2.3. Sự triển khai chính sách đối ngoại của Nga với ASEAN trong thập
2.3.2 Quan hệ kinh tế
Quan hệ kinh tế thương mại nói chung giữa Nga và ASEAN đã được bắt đầu từ những năm 1990, ngay sau sự ra đời của Liên bang Nga, quan hệ đó ngày càng được được tăng cường trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế như thương mại, dịch vụ, đầu tư. Hai bên đã ký kết Hiệp định hợp tác kinh tế và phát triển vào cuối năm 2005 cũng như ―Chương trình hành động tổng thể xúc tiến hợp tác‖ cho thời kỳ 2005 -2015 đã mở ra một thời kỳ phát triển mới với chất lượng cao hơn trong quan hệ kinh tế Nga - ASEAN. Bước phát triển
mới này trong quan hệ Nga - ASEAN có nền tảng thơng qua hàng loạt các hoạt động kinh tế thương mại mà hai bên đã tiến hành trong nhiều giai đoạn trước đây. Theo số liệu của cơ quan thống kê hai bên, tốc độ tăng trưởng thương mại bình quân giữa Nga với ASEAN trong 15 năm, từ 1991 - 2005 đạt
6 - 7%/năm, con số này thấp hơn mức tăng trưởng thương mại chung của Nga
với thế giới trong cùng thời kỳ là 9%/năm. Trong khi đó, mức tăng trưởng thương mại chung của ASEAN là 10%. Qua số liệu trên, có thể thấy xu hướng trao đổi thương mại của cả Nga và ASEAN với các nước khác tăng nhanh hơn mức độ trao đổi thương mại hai chiều giữa Nga và ASEAN. Tuy
nhiên, trao đổi thương mại giữa Nga và ASEAN đã tăng mạnh trở lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1998. Năm 2005, kim ngạch buôn bán giữa Nga và ASEAN đạt gần 5 tỷ USD gấp 3,5 lần so với năm 1991, như vậy quan hệ thương mại hai chiều có xu hướng tăng mạnh tuy bị gián đoạn và suy giảm do khủng hoảng kinh tế Châu Á. Sau năm 1999, quan hệ thương mại song phương đã tăng mạnh trở lại. Cho tới trước giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 - 2009, xu hướng tăng trưởng thương mại giữa hai bên vẫn được
duy trì với tốc độ ngày càng tăng. Trong 3 năm, từ 2003 đến 2005, tốc độ gia tăng thương mại hai chiều đạt 30%/năm, cũng là giai đoạn có mức tăng trưởng thương mại cao nhất của hai bên. Đến năm 2005, tổng kim ngạch song phương đạt 4,7 tỷ USD. Nếu tốc độ này tiếp tục được duy trì, hai bên sẽ đạt mức giá trị thương mại hai chiều 76 tỷ USD vào năm 2015 1. Trong điều kiện
cả Nga và ASEAN đều là những nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng, bình
quân trên 5% trong những năm từ 2004 đến 2008. Do đó, tăng trưởng kinh
tế làm tăng thu nhập của người dân cũng như tăng khả năng chi trả cho hàng hóa nhập khẩu, từ đó góp phần thúc đẩy sự gia tăng về trao đổi thương mại giữa hai bên trong thời gian tiếp theo. Vào năm 2005, Nga là đối tác thương mại lớn thứ 15 của ASEAN, thương mại của ASEAN tập trung nhiều với các nước như Mỹ, Nhật, Trung Quốc và EU. Còn đối với Nga, ASEAN là đối tác thương mại đứng thứ 11 và các đối tác lớn trong thương mại của Nga là EU, các nước CIS, các nước Đông Bắc Á và Hoa Kỳ.
Trong số các nước ASEAN, các nước có kim ngạch thương mại lớn với
Nga là Thailand, Singapore, Việt Nam và Malaysia. Trong đó ba nước có kim
ngạch trên 1 tỷ USD với Nga năm 2005 là Thailand, Malaysia và Việt Nam. Trong thương mại Nga - ASEAN, Nga ln có thặng dư, thậm chí là có thặng dư lớn trong các năm 2000 - 2003. Điều này cho thấy hàng hóa của ASEAN
thâm nhập vào thị trường Nga cịn hạn chế. Xét về cơ cấu mặt hàng thì Nga chủ yếu xuất sang ASEAN các sản phẩm kim loại, hóa phẩm và các sản phẩm khai thác từ thiên nhiên, trong khi ASEAN xuất khẩu sang Nga các sản phẩm thiết bị điện máy, thực phẩm, dầu mỡ và các sản phẩm nông nghiệp. Về thương mại dịch vụ, tổng kim ngạch chiếm 10% thương mại Nga - ASEAN,
qua đó cho thấy thương mại giữa hai bên vẫn chủ yếu là thương mại hàng
hóa.
