Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nề nếp ở trường THPT vĩnh lộc (Trang 36 - 39)

3.1. Kết luận

Qua ba năm thực hiện công tác quản lý nề nếp học sinh, bản thân rút ra những bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất:

- Giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, sáng tạo trong công tác nề nếp.

- Những ngày đầu của năm học, giáo viên cần phải bám trường bám lớp, theo dõi nắm bắt những yếu điểm của từng lớp để có biện pháp kịp thời.

- Tổ chức ổn định giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự lớp và đưa lớp đi vào nề nếp càng sớm càng tốt.

- Giáo viên làm gương cho học sinh noi theo.

Thứ hai:

- Giáo viên phải xây dựng tiêu chí đánh giá nề nếp học sinh ngay từ đầu năm học, xây dựng đội ngũ theo dõi nề nếp, có tổng kết đánh giá hàng tuần, có hình thức khen thưởng kịp thời để động viên và góp ý đầy đủ, thấu lý, đạt tình.

- Gần gũi, yêu thương học sinh.

Thứ ba:

- Muốn xây dựng nhà trường có nề nếp tốt và giữ vững danh hiệu trường THPT đạt chuẩn quốc gia thì trước hết địi hỏi giáo viên quản lý nề nếp học sinh phải có kiến thức vững vàng, có kỹ năng sư phạm, có khả năng giao tiếp tốt, hiểu đặc điểm sinh lý, hồn cảnh của học sinh để nhanh chóng đưa ra các biện pháp giáo dục học sinh tốt nhất

- Không những thế giáo viên quản lý nề nếp học sinh phải có kế hoạch cụ thể cho mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi kỳ và cả năm học.

Thứ tư:

- Ban nề nếp có sự phối hợp với BGH và các tổ chức trong nhà trường. - Tranh thủ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương.

11

Qua quá trình trực tiếp quản lý nề nếp học sinh ở trường THPT Vĩnh Lộc ba năm từ năm học 2018 – 2019 đến nay, tôi thấy rằng việc rèn nề nếp cho học sinh là một quá trình rèn luyện lâu dài, liên tục, ở nhiều môi trường khác nhau và liên quan nhiều đến nhiều mối quan hệ xã hội. Vì vậy, địi hỏi người thầy giáo phải khéo léo trong ứng xử, có tính kiên trì, bền bỉ, tế nhị để có thể tìm hiểu sâu sắc từng đối tượng học sinh và thương yêu các em với một tình cảm chân thành. Cần cư xử nhẹ nhàng, chừng mực với từng đối tượng học sinh, thể hiện sự quan tâm đến các em. Qua đó tạo cho các em có được sự tin tưởng tuyệt đối với giáo viên nhà trường.

Với một số biện pháp quản lý nề nếp học sinh mà tôi đã áp dụng ở trường THPT Vĩnh Lộc ít nhiều đã mang lại hiệu quả, trường THPT Vĩnh Lộc luôn được đánh giá là ngơi trường có nề nếp và thành tích số 1 trong Huyện Vĩnh Lộc và trong top 20 các trường trong Tỉnh. Luôn là địa chỉ tin cậy để phụ huynh học sinh gửi gắm con em mình, ln xứng đáng với bề dày thành tích 60 năm xây dựng và phát triển.

3.2. Kiến nghị

3.2.1. Đối với giáo viên:

Muốn cho học sinh có được nề nếp tốt, thì người quản lý nề nếp phải biết kết hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn, phải nghiên cứu từng đối tượng một cách tỉ mỉ, cụ thể để sử dụng các phương pháp giáo dục, rèn luyện nề nếp thích hợp cho từng cá nhân.

Cần có sự hợp tác cao của giáo viên chủ nhiệm với các giáo viên bộ mơn và các đồn thể trong nhà trường, sự tạo điều kiện, quan tâm sâu sát khích lệ động viên kịp thời của BGH nhà trường.

Phụ huynh học sinh cần phải quan tâm nhiều đến học sinh nhất là trong thời buổi công nghệ số, mạng internet phát triển học sinh đang tuổi phát triển tâm sinh lý mạnh các thông tin video xấu ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách của học sinh. Hiện tượng học sinh đánh nhau quay video tung lên mạng đang là vấn nạn của ngành giáo dục hiện nay

Mặt khác, nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp chặt chẽ nhằm hỗ trợ cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ là giáo dục học sinh trở thành một con người đầy đủ cả tài lẫn đức, xứng đáng là con ngoan trò giỏi mà toàn xã hội đang chờ mong.

3.2.2. Đối với các cấp lãnh đạo:

Đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng được như cầu dạy học cũng như các hoạt động vui chơi của học sinh để học sinh có các hoạt động ngoại khóa bổ ích qua đó rèn luyện cho các em các kỹ năng sống cần thiết. Qua đó giúp các em tránh xa được các trò chơi game, các tệ nạn xã hội hiện nay.

Sở Giáo dục và Đào tạo cần mở nhiều lớp đào tạo các kỹ năng quản lý cũng như các kỹ năng tổ chức các hoạt động các kỹ năng sống cho các cán bộ quản lý nề nếp để có thể đáp ứng được với sự phát triển hiện nay.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng chương trình mới đáp ứng được nhu cầu của xã hội phát triển nhiều hơn nữa các môn học thực tiễn các môn học giáo

12

dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, giảm tải chương trình học của học sinh tăng cường rèn luyện đạo đức sức khỏe cho học sinh, ít lý thuyết hàn lâm tăng lý thuyết thực hành.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

ĐƠN VỊ HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thị Hà

Thanh hóa, ngày 12 tháng 5 năm 2021. Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung

của người khác. Người thực hiện

Nguyễn Thanh Ngọc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình tâm lí sư phạm.

2. Hà Nhật Thăng, Nguyễn Thị Vân Hương Tài liệu bồi dưỡng và phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên.

NXB Giáo dục.

3. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Nguyễn Văn Luỹ, Giáo trình tâm lí học đại cương.

NXB Đại học Sư phạm.

4. Những điều Giáo viên chủ nhiệm cần biết. NXB Lao Động.

5. Sổ chủ nhiệm lớp. 6. Sổ đầu bài

7. Nguồn internet, Báo Giáo dục thời đại

8. Điều lệ trường trung học sơ sở, trung học phổ thơng và THPT có nhiều cấp học.

9. Sổ theo dõi nề nếp.

13

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nề nếp ở trường THPT vĩnh lộc (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w