Mối quan hệ hữu nghị Việt - Nga đã có lịch sử lâu dài. Giữa thế kỷ XIX, các tàu thủy của Nga đã cập cảng Sài Gòn. Cách mạng tháng Mười năm 1917 đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người và có ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Việt Nam. Đi theo con đường của chủ nghĩa Mác - Lênin và Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, cách mạng Việt Nam đã đi đến thắng
lợi hồn tồn.
Liên bang cộng hịa xã hội chủ Xơ viết (Liên Xô) đã thiết lập quan hệ
ngoại giao chính thức với nước Việt Nam dân chủ cộng hịa từ năm 1950 và từ đó đến khi Liên Xơ tan rã, quan hệ Xô - Việt đã không ngừng củng cố và
phát triển, là đồng minh chiến lược của nhau và Liên Xô đã luôn coi Việt
Nam như là tiền đồn của chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam Á. Quan hệ Xô - Việt
là quan hệ toàn diện trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, qn sự… Nhân dân Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ to lớn và chí tình từ
chính phủ và nhân dân Liên Xô qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ cứu nước. Sau khi hịa bình lập lại, Việt Nam thống nhất, Liên Xô
đã tiếp tục giúp đỡ Việt Nam xây dựng lại đất nước sau nhiều năm bị chiến
tranh tàn phá. Quan hệ Xô - Việt đã phát triển lên một nấc thang mới qua việc hai bên ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (11/1978). Liên xô đã cung cấp nguồn vốn lớn để giúp Việt Nam cơng nghiệp hố đất nước. Nhiều cơng trình to lớn với sự giúp đỡ về vốn và kỹ thuật của Liên Xô đã được xây dựng như nhiệt điện Phả Lại, thủy điện Trị An, thủy điện Hịa Bình, cầu Thăng Long… Về mặt an ninh, thông qua Hiệp ước hữu nghị và hợp tác đã hình thành cơ chế đảm bảo an ninh tương hỗ giữa hai nước. Liên Xô sử dụng cảng Cam Ranh và
lập căn cứ không quân và hải quân tại Đà Nẵng, qua đó đã tăng cường sức mạnh và tầm hoạt động của hải qn Xơ viết tại khu vực Thái Bình Dương.
Trên lĩnh vực giáo dục và khoa học kỹ thuật, trong giai đoạn 1955 - 1990, Liên Xô đã giúp Việt Nam đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ
thuật để quản lý đất nước theo mơ hình của Liên Xơ. Hàng ngàn sinh viên,
cán bộ Việt Nam đã sang Liên Xô học tập và nghiên cứu (xem số liệu tr.76).
Đây là lực lượng trí thức quan trọng góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng đất nước của Việt Nam cũng như là cầu nối để tăng cường quan hệ hợp tác hai nước Việt - Xô trước đây và Việt - Nga sau này, là một lợi thế rất lớn trong quan hệ Nga - ASEAN mà khơng một nước ASEAN nào có được.
Từ sau sự kiện Liên Xô tan rã (12/1991), quan hệ Việt Nga đã có những thay đổi rất sâu sắc và có thể chia thành hai thời kỳ như sau:
Thời kỳ từ 1991 - 1999, được chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1991 -1993: Đây là giai đoạn khó khăn nhất của quan hệ Việt - Nga (kế thừa từ quan hệ Việt - Xô trước kia). Quan hệ Việt - Nga lúc
này suy giảm mạnh và hầu như bị ngừng trệ. Nguyên nhân chủ yếu là do cả
Nga và Việt Nam khi đó đều đang định vị lại hệ thống các lợi ích quốc gia của mình, cũng như sự ưu tiên đối ngoại của từng nước đã trở nên khác biệt
nhau trong hoàn cảnh quốc tế mới. Liên bang Nga theo đuổi chính sách đối ngoại ―định hướng Đại Tây Dương‖, đặt quan hệ với các nước tư bản phát triển phương Tây lên hàng đầu. Còn Việt Nam đang coi trọng việc cải thiện quan hệ với các nước láng giềng và chưa xác định được định hướng đối ngoại với đối tác mới là Liên bang Nga sẽ như thế nào. Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến quan hệ Việt - Nga chưa phát triển là vì sự biến đổi nhanh chóng của tình hình quốc tế, mà hệ quả của nó là nhiều mối quan hệ truyền thống
khơng cịn nữa, trong khi cơ chế quan hệ kiểu mới không kịp điều chỉnh và thiết lập mới ngay được. Hơn nữa, khoản nợ và chế độ thanh toán nợ của Việt
Nam với Liên Xô cũ mà Nga là người kế thừa hợp pháp cũng là một vật cản đối với quan hệ Việt - Nga trong những năm này.
