2. Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm 1 Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm
2.3. Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
Xuân vẫn phải chịu TNHS về hành vi phạm tội của mình.
2.3. Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm phạm
Trong một vụ đồng phạm, những người tham gia tuy phạm cùng một tội nhưng tính chất và mức độ tham gia của mỗi người là khác nhau. Cho nên, khi xác định TNHS của những người đồng phạm phải xem xét mức độ và tính chất tham gia của mỗi người. Tính chất tham gia của những người đồng phạm thể hiện vai trò của họ trong đồng phạm. Mức độ thể hiện sự đóng góp thực tế cụ thể của người đồng phạm và việc thực hiện tội phạm. Mức độ tham gia càng lớn thì hậu quả nguy hại cho xã hội càng cao. Do đó TNHS phải tương xứng với mức độ tham gia của mỗi người đồng phạm.
Ví dụ: Nội dung vụ án theo bản cáo trạng: Trong khoảng thời gian từ 18/8/2003 đến 17/9/2003, Ngụy Khắc Trường, Phan Việt Đức, Phan Chí Cường, Nguyễn Văn Nam, Lê Tiến Hưng, Phan Thế Anh đã bốn lần thực hiện hành vi cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã có những nhận định sau:
Hành vi phạm tội của các bị cáo là rất nghiêm trọng và nguy hiểm. Trong một thời gian ngắn bọn chúng đã nhiều lần gây án gây mất an ninh trật tự trên địa bàn. Ngụy Khắc Trường là tên nguy hiểm nhất, y đã bốn lần thực hiện hành vi phạm tội trong đó có ba lần sử dụng các loại vũ khí lạnh như dao, kiếm. Giá trị tài sản Trường chiếm đoạt là 774.000 đồng. Vì vậy phải chịu mức án cao nhất. Tuy nhiên khi lượng hình cần xem xét bị cáo chưa có tiền án, tiền sự, ăn năn hối cải, thật thà khai báo để giảm nhẹ một phần.
Phan Việt Đức có vai trò thứ hai, y cũng bốn lần thực hiện hành vi phạm tội, Có hai lần sử dụng hung khí. Giá trị tài sản chiếm đoạt được là 774.000 đồng.
Phan Chí Cường thực hiện hành vi phạm tội khi còn ở tuổi vị thành niên nhưng y tỏ ra ngỗ ngược, liều lĩnh. Cường ba lần thực hiện hành vi phạm tội, trong đó có một lần dùng dao, hai lần khởi xướng việc cướp tài sản. Giá trị tài sản y chiếm đoạt được là 237.000 đồng. Khi lượng hình cần căn cứ đường lối xét xử vị thành niên phạm tôi.
Nguyễn Văn Nam, Lê Tiến Hưng có vai trò gần như nhau khi cùng tham gia thực hiện tội phạm. Lượng tài sản Nguyễn Văn Nam cùng đồng bọn chiếm đoạt được trị giá 510.000 đồng và Nam tham gia phạm tội trong những lần đồng bọn sử dụng dao, kiếm. Vì vậy, Nguyễn Văn Nam phải truy tố theo Khoản 2 Điều 133 BLHS năm 1999. Còn đối với Lê Tiến Hưng, y đã chiếm đoạt được 207.000 đồng, nhưng chỉ dùng tay không nên chỉ chịu TNHS theo Khoản 1 Điều 133 BLHS năm 1999. Nguyễn Văn Nam có bố là liệt sĩ, thật thà khai báo, cần xem xét để thể hiện chính sách khoan hồng của Nhà nước ta.
Phan Thế Anh có vai trò sau cùng. Anh cùng đồng bọn một lần thực hiện hành vi chặn cướp với vai trò là người thực hành tích cực. Tài sản chiếm đoạt được trị giá 180.000 đồng. Bị cáo phạm tội khi còn ở tuổi vị thành niên nên sẽ được áp dụng đường lối xét xử đối với vị thành niên phạm tội.
Xem xét tinh chất và mức độ tham gia của từng bị cáo, tại bán án số 64/HSST ngày 13/7/2004 Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đưa ra quyết định như sau:
Áp dụng Điểm d Khoản 2 Điều 133, Điểm p Khoản 1 Điều 46 (áp dụng Khoản 2 Điều 46 và Điều 47 đối với Nguyễn Văn Nam, áp dụng Điều 69, Điều 74 đối với Phan Chí Cường) của BLHS năm 1999 xử phạt:
Ngụy Khắc Trường 9 năm tù giam về tội cướp tài sản Phan Việt Đức 7 năm tù giam về tội cướp tài sản Phan Chí Cường 4 năm về tội cướp tài sản.
Áp dụng Khoản 1 Điều 133, Điểm p Khoản 1 Điều 46 (áp dụng Điều 69, Điều 51, Điều 74 đối với Phan Thế Anh) của BLHS năm 1999 xử phạt:
Lê Tiến Hưng 2 năm tù giam về tội cướp tài sản Phan Thế Anh 18 tháng tù giam về tội cướp tài sản
Thể hiện chính sách này, luật hình sự Việt Nam còn xác định chính sách hình sự của Nhà nước ta “nghiêm trị kết hợp với khoan hồng”. Chính sách này