Giới thiệu về Tổng cục Hải quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài của tổng cục hải quan002 (Trang 52)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu về Tổng cục Hải quan

3.1.1. Về cơ cấu tổ chức

Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan trong phạm vi cả nước.

Với đặc thù là người “gác cửa nền kinh tế đất nước” ngành Hải quan được tổ chức hiện theo quy định tại Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính.

Các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan ở TW: 16, trong đó: 12 đơn vị hành chính và 04 đơn vị sự nghiệp. Ngồi ra Bộ Tài chính đã quyết định thành lập 02 đơn vị chuyên trách tham mưu, giúp việc Tổng cục trưởng TCHQ về công tác cải cách, hiện đại hóa ngành Hải quan và quản lý rủi ro.

Các cơ quan Hải quan tại địa phương:

- Các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương:

35 cục.

- Các Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương:

+ 170 Chi cục Hải quan cửa khẩu và tương đương; + 34 Chi cục Kiểm tra sau thơng quan; + 36 Đội Kiểm sốt Hải quan;

+ 12 Đội Kiểm sốt phịng, chống ma túy.

- Các Đội (tổ) thuộc Chi cục và tương đương: Theo u cầu cơng việc

và tình hình thực tế của từng Chi cục, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định việc thành lập các Đội (Tổ) công tác thuộc Chi cục Hải quan và tương đương: 587 đơn vị.

Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

3.1.2. Kết quả thu NSNN của Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016-2018

Giai đoạn 2016- 2018, ngành Hải quan đã luôn quyết tâm cải cách thủ tục hành chính đảm bảo phát triển kinh tế xã hội theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ thu ngân sách đã được giao của Chính phủ, của Bộ Tài chính.

Bảng 3.1: Số thu NSNN năm 2016-2018 của Tổng cục Hải quan

Đơn vị tính: tỷ đồng

THỰC HIỆN

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Nhìn vào bảng số liệu 3.1 ta thấy số thu ngân sách nhà nước của Tổng cục Hải quan tăng đều qua các năm, cụ thể là năm 2016 là 271.381,05 tỷ đồng tăng 100,51 % so với dự toán năm trước; năm 2017 là 297.075,95 tỷ đồng tăng 104,24% so với dự toán năm trước; năm 2018 là 314.907,00 tỷ đồng tăng 111,27 % so với cùng kỳ năm trước.

3.1.3. Quản lý thuế GTGT ở khâu xuất- nhập khẩu

Thuế GTGT khâu nhập khẩu đóng góp quan trọng vào việc thu NSNN của ngành hải quan, chiếm gần 70% tổng số thu NSNN của ngành hải quan, cụ thể theo bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2 Số thuế GTGT khâu nhập khẩu năm 2016-2018 của Tổng cục Hải quan

Năm Số thu thuế

GTGT khấu NK 2016

2017 2018 Tổng

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2016, số thu thuế GTGT khâu nhập khẩu là 174.902,4 tỷ đồng, trong đó số tiền hồn thuế GTGT nộp thừa khâu nhập khẩu là 99.002,00 tỷ đồng; năm 2017 số thu thuế GTGT khâu nhập khẩu là 199.990,6 tỷ đồng, trong đó số tiền hồn thuế GTGT nộp thừa khâu nhập khẩu là 98.052 tỷ đồng; năm 2018 số thu thuế GTGT khâu nhập khẩu là 227.140 tỷ đồng, trong đó số tiền hồn thuế GTGT nộp thừa khâu nhập khẩu là 111.730,78 tỷ đồng.

3.1.4. Tình hình người nước ngồi đến Việt Nam

Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, tính chung cả năm 2016, Việt Nam đón khoảng hơn 10 triệu lượt khách du lịch; năm 2017, Việt Nam đón khoảng 13 triệu lượt khách du lịch; năm 2018 được coi là năm thành cơng của du lịch Việt Nam, ước tính đến hết năm 2018, Việt Nam đón khoảng 15,6 triệu lượt khách du lịch.

3.2. Tình hình quản lý hồn thuế GTGT cho ngƣời nƣớc ngoài giai đoạn 2016-2018 của Tổng cục Hải quan

Việc hồn thuế GTGT đối với hàng hố của người nước ngoài mua tại Việt Nam khi xuất cảnh được thực hiện từ ngày 1/7/2012, trước tiên được “thí điểm” tại sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, và được áp dụng chính thức từ ngày 1/7/2014 tại các sân bay quốc tế và các cảng biển quốc tế có đủ điều kiện quản lý nhà nước về hải quan.

3.2.1. Ban hành các văn bản áp dụng trong quản lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài người nước ngoài

Việc hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài tại Việt Nam được áp dụng tại Việt Nam xuất phát từ các lý do cơ bản sau đây:

Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu khắc phục tồn tại của Luật thuế GTGT: Việt Nam bắt đầu áp dụng Luật thuế GTGT từ ngày 1/1/1999 theo Luật thuế GTGT được Quốc hội ban hành năm 1997. Ngày 03/06/2008, Quốc hội khoá 12, kỳ họp thứ 3 đã thơng qua Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009 thay thế cho Luật thuế GTGT năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT số 07/2003/QH11 năm 2003.