Giai đoạn 1994 - 1996: Giai đoạn này đánh dấu sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga sau những thất bại của chính sách hướng Tây. Nội dung bao trùm trong sự điều chỉnh chính sách của Nga là lấy định hướng Âu - Á, qua việc cân bằng quan hệ giữa hướng Tây với hướng Đông thay cho ―định hướng Đại Tây Dương‖, nhằm khắc phục tình trạng phiến diện trong quan hệ với Mỹ và các nước phương Tây, đồng thời Nga bắt đầu chú trọng hơn trong việc phát triển quan hệ hợp tác với các nước Châu Á
- Thái Bình Dương, với các nước thuộc CIS (do điều kiện lịch sử và ảnh hưởng của Nga) và những nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN. Triển khai chính sách đối ngoại theo định hướng Âu - Á, khu vực Đông Nam Á ngày càng thu hút sự chú ý của Liên Bang Nga. Sự biến đổi to lớn và quan trọng trong khu vực và sự cải thiện quan hệ giữa hai nhóm nước Đơng Dương và ASEAN, cùng sự phát triển rất năng động của khu vực này đã làm thay đổi cách nhìn của Nga đối với ASEAN. Nga đã có nhiều nỗ lực trong việc phát triển quan hệ đa phương với ASEAN như: trở thành một trong 18 nước tham gia Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF) vào tháng 4/1994 và là một trong 10 bên đối thoại đầy đủ của ASEAN (7/1996). Quan hệ Nga - Việt trong giai đoạn này từng bước được cải thiện và chuyển biến theo chiều
hướng tích cực. Hai bên đã ký ―Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ giữa Liên bang Nga và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam‖ vào tháng 6/1994, thay cho Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Xô - Việt đã hết hiệu lực. Sự kiện quan trọng này đã mở ra giai đoạn mới trong quan hệ giữa hai nước, giai đoạn quan hệ bình đẳng, hai bên cùng có lợi và Hiệp ước này đã trở thành cơ sở pháp lý để hai nước Việt, Nga phát triển quan hệ mới, có thay đổi về chất so với quan hệ Việt - Xô trước kia.
Giai đoạn 1997 -1999: Đây là giai đoạn quan hệ Việt - Nga có bước phát triển mới về chất, đánh dấu qua việc viếng thăm lẫn nhau của lãnh đạo hai nước, ký kết các văn kiện hợp tác quan trọng. Tháng 11/1997, Thủ tướng Liên bang Nga V. Chernomordine đã thăm Việt Nam, tạo dấu mốc cho quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, thể hiện sự quan tâm của Nga đối với Đơng Nam Á nói chung và với Việt Nam nói riêng. Tại cuộc viếng thăm này, Nga đã tuyên bố quan hệ với Việt Nam là quan hệ đối tác chiến lược. Tháng 8/1998, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã thăm chính thức Nga. Trong buổi tiếp Chủ tịch nước Việt Nam, Tổng thống Liên bang Nga đã khẳng định lại quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước như sau: ―Khơng ai, khơng có gì và khơng có thế lực nào có thể ngăn cản sự hợp tác tốt đẹp giữa hai nước vì lợi ích của mỗi nước và hịa bình thế giới.‖ Hai bên đã ký tuyên bố chung Việt
Nam - Liên bang Nga, Hiệp định tương trợ tư pháp, Hiệp định về hợp tác xây
dựng và vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất, Hiệp định thanh toán giữa hai ngân hàng và thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ tư pháp. Những văn kiện này đã mở ra giai đoạn hợp tác mạnh mẽ hơn, đặc biệt là về thương mại và đầu tư giữa hai nước, tuy bước đầu vẫn còn một số hạn chế nhất định.
Thời kỳ từ năm 2000 đến nay:
Trong thời kỳ này, nước Nga đã từng bước thốt ra khỏi khủng hoảng về kinh tế - chính trị, tiềm lực về kinh tế và quân sự gia tăng nhanh chóng. Việt Nam cũng ở trong giai đoạn phát triển ổn định, những điều kiện thuận lợi từ môi trường kinh tế xã hội của hai nước đã tạo tiền đề vững chắc cho sự
phát triển quan hệ Việt - Nga những năm đầu thế kỷ XXI. Hai bên đã trao đổi
các đoàn cấp cao và ký kết nhiều văn kiện quan trọng. Tháng 9/2000, thủ tướng Phan Văn Khải đã thăm chính thức Liên bang Nga và ký Hiệp định giữa chính phủ Việt Nam và Liên bang Nga đối với các khoản tín dụng trước đây, cùng các hiệp định, nghị định thư khác về hợp tác văn hóa, giáo dục, đào
hệ chính trị và kinh tế. Đầu năm 2001, chuyến thăm lịch sử lần đầu tiên của người đứng đầu Nhà nước Nga - Tổng thống Putin thể hiện mối quan tâm ngày càng tăng của Nga trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống Nga - Việt lên tầm cao hơn. Trong cuộc viếng thăm quan trọng này, hai bên đã ký kết các văn kiện quan trọng, trong đó có Tuyên bố chung về quan
hệ đối tác chiến lược giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga. Bước phát triển mới này trong quan hệ hai nước đã thể hiện rõ ý chí, nguyện vọng của chính phủ và nhân dân hai nước, với mong muốn phát triển mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp và ngày càng đi vào chiều sâu, đáp ứng tốt nhất lợi ích của hai dân tộc.
Từ thực tiễn quan hệ hai nước trong thời gian qua, ta có thể rút ra kết luận rằng, quan hệ Việt - Nga sau khi Liên bang Xô viết khơng cịn tồn tại đã có sự kế thừa của mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Xô trước đây và
đã chuyển sang một giai đoạn mới, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với bối cảnh quốc tế, khu vực và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước. Sau vài năm đầu bị
ngừng trệ, quan hệ trên các lĩnh vực chính trị, thương mại, đầu tư, khoa học, giáo dục đã có bước phát triển mới và mặc dù chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước nhưng hứa hẹn những triển vọng và thành tựu to lớn hơn trong
tương lai. Tầm quan trọng của mối quan hệ truyền thống Việt - Nga đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định lại trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 9 đến ngày 12/9/2007. Hai bên đã ra Thông cáo chung, nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của Hiệp định về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga (ký ngày 16/6/1994) và Tuyên bố chung về đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Liên bang Nga (ký ngày 1/3/2001). Việt Nam và Nga đã cùng thể hiện quyết tâm tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác lâu dài trên các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, quân sự đến văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật, nhằm mang lại lợi ích
thiết thực cho mỗi nước, vì sự phồn vinh và phát triển của khu vực Đông Nam
Á, Châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.