2. Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm 1 Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm
2.2. Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm
phạm
Tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm là kết quả hoạt động của tất cả những người đồng phạm gây ra. Bản thân mỗi người đồng phạm đều đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi khi họ có hành động phạm tội.
Mặt khác, TNHS là trách nhiệm cá nhân nên việc xác định TNHS cho từng người đồng phạm là cần thiết. Do vậy, luật hình sự Việt Nam đã xác định nguyên tắc thứ hai trong việc xác định TNHS của những người đồng phạm là: Mỗi người đồng phạm phải chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm. Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ: Những người đồng phạm không phải chịu TNHS về hành vi vượt quá của người đồng phạm khác. Hành vi vượt quá của người đồng phạm là hành vi vượt ra ngoài ý định chung của những người đồng phạm khác và hành vi đó có thể đã cấu thành tội khác hoặc cấu thành tình tiết tăng nặng định khung. Hành vi vượt quá thông thường là hành vi vượt quá của người thực hành.
Ví dụ: Tại mục trao đổi ý kiến đăng trên tạp chí Toà án nhân dân số 2 tháng 01/2007 (Nguyễn Hữu Minh – Tòa án Quân sự quân chủng Hải quân) đã đưa ra vụ án, và tình huống này được giải quyết như sau:
Do thù tức với Nguyễn Ngọc Chỉnh, Hồ Ngọc Sang đã thuê Nguyễn Công tìm người đánh Chỉnh với giá 5.000.000 đồng, sau đó Công có rủ thêm Đoàn Minh Hợp, Cao Mạnh Hải, Đồng Dũng cùng đi đánh anh Chỉnh. Do nhiều lần săn đón anh Chỉnh không thành hải đề xuất phương án dùng dao đâm vào người anh Chỉnh để làm cho anh Chỉnh đi viện vài ngày và được Công, Hợp, Dũng nhất trí. Công đã thông báo lại với Sang về việc dùng dao đâm Chỉnh và cũng được Sang đồng ý. Sang nhắc lại là chỉ được đâm vào đùi anh Chỉnh thôi.
Ngày 26/9/2005 cả bốn tên Công, Hợp, Hải, Dũng đến ngõ nhà anh Chỉnh phục đánh, chờ khi anh Chỉnh đi xe máy đi làm, Hợp dùng xe máy chở Hải đuổi theo và ép xe của anh Chỉnh để Hải dùng dao đâm anh Chỉnh, còn Công đi sau cản trở nếu có người đuổi theo. Lần này chúng đã đâm được anh Chỉnh, hậu quả
anh Chỉnh bị đâm vào đùi, giám định tỷ lệ thương tật là 2%. Vết thương nhẹ anh Chỉnh đi đến Quân y băng bó và không nói với ai trong công ty. Sáng 27/09/2005 Sang biết anh Chỉnh vẫn đi làm bình thường, Sang cho rằng Công không đánh anh Chỉnh mà chỉ lừa mình để lấy tiền. Sang yêu cầu Công làm lại. Công đồng ý và gọi điện cho Hợp, Hải, Dũng. Đến đầu tháng 10 năm 2005, Hợp gặp lại Nguyễn Quốc Xuân (bạn cũ ở tù) và rủ Xuân đi đánh anh Chỉnh. Đến ngày 05/10/2005 Sang điện cho Công phải làm như thoả thuận. Công nói: Nếu làm lại phải trả 7.000.000 đồng, Sang đồng ý.
