Thực trạng công tác quản lý dự án tại một số Ban QLDA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý dự án đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án nhà máy thủy điện sơn la (Trang 32)

1.4 Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại một số Ban QLDA

1.4.1 Thực trạng công tác quản lý dự án tại một số Ban QLDA

Dưới đây tác giả phân tích, đánh giá kinh nghiệm của 2 đơn vị có hoạt động tương đồng đối với đơn vị nghiên cứu.

* Công tác quản lý dự án ĐTXD tại Ban QLDA thủy điện 1

- Quản lý tiến độ: Có nhiều dự án đảm bảo tiến độ tuy nhiên vẫn còn một số dự án đầu tư xây dựng bị chậm tiến độ như cơng thình thủy điện Tuyên Quang chậm 8 tháng, Thủy điện Huội Quảng chậm 1 năm so với tiến độ được phê duyệt. Nguyên nhân chính là:

Nguyên nhân tồn tại trong khâu khảo sát thiết kế, công tác khảo sát thiết kế chưa sát với thực tế là thay đổi về biện pháp khối lượng, hiệu chỉnh thiết kế làm ảnh hưởng đến tiến độ.

Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, tổng dự toán chậm dẫn tới ảnh hưởng tiến độ chung của dự án.

Các hợp đồng thiết bị chính cho nhà máy phải đấu thầu quốc tế, nhập ngoại nên công tác hồ sơ, thủ tục pháp lý, thanh tốn cho nhà thầu ngoại cịn chậm dẫn đến ảnh hưởng tiến độ của dự án.

- Quản lý chi phí: Trong quá trình thực hiện đầu xây dựng dự án, đơn vị đã phải điều chỉnh tổng mức đầu tư dẫn đến lãng phí trong đầu tư xây dựng. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phải điều chỉnh tổng mức đầu tư.

Thứ nhất: Cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng của các dự án đều gặp khó khăn vướng mắc. Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách, chế độ, giá đền bù luôn thay đổi làm chậm tiến độ của dự án, tăng chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng dẫn tới vượt tổng mức đầu tư.

Thứ 2: Điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án trong trường hợp chưa tính đủ các chi phí trong tổng mức đầu tư nguyên nhân là do phát sinh khối lượng, các yếu tố về trượt giá.

tăng tổng mức đầu tư.

Thứ tư: Trình độ một số các bộ thực hiện dự án còn hạn chế nên trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt các dự toán chưa đúng, chưa đủ theo quy định làm tăng chi phí.

Quản lý chất lượng: Các dự án đầu tư xây dựng đã hoàn thành, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng đã phát huy hiệu quả đầu tư.

- Quản lý thanh quyết toán.

Việc thanh toán, quyết toán vốn đầu tư các dự án đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng. Tuy nhiên một số trường hợp thanh, quyết tốn cịn chậm nguyên nhân chủ yếu là do cơng tác lập hồ sơ thanh quyết tốn cịn chậm.

* Công tác quản lý dự án ĐTXD tại Ban QLDA Nhiệt điện 1

- Quản lý tiến độ: Trên cơ sở tiến độ của dự án được duyệt trong Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, kế hoạch đấu thầu được lập làm căn cứ thực hiện triển khai dự án, đây cũng là các mốc để đánh giá tình hình triển khai dự án. Ban QLDA đã lập được bảng tiến độ chung của cả dự án. Đối với dự án nhiệt điện Mông Dương 1 kế hoạch hoàn thành năm 2012 nhưng đến 2015 mới đi vào vận hành, dự án bị chậm hơn 3 năm.

Nguyên nhân gây chậm tiến độ của dự án chủ yếu một số nguyên nhân sau:

+ Công tác đền bù giải phóng mặt bằng: Ngay sau khi có Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, Ban QLDA đã phối hợp cùng với chính quyền địa phương, thành lập Hội đồng đền bù của dự án để triển khai cơng tác giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên khi tiến hành kê kiểm, đo đạc diện tích đã gặp phải sự khơng hợp tác của người dân vùng dự án, nguyên nhân chủ yếu là vùng đất dự án có nhiều mỏ khai thác than bất hợp pháp của người dân, và đơn giá đền bù của nhà nước bị thấp không đáp ứng yêu cầu của người bị thu hồi đất. Đã có một số khu vực của dự án, khi tiến hành thu hồi đất đã phải tổ chức cưỡng chế, do đó đã gây chậm việc bàn giao mặt bằng cho các nhà thầu thi cơng.

