáo dục cho người nghèo từng bước được mở rộng dưới nhiều hình thức với sự tham gia của nhiều đối tác xã hội, đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của người dân nghèo ở cả khu vực thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa được có cơ hội để học tập nâng cao kiến thức xã hội, ý thức và trách nhiệm xã hội của mình.
đó chính là vận động và tập trung các dịch vụ giáo dục nhằm để phổ cập xoá nạn mù chữ cho các nhóm người nghèo đặc biệt là trẻ em, thanh niên trong độ tuổi lao động. Đây cũng chính là một mục tiêu quan trọng mà Nhà nước ta rất quan tâm và rất ưu tiên, chú trọng đến để nâng cao trình độ dân trí cho họ, giúp họ hồ nhập với xã hội tiên tiến và là con đường để họ có thể tự nhận thức và vươn lên xố đói giảm nghèo.
Thực tế cho thấy, trong những nhóm chương trình được tiến hành trong giáo dục thì chương trình nâng cao chất lượng phổ thơng các cấp hầu như chưa có tác động trực tiếp tới học sinh nghèo vì hệ thống chủ yếu tập trung phục vụ cho chương trình này là các thiết bị cao cấp, kể cả máy vi tính. Điều đó là q xa vời đối với học sinh là con em nhà nghèo, đặc biết với dân tộc thiểu số thì đó quả là một giấc mơ. Chương trình dạy nghề đối với học sinh nghèo, nông thôn và dân tộc miền núi, vì nó khơng thuộc khu vực ưu tiên nên nó chưa có một hệ thống trung tâm dậy nghề và ít có khả năng với tới nguồn kinh phí ít ỏi của nhà nước dành cho lĩnh vực này và nguồn viện trợ từ nước ngoài.
Điều đáng lưu ý nhất là trẻ em nghèo khơng có khả năng kinh tế, thời gian để có thể tiếp cận với các cấp bậc học cao nên khơng đủ tiêu chuẩn văn hố để vào học các lớp dạy nghề; chính vì vậy có thể nói con nhà nghèo chưa được hưởng lợi từ chương trình này. Do đó, rất cần có sự can thiệp của những người làm CTXH, những NVXH không những tham gia vào q trình vận động, tham gia, hoạch định các chính sách cho họ mà cần thật sự chú trọng tới việc đào tạo trực tiếp, hỗ trợ người dân trực tiếp vào q trình được học nghề, học kiến thức để có thể thốt nghèo bền vững.
Việc hỗ trợ các nhóm người nghèo được tiếp cận có hiệu quả các DVXH để tăng cường sự hiểu biết, nâng cao năng lực không những là nhu cầu cần thiết đối với họ mà còn là giải pháp vơ cùng quan trọng và có hiệu quả lâu dài, là con đường gần nhất để sớm giúp họ có thể giảm nghèo, thốt nghèo bền vững. Có kiến thức đồng nghĩa với việc họ có thể có thơng tin, có thể tham gia vào các hoạt động xã hội, thiết lập được với các mối quan hệ trong và ngồi cộng đồng,. họ có thể tiếp cận được với các nguồn lực xã hội như vốn, khoa học - kỹ thuật,… qua đó tự mình có thể xóa bỏ được cái vịng luẩn quẩn của nghèo đói, thơng qua sự trợ giúp tích cực từ các cấp có thẩm quyền, các nhóm hỗ trợ trong cộng đồng và nhất là đội ngũ
NVXH, bản thân các nhóm người nghèo được tăng năng lực, được trao quyền, tự họ làm chủ được cuộc sống của chính mình và tham gia vào cơng cuộc XĐGN của đất nước.
Việc kết nối các nhóm người nghèo tiếp cận được với nguồn hỗ trợ của dịch vụ giáo dục gặp phải rất nhiều khó khăn: cả về thời gian, nhận thức cũng như sự hợp tác, tham gia. Chính vì vậy, khi tiếp cận và trợ giúp cho họ, đòi hỏi người làm CTXH cần phải có những hiểu biết sâu sắc, am hiểu về kiến thức cộng đồng, kiến thức văn hóa cộng đồng, gắn kết và đồng cam cộng khổ cùng với người nghèo, ở cùng, ăn cùng và làm cùng với họ, thực sự hiểu và nắm chắc được vấn đề, nhu cầu thực sự cần thiết của người nghèo trước khi tham vấn các dịch vụ giáo dục cho họ lựa chọn và sử dụng. Điều này cho thấy rằng thật sự cần thiết phải xây dựng và thành lập các trung tâm hỗ trợ cộng đồng, trung tâm học tập cộng đồng hay các mơ hình trợ giúp cho người nghèo được hướng dẫn và sử dụng các dịch vụ giáo dục của Nhà nước cũng như của tư nhân, mà ở đó rất cần những NVXH trực tiếp tham gia vào xuyên suốt quá trình, cũng như làm quản lý hay là một thành viên của các mơ hình, chương trình này.
Cụ thể, việc thực hiện có hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học, nhất là bậc mầm non; tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, nhất là sinh viên nghèo; Thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút đối với giáo viên cơng tác ở địa bàn khó khăn; khuyến khích xây dựng và mở rộng “Quỹ khuyến học"; ưu tiên đầu tư trước để đạt chuẩn cơ sở trường, lớp học ở các xã nghèo, thơn, bản đặc biệt khó khăn.
Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính Phủ Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 -2015;Thông tư liên tịch 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH, ngày 15/11/2010, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ- CP,14/5/2010.
Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình mơn: CTXH với người nghèo
+ Mục đích: Hỗ trợ con em hộ nghèo được tới trường học tập bình đẳng như các trẻ em khác, góp phần nâng cao trình độ văn hố của người nghèo.
+ Đối tượng: Con hộ nghèo trong danh sách do xã quản lý trong phạm vi cả nước; học sinh các xã có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn theo qui định hiện hành; học sinh các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên theo qui định hiện hành.
+ Chính sách hỗ trợ:
Được miễn giảm học phí theo quy định của nhà nước;
Được miễn, giảm các khoản đóng góp xây dựng trưởng học (theo quy định của địa phương);
Được hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập (đối với học sinh nghèo đồng bào dân tộc thiểu số).
+ Cách thức miễn giảm, hỗ trợ:
UBND xã xác nhận học sinh là con em hộ nghèo trong danh sách hộ nghèo xã quản lý;
Các cơ sở Giáo dục- Đào tạo thực hiện việc miễn giảm học phí cho học sinh thuộc diện hộ nghèo;
Hỗ trợ trực tiếp sách giáo khoa, vở viết cho học sinh nghèo dân tộc thiểu số thông qua các cơ sở giáo dục- đào tạo.
Ngồi chính sách hỗ trợ về giáo dục của nhà nước, tùy thuộc vào tình hình thực tế của địa phương (huy động nguồn lực cộng đồng) mà con hộ nghèo còn được hỗ trợ dụng cụ học tập, cấp học bổng khuyến học, cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, mở lớp học tình thương (lớp học tình thương có thể do chính quyền địa phương, các đoàn thể, tổ chức xã hội hoặc các cá nhân hảo tâm đứng ra tổ chức và đỡ đầu. Các em được đi học tại các lớp này khơng phải đóng góp, được hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập. Một số địa phương cịn hỗ trợ trong việc ni dưỡng những trẻ em này)...