——————––
Bảng 2.1 dưới đây cho thấy số liệu về thương mại dịch vụ giữa Nga với các đối tác chủ yếu của ASEAN. Thương mại về dịch vụ Nga - ASEAN đi ngược với xu hướng thương mại chung giữa hai bên, khi Nga luôn là nước xuất siêu, trong khi đối với thương mại dịch vụ thì Nga lại là nước nhập siêu lớn, tiêu biểu là với Thailand, giá trị nhập khẩu luôn lớn hơn khoảng 5 lần xuất khẩu của Nga.
Để thấy rõ hơn về sự tăng trưởng thương mại và xu hướng thương mại
Nga - ASEAN trong một số năm đầu thế kỷ XXI, chúng ta hãy điểm qua quan
hệ thương mại giữa Nga với 4 đối tác chính thuộc ASEAN
Bảng 2.1: Thƣơng mại dịch vụ Nga với một số nƣớc ASEAN 2002 - 2005
Xuất khẩu đến (triệu USD) Nhập khẩu từ (triệu USD)
2002 2003 2004 2005 2002 2003 2004 2005 Tổng 82.769 125.084 110.128 165.706 278.395 182.539 243.086 291.144 Vietnam 19,552 24,011 30,067 49,249 11,858 11,615 27,923 80,706 Indonesia 2,919 8,835 1,906 4,596 124,059 1,886 2,455 3,873 Malaysia 3,392 6,869 7,910 10,214 4,408 4,771 6,798 10,399 Singapore 39,190 69,354 50,486 73,888 23,307 19,283 38,681 64,678 Thailand 11,189 14,362 17,832 25,332 108,732 141,290 166,288 130,530 Philippines 6,527 1,653 1,927 2,427 6,031 3,694 0,941 0,958
Nguồn: Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga (http://www.crb.ru)
Thailand là đối tác hàng đầu của ASEAN trong thương mại với Nga vào năm 2005. Thương mại song phương tăng trưởng nhanh, ổn định và đạt kim ngạch lớn nhất. Năm 2001 đạt 410 triệu USD, đến năm 2005 đã đạt trên 1,2 tỷ USD. Quan hệ thương mại Nga - Thái đã gia tăng đều cả xuất và nhập, thể hiện sự gia tăng và cân bằng cả trong xuất khẩu và nhập khẩu. Điều này
cho thấy sự khác biệt so với các đối tác khác của Nga trong ASEAN, như
Singapore thì giá trị nhập khẩu từ Nga lớn hơn nhiều so với giá trị xuất khẩu
sang Nga. Hay như với Việt Nam, đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga trong ASEAN thì Việt Nam vẫn là nước nhập siêu lớn từ Nga.
Đối với Việt Nam - đối tác có quan hệ truyền thống với Nga, hiện nay
tuy chưa có được vị trí là bạn hàng lớn nhất của Nga trong ASEAN nhưng thương mại Nga - Việt cũng đã gia tăng mạnh trong giai đoạn 2003 - 2005,
trong đó xuất khẩu của Nga sang Việt Nam vượt hơn hẳn so với nhập khẩu. Kim ngạch thương mại Nga - Việt đã tăng trưởng ổn định từ năm 1993 đến năm 2006. Năm 2005, kim ngạch thương mại hai chiều lần đầu tiên vượt mức 1 tỷ USD. Đặc biệt, chuyến thăm chính thức của Tổng thống Putin tháng
11/2006 cùng với đội ngũ các tập đoàn kinh tế hùng mạnh của Nga đã mở ra
một triển vọng to lớn về hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước trong những năm kế tiếp. Hiện nay, Việt Nam xuất sang Nga chủ yếu là hàng nông thủy sản như gạo, cao su, chè, các sản phẩm rau quả, đồ hộp, hạt tiêu, hải sản
và một số mặt hàng khác như hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may, giày dép … Nga xuất sang Việt Nam các mặt hàng có thế mạnh của Nga như sắt thép,
phân bón, hóa chất, thiết bị điện, phương tiện vận tải, phụ tùng và nguyên liệu. Do vị trí là cầu nối giữa Nga và các nước ASEAN khác, Việt Nam hiện chiếm khoảng 20% lượng trao đổi thương mại giữa Nga và ASEAN, đồng thời Nga cũng là cầu nối để hàng hoá của Việt Nam và ASEAN thâm nhập vào thị trường CIS và các nước Đông Âu khác.
