Quy trình thực hiện dựán đầu tưxây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý dự án đầu tư tại công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp sông đà 7 (Trang 32)

Nguồn: tác giả tổng hợp Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

Đối với các dự án quan trong quốc gia theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội thì CĐT phải lập Báo cáo đầu tư trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội thơng q chủ trương và cho phép đầu tư.Đối với dự án nhóm A khơng có trong quy hoạch ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì CĐT phải báo cáo Bộ quản lý ngành để xem xét, bổ sung quy hoạch theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch trước khi lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình. Vị trí, quy mơ xây dựng cơng trình phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm

quyền phê duyệt, nếu chưa có trong quy hoạch xây dựng thì phải được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận.

Giai đoạn thực hiện đầu tư:

Sau khi báo cáo đầu tư được phê duyệt DAĐT được chuyển sang giai đoạn tiếp theo- giai đoạn thực hiện đầu tư.

Vấn đề đầu tiện là lựa chọn đơn vị tư vấn, phải lựa chọn được những chuyên gia tư vấn, thiết kế giỏi trong các tổ chức tư vấn, thiết kế giàu kinh nghiệm, có năng lực thực thi việc nghiên cứu từ giai đoạn đầu, giai đoạn thiết kế đến giai đoạn quản lý giám sát xây dựng- đây là nhiệm vụ quan trọng và phức tạp. Trong khi lựa chọn đơn vị tư vấn, nhân tố quyết định là cơ quan tư vấn này phải có kinh nghiệm quá những dự án đã được họ thực hiện trước đó. Một phương pháp thơng thường dùng để chọn là đòi hỏi các cơ quan tư vấn cung cấp các thông tin về kinh nghiệm, tổ chức sau đó xem xét lựa chọn rồi tiến tới đấu thầu. Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng cơng trình được thực hiện theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ và hiện nay là Luật Xây dựng 2013.

Sau khi lựa chọn được nhà thầu thiết kế, trên cơ sở dự án được phê duyệt, nhà thầu thiết kế tổ chức thực hiện các cơng việc tiếp theo của mình. Tuỳ theo quy mơ, tính chất cơng trình xây dựng, việc thiết kế có thể thực hiện theo một bước, hai bước hay ba bước.

Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với cơng trình chỉ lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật.

Thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi cơng áp dụng đối với cơng trình quy định phải lập dự án đầu tư.

Thiết kế ba bước bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với cơng trình quy định phải lập dự án và có quy mơ là cấp đặc biệt, cấp I và cơng trình cấp II có kỹ thuật phức tạp do người quyết định đầu tư quyết định.

Sau khi sản phẩm thiết kế được hình thành, chủ đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ Thiết kế kỹ thuật, tổng dự tốn và trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cụ thể là người có thẩm quyền ra quyết định đầu tư) phê duyệt. Trường hợp chủ đầu tư khơng đủ năng lực thẩm định thì th các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra dự tốn thiết kế cơng trình làm cơ sở cho việc phê duyệt. Trên cơ sở kết quả thẩm định Thiết kế kỹ thuật, tổng dự tốn người có thẩm quyền quyết định đầu tư sẽ ra quyết định phê duyệt Thiết kế kỹ thuật, tổng dự tốn . Khi đã có quyết định phê duyệt Thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, chủ đầu tư tổ chức đấu thầu xây dựng nhằm lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực để cung cấp các sản phẩm dịch vụ xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư và các mục tiêu của dự án.

Sau khi lựa chọn được nhà thầu thi công, chủ đầu tư tổ chức đàm phán ký kết hợp đồng thi cơng xây dựng cơng trình với nhà thầu và tổ chức quản lý thi cơng xây dựng cơng trình. Nội dung quản lý thi cơng xây dựng cơng trình bao gồm quản lý chất lượng xây dựng; quản lý tiến độ xây dựng; quản lý khối lượng thi cơng xây dựng cơng trình; quản lý an tồn lao động trên cơng trường xây dựng; quản lý môi trường xây dựng.

Tóm lại, trong giai đoạn này chủ đầu tư chịu trách nhiệm đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng theo tiến độ và bàn giao mặt bằng xây dựng cho

nhà thầu xây dựng; trình duyệt hồ sơ Thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán; tổ chức đấu thầu; đàm phán ký kết hợp đồng, quản lý chất lượng kỹ thuật cơng trình trong suốt q trình thi cơng và chịu trách nhiệm tồn bộ các cơng việc đã thực hiện trong quá trình triển khai dự án.

Giai đoạn kết thúc xây dựng và đưa cơng trình vào khai thác sử dụng:

Sau khi cơng trình được thi cơng xong theo đúng thiết kế đã được phê duyệt, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, chủ đầu tư thực hiện cơng tác bàn giao cơng trình cho cơ quan quản lý, sử dụng thực hiện khai thác, vận hành cơng trình với hiệu quả cao nhất.

