Quan hệ chính trị, an ninh và quân sự

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga đối với Asean những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 49 - 55)

2.3. Sự triển khai chính sách đối ngoại của Nga với ASEAN trong thập

2.3.1 Quan hệ chính trị, an ninh và quân sự

Do vị trí địa lý đặc biệt của nước Nga, nằm trải dài qua hai châu lục Á - Âu nên Nga có tiềm năng giao thơng và q cảnh đặc biệt, khi Nga phát huy được lợi thế về vị trí này thì sẽ tạo điều kiện để phát triển ổn định. Mặt khác, phần lãnh thổ Châu Á của Nga chiếm phần lớn diện tích nhưng lại phát triển chậm chạp. Ảnh hưởng của các nước Đông Bắc Á, đặc biệt là Trung Quốc tại khu vực đang rất lớn. Do vậy, muốn giảm bớt nguy cơ bành trướng của các nước này, đồng thời gia tăng ảnh hưởng của mình thì Nga phải tăng cường phát triển phía Đơng và để thực hiện mục tiêu đó Nga cần phải tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực, trong đó ASEAN đóng vai trị quan trọng. Nhiệm vụ chiến lược về chính trị hiện nay của Nga là xây dựng một hệ thống hợp tác an ninh quốc tế hiệu quả, trên cơ sở cân bằng sức mạnh và hợp tác toàn diện. Tuy khơng có chung biên giới với ASEAN nhưng Nga cũng luôn ý thức được vị trí chiến lược về địa - chính trị của khu vực các nước ASEAN mà chủ yếu là do ASEAN án ngữ tuyến đường hàng hải quan trọng kết nối Nga với Ấn Độ Dương. Ngoài ra, sau khi Liên Xô tan rã, Nga đã mất quyền kiểm soát các hải cảng quan trọng ở Biển Đen và Baltic nên việc đảm trách nhiệm vụ vận tải biển và trung chuyển hàng hóa chủ yếu tập trung vào cảng Vladivostok ở miền Viễn Đơng của Nga. Vì thế, vai trị của vùng Viễn Đơng của Nga hiện nay là vô cùng quan trọng, là của ngõ trọng yếu về kinh tế và an ninh quốc phòng. Tăng cường sự hiện diện của mình ở Đơng Nam Á sẽ mang đến cho nước Nga những lợi ích về an ninh, kinh tế, đồng thời củng cố

an ninh - chính trị ở phía Đơng của Nga. Dựa trên cơ sở đó, Nga có khả năng

hướng Đơng của mình, phục vụ cho tham vọng vươn tới vị trí cường quốc như Liên Xơ trước kia.

Ngày nay, kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô, Liên bang Nga đã sớm

chủ động tham gia vào các quan hệ hợp tác về chính trị và an ninh với

ASEAN. Cụ thể thông qua các sự kiện như sau:

Từ năm 1991, Nga đã bắt đầu tham dự các hội nghị AMM và PMC với tư cách đối tác tư vấn.

Năm 1993, Nga chủ động đề xuất một số lĩnh vực hợp tác về an ninh

khu vực. Bộ trưởng ngoại giao Nga mời Tổng thư ký ASEAN và đại diện các nước thành viên ASEAN thăm Nga để tìm kiếm các cơ hội hợp tác.

Tháng 7 năm 1994, các bộ trưởng ngoại giao Nga và ASEAN đã tổ

chức cuộc họp tư vấn tại Bangkok và Nga tham dự phiên họp sáng lập Diễn đàn ARF (ngày 25/7/1994).

Tháng 10 năm 1994, Bộ trưởng ngoại giao Nga đề xuất việc thành lập

các Ủy ban hỗn hợp trên một số lĩnh vực hai bên có lợi ích chung. Qua đó đã

hình thành một số Ủy ban như Ủy ban hợp tác khoa học kỹ thuật Nga - ASEAN (ARCSTC).

Tháng 8 năm 1995, Nga tham dự Diễn đàn ARF lần thứ hai nhằm thúc đẩy tiến trình ARF.

Tháng 7 năm 1996, tại Hội nghị AMM ở Jakarta, Liên bang Nga được chấp thuận tư cách ―đối tác đối thoại đầy đủ‖ của ASEAN.

Tháng 8 năm 1996, Nga tổ chức hội thảo chuyên đề trong khuôn khổ ARF về các nguyên tắc an ninh và ổn định ở khu vực Châu Á - Thái Bình

Dương.

Tháng 6 năm 1997, tại Moscow, diễn ra phiên họp thành lập Ủy ban

hợp tác hỗn hợp Nga - ASEAN, thông qua 4 thiết chế tạo dựng cơ cấu đối thoại ASEAN - Nga.

Tháng 7 năm 1998, tại Moscow, diễn ra Hội nghị các quan chức cấp

cao ASEAN - Nga lần thứ nhất, xác nhận cơ chế đối thoại về các vấn đề chính

trị và an ninh.