Để triển khai thực hiện Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT. Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thơng tư số 129/2008/TT- BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT và Nghị định số 123/2008/NĐ-CP.

Theo quy định tại Điều 2, Điều 3 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, thì thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong q trình sản xuất, lưu thơng đến tiêu dùng. Trừ các trường hợp thuộc đối tượng không chịu thuế quy định tại Điều 5 của Luật (ví dụ như nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa tạm nhập tái xuất khẩu.v.v) thì hàng hố, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, thì “Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hố, dịch vụ khơng chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 của Luật này khi xuất khẩu, trừ các trường hợp chuyển giao công

nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngồi; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngồi; dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thơng; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến quy định tại khoản 23 Điều 5 của Luật này”.

Như vậy, theo các quy định hiện hành, thì hàng hóa do cá nhân người nước ngồi vào Việt Nam công tác, lao động, học tập mua ở Việt Nam nhưng chưa sử dụng tại Việt Nam, mang theo khi xuất cảnh ra nước ngồi là hàng hố được sản xuất tại Việt Nam, chưa tiêu dùng ở Việt Nam, được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam về bản chất là xuất khẩu nên được hồn thuế GTGT. Do đó, việc hồn thuế GTGT cho người nước ngoài tại Việt Nam đã được quy định tại Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT; Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế GTGT.

Thứ hai, xuất phát từ học hỏi kinh nghiệm của một số nước trên thế giới có áp dụng thuế GTGT cho thấy, hầu hết các nước có áp dụng chính sách hồn thuế GTGT cho người nước ngồi mua hàng tại nội địa khơng sử dụng hàng hố đó trong nước mà mang theo người khi xuất cảnh. Cụ thể như: Singapore, Úc, Đài Loan…

Sau khi Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg ngày 19/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Hải quan chủ trì phối hợp với các đơn vị Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước, Vụ Pháp chế, Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính)... xây dựng và ban hành Thông tư số 58/2012/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg ngày 19/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Để triển khai Thông tư số 58/2012/TT-BTC, Tổng cục Hải quan đã ban hành quy trình thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa người nước ngồi mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh kèm theo Quyết định số 1214/QĐ-TCHQ ngày 15/06/2012 và Tổng cục Thuế ban hành quy trình lựa chọn doanh nghiệp bán hàng thí điểm hồn thuế GTGT cho người nước ngồi mua hàng hóa tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất và quy trình thanh tốn, hồn trả tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hồn thuế của ngân hàng kèm theo Quyết định số 783/QĐ-TCT ngày 20/6/2012 để đảm bảo cho các đơn vị triển khai thực hiện thuận lợi và thống nhất.

Từ ngày 1/7/2014, việc thực hiện hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa của người nước ngồi mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh theo quy định tại Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT; Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT. Theo đó: “Người nước ngồi, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngồi cấp được hồn thuế đối với hàng hoá mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh”.

Căn cứ Luật số 31/2013/QH13, Nghị định số 209/2013/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan chủ trì trình Bộ Tài chính ban hành Thơng tư số 72/2014/TT- BTC ngày 31/5/2014 quy định về hồn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hố của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh. Thông tư số 72/2014/TT-BTC được dịch sang tiếng Anh và đăng tải trên Website của cơ quan hải quan, cơ quan thuế và các đơn vị liên quan (Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Bộ Ngoại giao..) để quảng bá cho người nước ngoài biết.

3.2.2. Tổ chức thực hiện hoàn thuế

3.2.2.1. Về tổ chức thực hiện bộ máy quản lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài

Tổng cục Hải quan

Cục Thuế XNK Phịng Chính sách thuế

Cục Hải quan địa phƣơng Phịng Nghiệp vụ

Chi cục Hải quan

Đội Hành lý xuất Đội Giám sát hải quan

Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài của Tổng cục Hải quan

Thứ nhất, về cơ cấu, hệ thống quản lý hoàn thuế GTGT cho người nước

ngoài của nước ta được tổ chức qua sơ đồ 3.2 ta thấy như sau:

- Ở Trung ương có Tổng cục Hải quan thuộc Bộ tài chính. Bộ máy giúp việc cơ quan Tổng cục gồm các phòng chức năng và các phịng nghiệp vụ. Việc hồn thuế GTGT cho người nước ngoài được giao trực tiếp cho Cục Thuế XNK trực thuộc Tổng cục Hải quan phụ trách quản lý. Cục Thuế XNK có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc Lãnh đạo Tổng cục Hải quan xử lý vướng mắc, xây dựng chính sách, quản lý về việc hồn thuế GTGT cho người nước ngoài và tổng hợp số liệu hoàn thuế từ Cục Hải quan địa phương báo cáo Tổng cục Hải quan để báo cáo Bộ Tài chính định kỳ 6 tháng 1 lần.

