Những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến quản lý chi ngân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện quốc oai, hà nội (Trang 40 - 44)

ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

3.1.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Thực hiện Nghị Quyết số 15/2008/NQ-CP của Chính phủ về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội. Từ ngày 01/08/2008, Quốc Oai là một huyện thuộc thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 20 km. Là một vùng bán sơn địa, có toạ độ địa lý là 20o54' đến 21o50' kinh đơng. Phía Bắc giáp với huyện Thạch Thất và Phúc Thọ, phía Nam giáp với huyện Chƣơng Mỹ, phía Đơng giáp với huyện Hồi Đức, phía Tây giáp với huyện Lƣơng Sơn tỉnh Hồ Bình.

Quốc Oai có Đại lộ Thăng Long, đƣờng Hồ Chí Minh chạy qua, cùng tỉnh lộ 421A, 421B. Đây là điều kiện thuận lợi cho huyện Quốc Oai phát triển nhanh về kinh tế, sớm trở thành huyện phát triển khá của thành phố Hà Nội. Huyện lỵ cách thủ đơ Hà Nội 20 km về phía Tây. Đây là 1 huyện có vị trí rất đặc biệt, là cửa ngõ thủ đơ Hà Nội. Khí hậu của huyện Quốc Oai mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt, mùa hạ mƣa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, mùa Đơng mƣa ít từ tháng 11 đến tháng 3, khí hậu thời tiết đƣợc coi là thuận lợi cho nhiều loại cây phát triển.

Huyện Quốc Oai có:

Tổng diện tích đất tự nhiên là: 12.975,82 ha Diện tích đất nơng nghiệp: 7.876,62 ha Diện tích đất phi nơng nghiệp: 4.830,17 ha Đất chƣa sử dụng: 269,03 ha

Nhìn chung, huyện Quốc Oai có đặc điểm tự nhiên tƣơng đối thuận lợi, ảnh hƣởng rất nhiều đến đặc điểm kinh tế xã hội của vùng.

3.1.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội

Quốc Oai có 20 xã và 1 thị trấn. Trong đó có 2 xã miền núi là xã Phú Mãn và xã Đông Xuân dân cƣ sinh sống chủ yếu là dân tộc Mƣờng.

-Địa hình phân ra làm 3 vùng rõ rệt: Đồng bằng, trung du và miền núi. Phía đơng của huyện có sơng Đáy, phía tây có sơng Tích chạy từ Bắc xuống Nam. Các sơng đã tạo ra thuận lợi lớn cho việc tƣới tiêu, ngồi ra cịn giúp cấp thủy sản tại chỗ, phục vụ kinh tế và quốc phịng.

-Giao thơng thuỷ lợi: Đến nay trên địa bàn huyện có 2 quốc lộ và 1 tỉnh lộ chạy qua, có 55% đƣờng liên xã và 755 đƣờng làng ngõ xóm dƣợc bê tơng hố, hệ thống thuỷ lợi trạm bơm cầu cồng tƣơng đối hoan chỉnh thuận lợi cho việc tƣới tiêu nƣớc hàng năm.

Đến nay 21 xã, thị trấn có điện lƣới quốc gia, phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của ngƣời dân, góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế chính trị của địa phƣơng. Các xã đều có đƣờng dây diện thoại, loa cơng cộng và 21 xã, thị trấn có trạm đài.

Sản xuất thƣơng mại: Huyện hình thành 5 vùng dân cƣ tập trung là xã Sài Sơn, thị trấn Quốc Oai, Tân hoà, Hồ Phú và khu vực Cấn Hữu có truyền thống sản xuất một số mặt hàng mây tre đan, đan cót, đan nón lá, thảm,... tiêu thụ nội địa. Ngồi ra cịn một số mặt hàng công nghiệp nhƣ xi măng Sài Sơn khai thác đá Phú Mãn,...

Thƣơng mại du lịch: Huyện có khu di tích Chùa Thầy, khu di tích Động Hồng Xá,… là khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng của huyện Quốc Oai. Hàng năm có hàng nghìn du khách địa phƣơng, các tỉnh lân cận và du khách nƣớc ngoài đến thăm quan thắng cảnh tạo ra nguồn thu đáng kể cho Ngân sách.

-Y tế, Giáo dục: Có 85% hộ gia đình sử dụng nguồn nƣớc hợp vệ sinh, huyện có 1 trung tâm y tế và 1 phịng khám đa khoa, 1 nhà truyền thơng dân số, đến nay mỗi trạm xá trong huyện đều có 1 bác sỹ, 21 trạm đƣợc kiên cố hố. Huyện Quốc Oai đã hồn thành phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, 100% trƣờng lớp đƣợc kiên cố cao tầng, kiến thức của ngƣời dân ngày càng cao.