Malaysia cũng là một trong các đối tác lớn của Nga trong ASEAN, tổng thương mại hai chiều theo các năm 2003, 2004 và 2005 đạt tương ứng là 740 triệu USD, 876 triệu USD và 1,1 tỷ USD . Trong buôn bán với Malaysia, giá trị hàng hóa xuất khẩu của Nga sang Malaysia thường cao hơn giá trị hàng hóa Nga nhập khẩu từ Malaysia (năm 2004, trong tổng kim ngạch 876 triệu USD thì xuất khẩu của Nga đạt 468 triệu USD và nhập khẩu đạt 408 triệu
USD, hay xuất siêu 60 triệu USD). 1 Tương tự như với các nước ASEAN khác, xuất khẩu của Nga sang Malaysia chủ yếu là các mặt hàng như phân bón hóa học và hóa chất, thép cuộn, sản phẩm kim loại và một số máy móc thiết bị dùng trong ngành hàng không. Nga nhập khẩu từ Malaysia các mặt hàng thiết bị điện, hàng điện tử gia đình, dầu cọ và sản phẩm dầu cọ, bột cacao và bơ cacao. Quan hệ kinh tế thương mại Nga - Malaysia được tăng cường, dựa trên cơ sở Hiệp định giữa hai bên về hợp tác kinh tế, ký năm 2000 và Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, ký năm 1997. Tháng 12/2005, hai bên đã
ký nghị định thư hoàn thành đàm phán song phương về việc Nga gia nhập WTO. Khả năng và triển vọng phát triển thương mại giữa hai nước cũng đã tiếp tục gia tăng kể khi hai bên ký Hiệp định hợp tác thương mại cùng trong thời gian trên. 2
Đối với Singapore, thương mại hai chiều Nga - Singapore cũng tăng
nhanh chóng trong những năm từ 2002 đến 2006. Năm 2002 thương mại song phương mới đạt 880 triệu Đô la Singapore thì đến năm 2006 giá trị thương mại song phương đã tăng lên 1,89 tỷ Đô la Singapore. Năm 2006. Nga xếp thứ 33 trong số các đối tác thương mại của Singapore, tăng 5 bậc so với năm
2005. Nhập khẩu của Singapore từ Nga tăng từ 682,2 triệu Đô la Singapore năm 2005 lên 1,16 tỷ Đô la Singapore năm 2006. 3 Trong xu thế tồn cầu hóa
ngày càng mạnh mẽ cùng với sự tăng trưởng cao của kinh tế Nga trong những năm vừa qua đã tạo điền kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hai bên.
Singapore nhập từ Nga các sản phẩm dầu khí, nhơm và thép và xuất sang Nga
máy tính và các cấu kiện liên quan. Hiện Singapore luôn nằm trong danh sách các đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong ASEAN và cũng do lợi thế về giao thơng vận tải biển, nơi trung chuyển hàng hóa lớn, cũng như nền kinh tế đạt trình độ phát triển cao trong khu vực nên triển vọng phát triển –––––––––––––
thương mại giữa Singapore và Nga rất to lớn. Singapore đã thiết lập Phòng thương mại Singapore tại Nga để tăng cường giao thương với Nga và Nga đang có kế hoạch tăng kim ngạch thương mại với Singapore lên 5 tỷ USD/năm vào năm 2015.
Ngoài 4 nước nêu trên, thương mại giữa Nga và các nước khác trong ASEAN chưa cao. Với Indonesia, kim ngạch năm 2001 đạt 203,5 triệu USD và tới năm 2005 mới đạt 500 triệu USD. Tuy giá trị có tăng nhưng so với kim ngạch giữa Nga và 4 nước Thailand, Việt Nam, Malaysia và Singapore thì giá trị thương mại giữa Nga và Indonesia còn quá thấp, cho dù Indonesia là
nước đông dân nhất và thị trường lớn nhất ASEAN. Đối với các nước
Philippines, Laos và Campuchia thì kim ngạch thương mại của Nga cịn thấp
hơn. Tuy nhiên, kim ngạch giữa Nga và ba nước trên đang có xu hướng gia tăng. Thương mại song phương Nga - Philippines đạt khoảng 400 triệu USD
vào năm 2005, giá trị trao đổi đối với Laos và Campuchia còn rất thấp, mỗi nước chưa tới 15 triệu USD mỗi năm.
Qua thực tế, giá trị trao đổi thương mại với ASEAN chưa cao và chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên, Nga cho rằng cần phải nâng cao giá trị trao đổi thương mại lên cao hơn nữa. Qua các cuộc gặp cấp cao, Nga vẫn đang kêu gọi các nước Đơng Nam Á tìm kiếm các biện pháp để tăng cường giao thương giữa hai bên. Thế mạnh của Nga chính là các mặt hàng dầu mỏ và khí đốt, trong khi nhu cầu về năng lượng ngày càng gia tăng nhanh do tăng trưởng kinh tế trong các nước ASEAN. Ngoài ra, sắt thép và kim loại màu
cũng là những mặt hàng xuất khẩu chính của Nga sang ASEAN. Về phía
ASEAN, các nước này có thế mạnh về hàng gia dụng, cơng nghiệp hàng tiêu dùng và các sản phẩm nông lâm thủy sản (sơ đồ minh họa).