cho gói thầu Nhà máy chính đã bị kéo dài do việc phải làm rõ hồ sơ dự thầu của các nhà thầu

+ Q trình thi cơng các cơng trình: Một số gói thầu bị chậm tiến độ so với hợp đồng đã ký kết, do một số nguyên nhân chủ yếu: do yếu tố kỹ thuật như: địa chất thi công phức tạp; do lựa chọn nhà thầu năng lực kém; do thiên nhiên: mưa bão...

- Quản lý chi phí:

Việc lựa chọn nhà thầu thông qua đấu thầu rộng rãi sẽ giúp cho chi phí đầu tư cơng trình giảm, tuy nhiên với loại hình hợp đồng là hợp đồng điều chỉnh giá sẽ làm cho giá trị cuối cùng của hợp đồng (giá trị quyết toán) thường cao hơn so với giá trị hợp đồng ban đầu, đặc biệt khi chỉ số lạm phát cao dẫn tới chi phí đầu vào của cơng trình bị tăng cao hơn so với thời điểm ký hợp đồng.

Khi quyết tốn thường có giá trị cao hơn giá hợp đồng bởi một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, chủ yếu tập trung vào việc thay đổi phát sinh khối lượng trong q trình thi cơng.

- Quản lý chất lượng

Cơng tác quản lý chất lượng cơng trình tại Ban QLDA về cơ bản đáp ứng yêu cầu của hợp đồng, của các tiêu chuẩn theo quy định, tuy nhiên còn một số tồn tại cần khắc phục.

- Quản lý thanh quyết toán.

Việc quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư các dự án đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng. Tuy nhiên một số trường hợp thanh, quyết tốn cịn chậm ngun nhân chủ yếu là:

+ Do công tác lập hồ sơ thanh quyết tốn cịn chậm.

+ Do thu xếp nguồn vốn cho dự án còn chậm, qua nhiều các cấp phê duyệt. Đặc biệt các năm 2009 -:- 2010 nền kinh tế nước ta rơi vào khủng khoảng nên chủ đầu tư khơng bố trí được vốn cho dự án nên dẫn tới dự án kéo dài tiến độ.

Thực trạng công tác quản lý dự án của các Ban QLDA nêu trên còn tồn tại tất nhiều hạn chế. Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng trên, qua nghiên cứu, tìm hiều giúp ta những bài học kinh nhiệm quý giá về công tác quản lý dự án.

Bài học kinh nghiệm về QL tiến độ

Cần giải quyết các vấn đề còn tồi tại trong khâu khảo sát thiết kế, cơng tác giám sát phải chặt chẽ, tính tốn đầy đủ khối lượng và đưa ra biện pháp thi cơng chính sác, tránh phát sinh khối lượng.

Giải quyết vấn đề tồn tại trong khâu thẩm định, phê duyệt thiết kế cơ sở, thiết kế BVTC, dự toán, tổng dự toán.

Bài học kinh nghiệm về QL chi phí

Xây dựng đội ngũ các bộ chuyên nghiệp, sáng tạo, thành thạo chông việc chuyên môn, cẩn trong để thực hiện tốt các công tác quản lý dự án đầu tư.

Phương thức quản lý chi phí ĐTXD phải đạt mục tiêu tiết kiệm chống lãng phí thất thốt, coi trọng đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ, động viên khuyến khích các bộ đi học tập nâng cao trình độ. Nâng cao nghiệp vụ về công tác đấu thầu để tiết giảm chi phí, tránh điều chỉnh giá gói thầu nhiều lần làm tăng tổng mức đầu tư của dự án.

Bài học kinh nghiệm về quản lý chất lượng

Phải có một bộ máy và đội ngũ các bộ có trình độ, chun mơn, nghiệp vụ cao, có năng lực quản lý có phẩm chất đạo đức tốt trong công tác GS chất lượng.

Tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng, hồ sơ TK, cụ thể:

+ Đối với tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát: Lựa chọn tư vấn có đủ năng lực, kinh kiệm và uy tín để thực hiện. Quy định rõ các điều khoản trong hợp đồng về trách nhiệm trong việc đảm bảo chất lượng, các điều khoản xử lý đối với tư vấn khi hồ sơ thiết kế để sảy ra sai sót ảnh hưởng chất lượng cơng trình, tiến độ dự án.

Tăng cường công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn thực hiện dự án:

Ngoài ra cần kiểm tra giám sát, đánh giá trực tiếp năng lực của các cán bộ tư vấn giám sát hiện trường.

+ Tăng cường kiểm tra hiện trường để phát hiện và ngăn chặn các vi phạm.

Bài học kinh nghiệm về quản lý thanh toán, quyết tốn.

Việc cơng tác thanh, quyết toán, tạm ứng, mức vốn tạm ứng phải đáp ứng được yêu cầu theo các quy định về thanh toán, quyết toán theo các nghị định và thơng tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng hiện hành. Đây là giai đoạn thanh tốn chi phí trong dự án đầu tư, nếu công tác giải ngân không đảng bảo đúng yêu cầu sẽ dẫn tới làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án.

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu 2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu

Các tài liệu như mạng internet, sách, báo giáo trình, tạp chí …..

Các dữ liệu của đơn vị như quyết định phê duyệt đầu tư, thuyết minh dự án, quyết định phê duyệt thiết kế, tổng dự toán, dự tốn …

2.2 Phƣơng pháp phân tích xử lý thơng tin

2.2.1 Phương pháp phân tích thống kê

Thống kê là khoa học về các phương pháp thu nhập, tổ chức, trình bày, xử lý và phân tích dữ liệu nhằm mục đích nghiên cứu các hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, kinh tế, kĩ thuật… mọi sự vật hiện tượng đều có hai mặt lượng và chất, thống kê là thông qua xử lý về số lượng mà biết được toàn bộ bản chất của vấn đề. Thống kê được chia thành hai lĩnh vực:

- Thống kê miêu tả: Bao gồm các phương pháp thu thập số liệu, mơ tả và trình bày về số liệu, tính tốn các đặc trưng đo lường.

-Thống kê suy diễn: Bao gồm các phương pháp phân tích, kiểm định và dự đốn.

Xem xét các mặt, các hoạt động, các qua trình quản lý ĐTXDCB trong hệ thống đầu tư xây dựng của Tập đoàn điện lực Việt Nam mối quan hệ biện chứng với công tác quản lý đầu tư xây dựng nói chung.

Luận văn thực hiện phương pháp này như sau:

Bước 1: Thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính tốn các số liệu đặc trưng khác nhau của các nội dung nghiên cứu về quản lý dự án ĐTXDCB.

Bước 2: Phân tích mối liên hệ giữa các số liệu thu thập với các câu hỏi trong qua trình nghiên cứu về cơng tác quản lý ĐTXDCB trong trong Ban QLDA NM thủy điện Sơn La.

Bước 3: Dự đoán, đưa ra các kết luận trên cơ sở kết quả phân tích, dựa vào phân tích ở trên tác giả đưa ra các kết luận mang tính khái quát cho cả giai đoạn.

2.2.2 Phƣơng pháp so sánh tổng hợp

Luận văn sử dụng phương pháp này để: Đối chiếu, tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt trong các nghiên cứu về vấn đề, thấy được tổng quan và sự đa dạng trong vấn đề nghiên cứu. Thông qua việc so sánh các chỉ số, việc phân tích các luận cứ, giả thuyết đưa ra sẽ sâu sắc hơn, quá trình đánh giá, nhìn nhận trong cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, từ đó giúp cho người tiếp nhận thong tin có thể định lượng được thông tin một cách tối đa nhất, điều này nhằm khắc phục những khoảng cách, sai số trong việc đánh giá các thơng tin mang tính định tính.

Để phương pháp này phát huy hết tính chính xác và khoa học, trong q trình phân tích cần thực hiện đầy đủ 3 bước sau:

Bước 1: Lựa chọn các tiêu chuẩn để so sánh.

Nội dung được so sánh phải là những nội dung liên quan, có ảnh hưởng hay có mối liên hệ với vấn đề cần phân tích.

Bước 2: Xác định phạm vi, số gốc so sánh.