- Ở các tỉnh, thành phố nơi áp dụng hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài hiện nay có Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan thành phố Hà Nội, Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng, Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa, Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang chịu sự chỉ đạo song song của Tổng cục Hải quan. Các Cục Hải quan địa phương có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo các vướng mắc, báo cáo số liệu hoàn thuế hàng tuần, hàng tháng, hàng năm từ các Chi cục Hải quan và báo cáo Tổng cục Hải quan việc hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài.

Các Cục Hải quan phân cơng Phịng Nghiệp vụ phụ trách quản lý việc hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài.

- Ở các cửa khẩu sân bay quốc tế, cảng biển quốc tế có Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan, chịu sự chỉ đạo của Cục Hải quan. Chi cục Hải quan

Các Chi cục Hải quan phân công Đội hành lý xuất hoặc Phịng Giám sát quản lý phụ trách.

Qua đó, ta thấy cơ cấu hệ thống quản lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài của Tổng cục Hải quan là tương đối đồng bộ, có sự quản lý chặt chẽ từ cấp trung ương đến địa phương, tạo cơ sở cho việc quản lý hồn thuế đạt hiệu quả.

Thứ hai, về việc bố trí nhân sự

- Tổng cục Hải quan phân cơng 01 Phó Tổng cục trưởng phụ trách, Cục Thuế XNK phân cơng 01 Phó Cục trưởng phụ trách, 01 lãnh đạo Phịng Chính sách thuế và 02 chuyên viên đảm nhiệm công tác này.

- Cục Hải quan địa phương phân cơng 01 Phó Cục trưởng phụ trách, 01 Phó Trưởng phịng Nghiệp vụ phụ trách và 02 chuyên viên đảm nhiệm công tác này.

- Chi cục Hải quan phân công 01 Lãnh đạo Chi cục, 01 Đội phó Đội thủ tục hành lý xuất phụ trách; tại các Chi cục có cảng biển quốc tế thực hiện hồn thuế phân cơng 01 Đội phó Đội Giám sát quản lý phụ trách; tổ chức ca, kíp trực (3 ca, 3 kíp) phù hợp với đặc thù cơng việc, đảm bảo cơng tác hồn thuế thông suốt cho khách hàng tất cả các chuyến bay. Khi có khách hồn thuế GTGT cán bộ được phân công nhiệm vụ thực hiện kiểm tra theo quy định, kiểm tra hồ sơ, xác nhận số thuế được hồn và đóng dấu hồn thuế, nhập máy hóa đơn hồn thuế GTGT do khách xuất trình, hướng dẫn khách hồn thuế đến các quầy hoàn thuế của ngân hàng thương mại để nhận tiền hoàn thuế GTGT, in báo cáo theo mẫu quy định tại phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 72/2014/TT-BTC.

Các cán bộ được giao phụ trách cơng tác hồn thuế GTGT cho người nước ngoài từ Tổng cục Hải quan đến địa phương đều có trình độ từ đại học trở lên, có trình độ chun mơn và kinh nghiệm cơng tác, được đào tạo bài bản, khả năng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc.

Các ngân hàng thương mại cũng bố trí nhân lực (3 người) thực hiện nhiệm vụ hoàn thuế liên tục 24/24 để đảm bảo Quầy hoàn thuế hoạt động liên tục và để việc hoàn thuế cho khách hàng được nhanh chóng, thuận tiện.

Ngồi các cán bộ làm việc trực tiếp tại sân bay, các đơn vị hải quan và ngân hàng đều có các cán bộ đầu mối làm công tác tổng hợp để báo cáo và xử lý các vướng mắc phát sinh kịp thời.

Tất cả các cán bộ hải quan, thuế, ngân hàng tham gia trực tiếp vào quy trình hồn thuế đều được phổ biến, tập huấn đầy đủ và chi tiết về quy trình hồn thuế.

Thứ ba, về cơ sở vật chất quản lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài Việc

hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá của người nước ngoài, người

Việt Nam định cư nước ngoài hiện nay được thực hiện tại các cửa khẩu sân bay quốc tế, cảng biển quốc tế có đủ điều kiện quản lý nhà nước về hải quan.

Việt Nam hiện có 161 cửa khẩu, trong đó có 44 cửa khẩu quốc tế. Đặc điểm chung của các cửa khẩu quốc tế đường bộ biên giới, đường biển là chưa có khu cách ly, rào chắn…đảm bảo đáp ứng ngay cho việc giám sát quy trình ln chuyển của hàng hố. Trình độ quản lý của hải quan ở các cửa khẩu đường bộ biên giới, đường biển còn hạn chế v.v.. Với các đặc điểm trên, nếu ngay lập tức áp dụng việc hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài ở tất cả các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài của tổng cục hải quan002 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w