Sơ đồ minh họa: Đánh giá khả năng sản xuất và nhu cầu hàng hóa của
Nga và ASEAN
Nga có khả năng Nga có nhu cầu
ASEAN có
khả năng
Máy móc, thiết bị cơ khí. Gạo, lâm thủy sản, máy móc, thiết bị điện, điện tử, xe cộ.
ASEAN có
nhu cầu
Dầu mỏ, khí đốt, sắt thép, cơng nghiệp quốc phịng.
Máy móc, thiết bị điện, điện tử, xe cộ.
Qua minh họa trên, ta nhận thấy tiềm năng rất lớn trong quan hệ thương
mại giữa hai bên. Hai bên đều có những thế mạnh và khả năng nhất định và cùng phù hợp với nhu cầu của mỗi bên. Đặc biệt là nhu cầu về năng lượng và các trang thiệt bị quân sự với giá cả hợp lý đối với ASEAN và các mặt hàng tiêu dùng, nông lâm thủy sản đối với Nga. Vấn đề còn lại để nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của hai bên là cần phải tháo gỡ các rào cản còn tồn tại như: Nga chưa gia nhập WTO, khâu thanh toán chưa thuận tiện, phải thanh toán qua nước trung gian, sự hiểu biết chưa cao của người tiêu dùng và doanh nghiệp hai bên về thị trường của mỗi bên, chưa coi trọng đúng mức công tác xúc tiến thương mại… đang làm hạn chế khả năng buôn bán giữa Nga và
ASEAN.
Một lĩnh vực quan trọng khác trong quan hệ kinh tế giữa Nga và ASEAN đó là quan hệ về đầu tư. Hiện nay, quy mô về đầu tư của hai bên vào thị trường của nhau đang ở mức độ thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Quan hệ đầu tư giữa hai bên cũng biến động theo tình trạng kinh tế chung của Nga, ASEAN cũng như những biến động chung của kinh tế thế giới.
Đầu tư của ASEAN vào Nga chủ yếu là các doanh nghiệp Singapore do nơi đây là trung tâm tài chính và trụ sở kinh doanh của nhiều Cơng ty hàng đầu thế giới. Tính đến tháng 6/2003, tổng giá trị đầu tư của Singapore vào Nga đạt 770 triệu USD. Các công ty của Singapore đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực tại Nga, như sản xuất lốp xe, sản xuất thiếc, công nghệ thực phẩm, hợp tác khai thác dầu và đánh bắt hải sản. Giá trị và lĩnh vực đầu tư của Singapore vào Nga đang có xu hướng tăng nhanh. Hai bên đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần vào năm 2002, tháng 8 năm 2006, hai bên cũng đã ký biên bản ghi nhớ về tìm hiểu hợp tác kinh tế trên các khu vực kinh tế đặc biệt của Nga (SEZs) cũng như chia sẻ với Nga về kinh nghiệm phát triển các khu công nghiệp ở Singapore và các nước khác. Nga có kế hoạch thành lập 6 SEZs nên rất cần sự hợp tác và giúp đỡ của Singapore.
Về phía các doanh nghiệp Nga, Singapore có mơi trường đầu tư khá lý tưởng để họ tìm kiếm và mở rộng cơ hội tăng trưởng tại thị trường năng động của Châu Á. Bên cạnh việc là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu
Châu Á, Singapore cịn có nhiều lợi thế mà nhiều quốc gia ASEAN khác chưa
thể có được như cảng container lớn nhất thế giới với hơn 200 tuyến hàng hải nối với 600 cảng và 123 quốc gia trên thế giới. Ngồi ra, cảng hàng khơng Changi là một trong những cảng hàng không tầm cỡ thế giới với 4.000 chuyến bay mỗi tuần đến hơn 180 thành phố. Với những ưu thế nổi trội như vậy, Singapore đã thu hút 137 doanh nghiệp của Nga kinh doanh và hoạt động và các doanh nghiệp Singapore cũng có nhiều cơi hội thiết lập quan hệ đối tác với các doanh nghiệp Nga ngay tại đây. 1
Những nhà đầu tư khác đến từ ASEAN hiện cũng có một số dự án tại Nga như khai thác rừng, quặng, các sản phẩm giấy, dệt may, viễn thông và du lịch. Tuy nhiên, xét về quy mơ thì các dự án trên chủ yếu vẫn là các dự án nhỏ, chẳng hạn như các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sang Nga 11 dự án