Tháng 10 năm 1999, tại TP. Hồ Chí Minh, diễn ra Hội nghị các quan

chức cấp cao ASEAN - Nga lần thứ hai nhằm trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực có lợi ích chung.

Từ đó đến nay, dù tiến triển chưa nhanh chóng như mong muốn, nhưng

quan hệ chính trị - an ninh Nga - ASEAN diễn ra trên tinh thần nhất quán,

toàn diện, vững chắc và đã thu được một số kết quả nhất định như: Hai bên

đã duy trì đều đặn các cuộc gặp gỡ ở các cấp về các vấn đề cùng quan tâm trong khuôn khổ các cơ chế đối thoại ASEAN - Nga; Phát triển hợp tác và phối hợp trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc như tổ chức các cuộc gặp bên lề các khóa họp Đại hội đồng giữa bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN và

Nga; Tư vấn về các vấn đề trong chương trình nghị sự của ARF; Duy trì các

cuộc họp thường kỳ giữa các quan chức cấp cao ASEAN - Nga liên quan đến

vấn đề tội phạm xuyên quốc gia v.v…

Một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ

hợp tác an ninh - chính trị giữa Nga và ASEAN là việc ký ―Tuyên bố chung

về chống khủng bố quốc tế‖ ngày 2/7/2004 tại Jakarta. Nga và ASEAN một lần nữa đã khẳng định việc tạo ra một bộ khung hợp tác trong cơng cuộc phịng ngừa và ngăn chặn khủng bố quốc tế qua việc trao đổi thông tin tình báo và hoan nghênh sự hợp tác trong phạm vi pháp luật quốc tế thông qua việc ký kết các hiệp định hỗ trợ lẫn nhau. Theo nội dung của tuyên bố chung,

các thành viên cũng đã khẳng định mục đích của sự hợp tác này là tăng

cường và nâng cao hiệu quả trong cuộc chiến chống khủng bố.

Từ những diễn biến trong mối quan hệ hợp tác Nga - ASEAN về chính

trị và an ninh nêu trên, ta có thể kết luận rằng, lĩnh vực hợp tác chính trị - an

tuyên bố chung tại Hội nghị thượng đỉnh quan trọng Nga - ASEAN năm 2005. Nga và ASEAN đã xác định mục tiêu tăng cường hợp tác để đối phó và giải quyết các vấn đề toàn cầu như chống khủng bố, chống ma túy, rửa tiền, bn người, bn vũ khí và các vấn đề về môi trường, dịch bệnh. Hai bên đã khẳng định sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong khuôn khổ các tổ chức hợp tác khu vực như ARF và APEC. Nga và ASEAN cam kết mở rộng và tăng cường mối quan hệ hợp tác trong khuôn khổ SCO. Qua đó, cả Nga và ASEAN đều coi hợp tác đa phương có tác động to lớn đến quan hệ song phương của các quốc gia trong ASEAN với Nga cũng như quan hệ trong khu vực và toàn cầu

nói chung.

Trong lĩnh vực quân sự, với ưu thế về sức mạnh quân sự và ngành công nghiệp quốc phòng của Nga nằm trong những nước hàng đầu trên thế giới. Trong khi đó, nhu cầu về quốc phòng tại các nước ASEAN đang ngày càng

tăng, cho nên tiềm lực về hợp tác quân sự giữa Nga và ASEAN là rất to lớn. Chính sách về quốc phịng của một số nước ASEAN hiện nay đang có sự điều chỉnh quan trọng, đó là hướng tới đa dạng hóa nguồn cung cấp các loại vũ khí và trang thiết bị quân sự, tránh tập trung vào một thị trường nào đó và mặt khác, các nước này cũng đang tìm kiếm một số nguồn cung cấp khác, có chất lượng tốt nhưng giá cả cạnh tranh hơn. Cân đối với các yêu cầu trên thì Nga đang là một trong những đối tác cung cấp trang thiết bị quân sự được ASEAN quan tâm lựa chọn.

Quan hệ mua bán vũ khí giữa Nga và ASEAN trong những năm gần đây đang diễn ra rất sôi nổi, trong khi hoạt động trao đổi thương mại không cao như đối với Malaysia, Indonesia hay Philippines thì doanh số mua bán vũ khí lại khơng nhỏ. Hiện tại, Nga đang là một trong hai nước dẫn đầu về quốc phòng và xuất khẩu vũ khí trên thế giới. Trong hai năm, từ 2001 đến 2003, doanh số xuất khẩu vũ khí và khí tài quân sự của Nga sang các nước Châu Á - Thái Bình Dương (trong đó có ASEAN, trước hết là Malaysia, Indonesia và

Việt Nam) đã tăng gần 60 % , đạt 5.1 tỷ USD năm 2003 so với 3.2 tỷ USD vào năm 2001. 1 Trong ASEAN, các nước dẫn đầu trong hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga là Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Thailand.