Như vậy các giai đoạn của q trình đầu tư có mối liên hệ hữu cơ với nhau, mỗi giai đoạn có tầm quan trọng riêng của nó cho nên khơng đánh giá quá cao hoặc xem nhẹ một giai đoạn nào và kết quả của giai đoạn này là tiền đề của giai đoạn sau. Trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng chủ đầu tư ln đóng vai trò quan trọng và quyết định đến việc nâng cao hiệu quả đầu tư và xây dựng.

Quy trình thực hiện dự án đầu tưxây dựng cơng trình Chuẩn bị đầu tư Thực hiện đầu tư Kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác, sử dụng

(Nguồn: Giáo trình Quản lý dự án)

Trong ba giai đoạn này thì hiện nay giai đoạn thực hiện đầu tư đang được quan tâm nhiều nhất, còn giai đoạn I và giai đoạn III thì chưa được quan tâm đúng mức;

- Xét về chi phí thực hiện: Giai đoạn I và III có chi phí thấp hơn nhiều so với giai đoạn II

Chi phí

Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III

Chuẩn bị Thực hiện Kết thúc

đầu tư đầu tư đầu tư

Biểu đồ 1.1.Quan hệ chi phí trong các giai đoạn quản lý dự án đầu tư

(Nguồn: Giáo trình Quản lý dự án)

- Xét về thời gian thực hiện:

Thời gian thực hiện của giai đoạn I thường khó xác định được chính xác và hay bị kéo dài ngồi dự kiến do một số nguyên nhân sau:

+ Do trong giai đoạn này các công việc thường phải làm tuần tự từng bước một nên khi bị chậm tiến độ ở một công đoạn nào đó sẽ kéo theo sự trì hỗn của các cơng việc tiếp theo;

+ Do tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ lập dự án chưa cao, chất lượng hồ sơ dự án cịn thấp, thiếu tính chính xác dẫn đến phải sửa đi sửa lại nhiều lần;

Thời gian thực hiện giai đoạn II và III thường được xác định tương đối chính xác dựa vào:

+ Khối lượng cơng việc; + Kế hoạch tiến độ thi công;

Hiện nay để rút ngắn thời gian triển khai dự án người ta mới chỉ quan tâm đến việc làm thế nào để thời gian thực hiện ở giai đoạn II là ngắn nhất dẫn đến việc ép tiến độ gây căng thẳng cho nhà thầu, ảnh hưởng đến chất lượng và chi phí thực hiện dự án;

1.2.2. Khái quát về quản lý dự án đầu tư xây dựng *

Khái niệm:

Quản lý dự án là hoạt động quan trọng quyết định sự tồn tại của dự án, người ta đưa ra nhiều cách tiếp cận khác nhau về quản lý dự án:

+ Quản lý dự án là quá trình chủ thể quản lý thực hiện các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra dự án nhằm đảm bảo các phương tiện thời hạn, nguồn lực và chất lượng dự án;

+ Quản lý dự án là ứng dụng kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động của dự án để thoả mãn yêu cầu của dự án;

+ Quản lý dự án là một quá trình lập kế hoạch điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình thực hiện của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, bằng các phương pháp và điều kiệntốt nhất cho phép;

Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình là sự điều hành các công việc theo một kế hoạch đã định hoặc các công việc phát sinh xảy ra trong quá trình hoạt động xây dựng với các điều kiện ràng buộc nhằm đạt các mục tiêu đề ra một cách tối ưu.

Quản lý dự án gồm 3 giai đoạn chủ yếu: Lập kế hoạch, điều phối thực hiệnmà nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chi phí và thực hiện giám giám sát các công việc dự án nhằm đạt được những mục tiêu xác định.

Các giai đoạn của quản lý dự án hình thành một chu trình năng động, phản ánh theo sơ đồ sau:

Lập kế hoạch Thiết lập mục tiêu Dự tính nguồn lực

Xây dựng kế hoạch

Giám sát

Đo lường kết quả So sánh với mục tiêu Báo cáo

Giải quyết các vấn đề

Điều phối thực hiện Bố trí tiến độ thời gian Phân phối nguồn lực Phối hợp các hoạt động Khuyến khích động viên

Sơ đồ1.3. Chu trình quản lý dự án

(Nguồn: Giáo trình quản lý dự án)

Lập kế hoạch: Là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định cơng việc, dự tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án, là quá trình phát triển của một kế hoạch hành động thống nhất, theo trình tự logic, có thể biểu diễn dưới dạng các sơ đồ hệ thống theo phương pháp lập kế hoạch truyền thống;

Điều phối thực hiện dự án: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian. Giai đoạn này chi tiết hóa thời gian, lập lịch trình cho từng cơng việc và tồn bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc) trên cơ sở đó bố trí vốn, nhân lực và thiết bị phù hợp;

Giám sát: là quá trình theo dõi, kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình thực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất phương pháp giải quyết những

vướng mắc trong quá trình thực hiện. Cùng với hoạt động giám sát công tác đánh giá dự án giữa kỳ và cuối kỳ cũng được thực hiện nhằm tổng kết rút kinh nghiệm, kiến nghị pha sau của dự án;

Các nội dung của quản lý dự án hình thành một chu trình năng động từ việc lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám sát, sau đó cung cấp các thơng tin phản hồi cho việc tái lập kế hoạch dự án.