Ngày 06/10/2005 sau khi được Thiên cho biết lịch trực của anh Chỉnh, Sang đã điện cho Công để chuẩn bị. Đến 20 giờ cùng ngày, cả bọn Công, Hợp, Xuân lại phục đánh anh Chỉnh như lần trước. Lần này, Hải, Dũng đã chủ động không tham gia nữa. Bọn chúng đã bàn bạc phân công Hợp chở Xuân để Xuân đâm anh Chỉnh. Hợp dặn: Khi nào tao ép vào xe nó (anh Chỉnh) thì mày dùng dao đâm như thế này. Hợp vừa nói vừa mô tả bằng hành động (Hợp tay phải dùng dao khua từ trái sang phải, mũi dao hướng ngang tầm đùi) rồi hợp đưa dao cho Xuân cầm, còn Công là người đi sau hỗ trợ khi cần thiết. Nhưng do trời tối, Hợp và Xuân không rõ mặt anh Chỉnh nên khi thấy xe máy đi cùng chiều, Hợp ép xe máy đó xem có phải anh Chỉnh không, tưởng Hợp bảo đâm, Xuân đã dùng dao đâm từ trái qua phải, đâm tầm ngang hông, hậu quả là đã đâm nhầm vào bụng anh Hoàng Anh Tuấn gây thương tích, giám định tỷ lệ thương tật là 17%. Khi đó Công là người đi sau đã hô: đâm nhầm rồi, phát hiện thấy đâm nhầm, bọn chúng tiếp tục đuổi theo, chạy được khoảng 800m thì bọn chúng đuổi kịp xe anh Chỉnh. Hợp lại dùng xe ép anh Chỉnh vào lề đường. Xuân tay phải dùng dao, ngón tay cái đặt dọc theo sống dao đâm ngang từ trái qua phải, đâm vào vùng ngực trái của anh chỉnh. Vết thương xuyên thấu tim, đâm xong cả bọn bỏ chạy. Anh Chỉnh chạy được 200m nữa thì đổ xe. Do vết thương quá nặng anh Chỉnh đã chết trên đường đi cấp cứu. Xung quanh vụ án này có rất nhiều quan điểm khác nhau về việc xác định tội danh cho các bị cáo. Song với quan điểm cho rằng: “Các bị cáo Công, Hợp, Xuân cùng phải chịu TNHS về tội giết người. Còn Hồ Ngọc Sang chỉ phải chịu TNHS về tội cố ý gây thương tích trong trường
hợp dẫn đến hậu quả chết người theo Khoản 3 Điều 104 BLHS năm 1999 được coi là hợp lý nhất. Bởi vì, trong vụ án này Hồ Ngọc Sang chỉ là người khởi xướng ra việc thuê đánh anh Chỉnh chứ không tổ chức, bàn bạc, tham gia vào những lần thực hiện tội phạm. Hơn nữa, Sang chỉ biết giao tiền cho Công và thuê Công đánh cảnh cáo, đánh dằn mặt anh Chỉnh với nội dung: “Đánh cho anh Chỉnh bầm tím mặt mày, đánh gây thương tích cho anh Chỉnh, cùng lắm là cho anh Chỉnh đi viện vài ngày”. Khi Công đề nghị là dùng dao để đánh anh Chỉnh, Sang đồng ý nhưng đã nhắc đi nhắc lại là chỉ được đâm vào đùi anh Chỉnh thôi, mục đích của Sang không thay đổi là chỉ được gây thương tích cho anh Chỉnh. Ý thức chủ quan của Sang hoàn toàn không mong muốn hậu quả chết người xảy ra. Điều này cũng phù hợp với diễn biến thực tế của vụ án.
Nguyễn Công, Đoàn Minh Hợp, Nguyễn Quốc Xuân phải cùng chịu TNHS về tội giết người theo Điều 93 BLHS năm 1999. Bởi vì, chúng cùng tổ chức đánh anh Chỉnh. Chúng đã thống nhất lựa chọn địa điểm và cách thức thực hiện tội phạm. Hành vi của chúng vượt quá yêu cầu mà Hồ Ngọc Sang đặt ra. Hơn nữa, với kế hoạch đã vạch ra Công, Hợp, Xuân hoàn toàn nhận thức được hành vi của chúng là rất nguy hiểm, hậu quả xảy ra sẽ không lường trước được.
Việc miễn TNHS hoặc miễn hình phạt đối với những người đồng phạm này không loại trừ TNHS của những người đồng phạm khác. Điều này có nghĩa là những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, miễn TNHS hoặc miễn hình phạt theo tinh thần quy định tại Điều 25, Điều 45. Điều 46, Điều 47 BLHS 1999 thuộc về người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đồng phạm đó. Ví dụ như người phạm tội đã tự thú, thật thà khai báo, cố ngăn ngừa để hạn chế hậu quả của tội phạm, phạm tội lần đầu, phạm tội vì hoàn cảnh khó khăn mà không phải do mình tự gây ra.
Hành vi của người tổ chức, xúi giục, hay giúp sức dù chưa đưa đến việc thực hiện tội phạm nhưng vẫn phải chịu TNHS.
Sự tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người đồng phạm này không loại trừ TNHS của những người đồng phạm khác. Trở lại ví dụ trên ta thấy Hải và Dũng đã tham gia thực hiện hành vi đâm anh Chỉnh nhưng không
thành. Khi bọn chúng thực hiện lại lần thứ hai, Hải và Dũng đã chủ động không