Đối với Malaysia, ngay từ năm 1994, Nga đã ký hợp đồng cung cấp

máy bay tiêm kích Mig-29 cho Malaysia, đồng thời cùng nhau xây dựng Xí

nghiệp liên doanh kỹ thuật hàng không (Aerospace Technology System Corp.

- ATSC) để bảo trì và sửa chữa máy bay Malaysia đã mua của Nga. Năm

2003, Nga và Malaysia tiếp tục ký hợp đồng cung cấp máy bay tiêm kích Su-

30 MKM 18, với tổng trị giá 900 triệu USD. 2

Hợp tác quân sự giữa Nga và Indonesia cũng đang có những bước phát triển mới sau 27 năm bị gián đoạn, Nga và Indonesia đã ký Tuyên bố chung

năm 1997. Năm 2003, trong chuyến thăm của Tổng thống Indonesia đến Nga, hai nước đã ký Hiệp ước liên chính phủ về hợp tác kỹ thuật quân sự, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ song phương. Theo hiệp ước đã ký, năm 2003 Nga đã cung cấp cho Indonesia một máy bay SU-27 và một máy

bay SU-30 cùng ba máy bay trực thăng với tổng trị giá 193 triệu USD. Năm

2007, Nga và Indonesia thống nhất tiến hành chương trình hợp tác quân sự trung hạn. Qua đó, Indonesia đã ký hợp đồng trị giá 1 tỷ USD để mua của Nga một đội máy bay tiêm kích SU-30, một đội trực thăng và một tàu ngầm trang bị cho hạm đội hải quân của mình 3. Đối với Việt Nam, Nga đã cung cấp các máy bay SU-30 MK2 và một số máy bay SU-27 Flanker. Việt Nam có thể sẽ tiếp tục mua thêm các máy bay thuộc dòng SU- 30 của Nga. Đặc biệt, trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ ngày 14 đến 15/12/2009, Việt Nam đã ký với Nga hợp đồng trị giá tới gần 2 tỷ USD để mua 6 tàu ngầm hạng Kilo, một số máy bay và các thiết bị quốc phòng khác, nhằm tăng cường khả năng quốc phòng trong tình hình mới và tương –––––––––––––––

1. [11, tr.189]

xứng với sự tiến bộ trong phát triển kinh tế. 1 Một đối tác khác cũng là khách

hàng quan trọng của Nga trong ASEAN về thiết bị quân sự là Thailand. Trong

chuyến thăm Thailand của Tổng thống Nga vào tháng 10/2003, hai bên đã ký

ghi nhớ liên chính phủ về hiểu biết lẫn nhau và các vấn đề bảo đảm hậu cần quân sự. Nga sẽ cung cấp cho Thailand các loại trang thiết bị, vũ khí, kỹ thuật quân sự hiện đại và tiến tới xây dựng tại đây các trung tâm liên kết và bảo dưỡng vũ khí đã mua của Nga hoặc tổ chức sản xuất tại Thailand một số vũ khí theo giấy phép nhượng quyền của Nga. Ngoài ra, Nga cũng đã ký với Thailand một hiệp định sơ bộ, cung cấp cho Thailand 12 máy bay Sukhoi

(SU), trị giá 500 triệu USD. 2

Qua quá trình hợp tác quân sự giữa Nga và bốn đối tác chính của ASEAN trong khoảng thời gian hơn mười năm qua, có thể nhận thấy rằng ASEAN là một thị trường rất tiềm năng cho ngành cơng nghiệp quốc phịng

Nga. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế và tình hình an ninh có nhiều diễn biến

phức tạp, thì chi phí quốc phịng của một số nước ASEAN cũng gia tăng, và vì thế, Nga sẽ có một thị trường đầy hứa hẹn khi mà vũ khí, trang thiết bị quân sự của Nga được cung cấp với giá cả cạnh tranh và chất lượng bảo đảm. Các hợp đồng mua bán vũ khí giữa Nga và các nước ASEAN đã mang lại lợi ích cho cả 2 phía. Nga thu được cả lợi ích kinh tế (tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước) và chính trị (tăng cường ảnh hưởng tại khu vực), trong khi

ASEAN thì được trang bị vũ khí tối tân với giá cả vừa phải, tránh lệ thuộc quá nhiều vào Mỹ và các nước Tây Âu về vũ khí và thiết bị quân sự. Hợp tác quân sự giữa Nga và ASEAN ngày càng được đẩy mạnh không những đã mang lại lơi ích thiết thực cho cả Nga và một số nước ASEAN mà nó cịn góp phần thúc đẩy quan hệ Nga - ASEAN lên một tầm cao mới, tạo ra sự cân bằng ––––––––––––––

1. BBC.Việt Nam ký hợp đồng mua tầu ngầm của Nga.www.bbc.com.uk/vietnamese/russia-viet

contract. Ngày 16/12/2009. 2. [17, tr.157]

về an ninh giữa các nước lớn và đóng góp cho mục tiêu tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác ở Đơng Á và Thái Bình Dương.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga đối với Asean những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)