Với vị trí địa lý thuận lợi và điều kiện kinh tế xã hội nhƣ vậy, huyện Quốc Oai không những thuận lợi về giao lƣu phát triển kinh tế, văn hố mà cịn thuận lợi trong giáo dục tun truyền các chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc. Bên cạnh những thuận lợi trên, nhân dân huyện Quốc Oai cũng cịn gặp nhiều khó khăn về đời sống vật chất, văn hố, tinh thần và dân trí cịn chƣa đồng đều giữa các vùng, do điều kiện phát triển của mỗi xã khác nhau, huyện vẫn là huyện nơng nghiệp, kinh tế cịn nghèo.

3.1.2. Cơ quan quản lý chi ngân sách nhà nước cấp xã ở huyện Quốc Oai

Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện Quốc Oai là cơ quan trực thuộc UBND huyện, có chức năng tham mƣu giúp UBND huyện thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện và quản lý điều hành hoạt động ngân sách huyện; chịu trách nhiệm trƣớc HĐND và UBND huyện về nhiệm vụ của mình và chịu sự chỉ đạo chun mơn của Sở Tài chính và Sở Kế hoạch & Đầu tƣ thành Phố Hà Nội.

Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện Quốc Oai gồm có 26 cán bộ vừa có trình độ vừa giàu kinh nghiệm thực tiễn, có trách nhiệm cao với cơng việc. Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện tổ chức thành 4 tổ đảm đƣơng nhiệm vụ công tác riêng trong mối quan hệ chung.

Trong bộ máy hoạt động của phịng có:

-1 Trƣởng phịng -3 Phó trƣởng phịng -8 Cán bộ ở Tổ Ngân sách nhà nƣớc -5 Cán bộ ở Tổ NSX -4 Cán bộ ở Tổ Kế hoạch -5 Cán bộ ở Tổ Đầu tƣ XDCB * Chức năng, nhiệm vụ của Tổ NSX:

-Chức năng: Giúp trƣởng phịng quản lý chun mơn tài chính NSX, thị trấn.

-Nhiệm vụ:

+Triển khai hƣớng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ về quản lý tài chính NSX, thị trấn trên địa bàn huyện. Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm quản lý tài chính, NSX theo đúng quy định.

+ Hƣớng dẫn UBND các xã, thị trấn xây dựng dự toán thu, chi ngân sách hàng năm, tổng hợp dự toán NSX, thị trấn để xây dựng dự toán thu, chi ngân sách huyện.

+Hƣớng dẫn, kiểm tra công tác chuyên môn nghiệp vụ về quản lý quỹ tiền lƣơng của đội ngũ kế tốn NSX, thị trấn. Giúp trƣởng phịng chỉ đạo thực hiện việc theo dõi đánh giá đội ngũ kế tốn NSX, thị trấn để có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng.

+ Hƣớng dẫn, kiểm tra việc quản lý điều hành NSX theo đúng pháp luật và dự toán đƣợc giao.

+ Kiểm tra, đơn đốc và thẩm định quyết tốn NSX, thị trấn hàng năm, tổng hợp quyết tốn NSX tồn huyện theo quy định.

+ Theo dõi quản lý hệ thống Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo phân công.

Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện sau khi tiếp nhận báo cáo từ bộ phận Kế toán ngân sách các xã tổ chức xuống tận từng địa bàn, kiểm tra tình hình thực hiện quản lý chi ngân sách. Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện cùng với UBND huyện đã xác định công tác quản lý NSX là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, có tầm chiến lƣợc lâu dài, cơng tác quản lý chi ngân sách phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm hiệu quả trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của từng xã nhằm thực hiện tốt mục tiêu kinh tế, văn hoá, xã hội tại địa phƣơng. Để thực hiện nhiệm vụ này, Phịng đã bố trí 5 cán bộ làm cơng tác quản lý NSX.

Ở từng xã có bộ phận có chức năng trực tiếp quản lý Tài chính - NSX trên địa bàn gồm: Chủ tịch UBND xã (đảm nhiệm vai trò là chủ tài khoản) và kế tốn xã. Ngồi ra, NSX đồng thời chịu sự quản lý chun mơn của Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện.

3.2. Tình hình quản lý chi ngân sách cấp xã ở huyện Quốc Oai

Để tìm hiểu chi tiết hơn thực tế công tác quản lý chi NSCX ở huyện Quốc Oai vừa qua, chúng ta đi xem xét từng khâu trong nội dung quản lý chi NSCX.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện quốc oai, hà nội (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w