Phạm vi so sánh được tiến hành trong hệ thống đầu tư XDCB trong Ban QLDA NM thủy điện Sơn La giai đoạn 2005-2018. Số gốc so sánh được xác định tùy theo nội dung so sánh, chủ yếu là số liệu so sánh năm 2012 và 2016. Khi phân tích mức độ biến động, tốc độ tăng trưởng cả các chỉ tiêu: chỉ số gốc để so sánh được lấy là chỉ tiêu ở kỳ trước đó.

Bước 3: Xác định điều kiện so sánh.

Đảm bảo thống nhất về nội dung chỉ tiêu, đảm bảo thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu. Có những chỉ tiêu được thực hiện so sánh tuyệt đối, có những

Bước 4: Xác định mục đích so sánh

Mỗi số liệu của Ban QLDA có thể dung cho nhiều mục đích khác nhau. Việc xác định mục đích so sánh để làm gì sẽ giúp luạn văn tập trung phân tích và làm sang tỏ vấn đề cần nghiên cứu.

Bước 5: Thực hiện và trình bày kết quả so sánh.

Kết quả so sánh giúp đưa ra những nhận xét, đánh giá, làm cơ sở cho những khuyến nghi đối với các cấp có thẩm quyền để nâng cao hiểu quả công tác quản lý vốn ĐTXDCB trong Ban QLDA NM thủy điện Sơn La.

2.2.3 Phương pháp phân tích chi tiết

Là phương pháp chia nhỏ các hiện tượng để phân tích sâu và hiểu được bản chất của hiện tượng, quá trình thực hiện dự án. Phương pháp phân tích chi tiết được phân loại như sau - Chi tiết theo các bộ phận cấu thành.

- Chi tiết theo thời gian.

- Chi tiết theo địa điểm.

Nhận xét: Phương pháp phân tích chi tiết cho phép đánh giá những tác động riêng biệt của các chỉ tiêu có quan hệ với nhau.

Phương pháp này cho phép tìm kiếm nguyên nhân của vấn đề cần xem xét. *) Các dữ liệu phục vụ phân tích.

Là tồn bộ các dữ liệu ở cả trong suốt các khâu của của công tác quản lý dự án tại Ban QLDA nhà máy thủy điện Sơn La. Các dữ liệu sẽ phải được thu thập ở các dạng dưới đây:

Dữ liệu theo thời gian: dùng để đánh giá cho một quá trình thực hiện của Ban QLDA.

Dữ liệu thực tế và dữ liệu kế hoạch: dùng để đánh giá, xem xét mức độ thực hiện kế hoạch so với thực tế của Ban QLDA là như thế nào.

Để phục vụ phân tích Cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDA nhà máy thủy điện Sơn La, tác giả phân tích dự án ĐTXD đã thực hiện ở Ban QLDA nhà máy thủy điện Sơn La từ năm 2005 đến năm 2018.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SƠN LA

3.1 Khái quát về ban QLDA NMTĐ Sơn La

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ban QLDA NMTĐ Sơn La

Ngày 24 tháng 10 năm 1996, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam) đã ký quyết định số 1394-ĐVN/TCCB-LĐ thành lập Ban Quản lý chuẩn bị đầu tư dự án Nhà máy thủy điện Sơn La để khảo sát, nghiên cứu khả thi trình Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ phương án đầu tư dự án.

Ngày 15/1/2004, Thủ tướng đã ra quyết định số 92/QĐ-TTg phê duyệt đầu tư dự án Thủy điện Sơn La do Tổng công ty Điện lực Việt Nam là CĐT.

Ngày 24 tháng 09 năm 2002, Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam) đã ký quyết định số 244/QĐ-EVN- HĐQT về việc đổi tên Ban Quản lý chuẩn bị đầu tư dự án Nhà máy thủy điện Sơn La thành Ban Quản lý dự án Nhà máy thủy điện Sơn La, quản lý đầu tư cơng trình Thủy điện Sơn La và cơng trình Thủy điện lai Châu.

* Chức năng - nhiệm vụ của Ban QLDA NMTĐ Sơn La:

Ban Quản lý dự án Nhà máy thủy điện Sơn La là đại diện cho chủ đầu tư – Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơng trình sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý dự án đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án nhà máy thủy điện sơn la (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w