* Mục tiêu của quản lý dự án

Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án là hồn thành các cơng việc của dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được duyệt và theo tiến độ thời gian cho phép.

Ba yếu tố chi phí, thời gian, và mức độ hồn thiện cơng việc có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tầm quan trọng của từng mục tiêu có thể khác nhau giữa các dự án, giữa các thời kỳ đối với cùng một dự án. Nói chung để đạt được kết quả tốt với mục tiêu này thường phải ”hi sinh” một hoặc hai mục tiêu kia. Trong quá trình quản lý dự án thường diễn ra hoạt động đánh đổi mục tiêu. Nếu công việc dự án diễn ra theo đúng kế hoạch thì khơng phải đánh đổi mục tiêu. Tuy nhiên, kế hoạch thực thi cơng việc dự án thường có những thay đổi do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau nên đánh đổi mục tiêu là một kỹ năng quan trọng của nhà quản lý dự án.

Việc đánh đổi mục tiêu diễn ra trong suốt quá trình quản lý, từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án. Ở mỗi giai đoạn của q trình quản lý dự án, có thể một mục tiêu nào đó trở thành yếu tố quan trọng cần phải tuân thủ, trong khi các mục tiêu khác có thể thay đổi do đó, việc đánh đổi mục tiêu có ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các mục tiêu khác. Trong quá trình quản lý dự án, các nhà quản lý mong muốn đạt được một cách tốt nhất tất cả các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, thực tế không đơn giản. Dù phải đánh đổi hay không đánh đổi mục tiêu, các nhà quản lý hy vọng đạt được sự kết hợp tốt nhất giữa các mục tiêu

Kết quả Kết quả mong muốn Mục tiêu tổng thể Chi phí Chi phí cho phép Thời gian cho phép Thời gian

Hình 1.1. Mối quan hệ giữa ba mục tiêu: thời gian, chi phí và kết quả.

(Nguồn: Giáo trình quản lý dự án)

Đặc biệt là trong các dự án đầu tư xây dựng cơng trình, nếu thời gian bị kéo dài, trong xu thế giá cả thay đổi leo thang sẽ phát sinh tăng chi phí một số khoản mục nguyên, vật liệu. Mặt khác thời gian kéo dài dẫn đến tình trạng làm việc kém hiệu quả do cơng nhân mệt mỏi, do chờ đợi và thời gian máy chết tăng cao.... làm phát sinh tăng một số khoản mục chi phí. Thời gian thực

hiện dự án kéo dài, chi phí lãi vay ngân hàng, chi phí hoạt động cho bộ phận quản lý dự án tăng theo thời gian;

Ngoài ba mục tiêu cơ bản trên, các chủ thể tham gia vào dự án xây dựng còn phải đạt được các mục tiêu khác về an ninh, an toàn lao động; vệ sinh và bảo vệ mơi trường...

1.2.3. Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng

Trước đây, tuỳ theo quy mô và tính chất của dự án, năng lực của chủ đầu tư mà dự án sẽ được người quyết định đầu tư quyết định được thực hiện theo một trong số các hình thức sau: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án; Chủ nhiệm điều hành dự án; Hình thức chìa khố trao tay và hình thức tự thực hiện dự án.

Hiện nay, theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 quy định chỉ có hai hình thức quản lý dự án đó là: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án và chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án:

* Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án.

Trong trường hợp này chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án. Ban quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ban quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban quản lý dự án khơng có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư.

Đối với dự án cải tạo sửa chữa quy mơ nhỏ, dự án có sự thao gia của cộng đồng Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chun mơn trực thuộc có đủ điều kiện năng lục để quản lý, điều hành dự án hoặc th người có chun mơn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án.

CHỦ ĐẦU TƯ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN Hợp đồng Nhà thầu Hợp đồng Giám sát Thực hiện DỰ ÁN

Sơ đồ 1.4. Hình thức CĐT trực tiếp quản lý thực hiện dự án Nguồn: tác giả tổng

hợp

* Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án:

Trong trường hợp này, tổ chức tư vấn phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý phù hợp với quy mơ, tính chất của dự án. Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên. Tư vấn quản lý dự án được thuê là tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia quản lý nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư vẫn phải sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.

Hợp đồngNhà thầu

CHỦ ĐẦU TƯ H ợ p đ ồ n g Tư vấn quản lý dự án Quản lý Thực hiện DỰ ÁN T P Ng ười có thẩ m qu yền qu yết địn h đầu tư Sơ đồ 1.5. Sơ đồ chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư vẫn phải sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý dự án đầu tư tại công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp sông đà 7 (Trang 32)