Các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty niêm yết trên thị trường tập trung cịn ít. Trái phiếu chính phủ được niêm yết tại TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là phát hành mới. Trong năm 2006, khối lượng giao dịch thỏa thuận trái phiếu trên TTGDCK TP Hồ Chí Minh là 356.497 ngàn trái phiếu; tổng giá trị giao dịch thỏa thuận đạt 36.388 tỷ đồng. Đối với trái phiếu cơng ty, hiện nay mới chỉ có trái phiếu của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam được niêm yết.
Các giao dịch trái phiếu chính phủ trên TTGDCK thường là những lơ lớn, được thực hiện bởi các nhà đầu tư có tổ chức, chủ yếu là các TCTD. Tuy nhiên, những tổ chức này lại không bán lại trái phiếu cho các nhà đầu tư như đã cam kết mà giữ lại khối lượng trái phiếu nhận bảo lãnh như một khoản đầu tư dài hạn. Hiện nay, có đến 80% trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm được các NHTM nắm giữ.
Trừ hai loại trái phiếu chính phủ (trái phiếu kho bạc, trái phiếu của Quỹ hỗ trợ đầu tư) và trái phiếu của ngân hàng BIDV, phần lớn các loại trái phiếu khác được giao dịch trên thị trường phi chính thức.
2.1.2. Thị trường tín dụng dài hạn
2.1.2.1. Cơ cấu hệ thống các TCTD của nước ta hiện nay
TTTD dài hạn hoạt động thông qua các nghiệp vụ vay để cho vay của các TCTD. Ở nước ta, Luật các Tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX (có hiệu lực từ 1/10/1998) quy định các TCTD Việt Nam gồm TCTD nhà nước, TCTD cổ phần của Nhà nước và nhân dân, TCTD hợp tác, TCTD liên doanh, TCTD phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Ngày 15/6/2004, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng (số 20/2004/QH11) được ban hành, trong đó quy định “TCTD
khác của pháp luật để hoạt động ngân hàng’’. Cũng theo Luật này các loại
hình TCTD được sửa đổi và bổ sung, bao gồm: “TCTD nhà nước, TCTD cổ
phần, TCTD hợp tác, TCTD liên doanh, TCTD 100% vốn nước ngoài. TCTD nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức TCTD liên doanh; TCTD 100% vốn nước ngoài; chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam’’.
Các TCTD ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, và các loại hình ngân hàng khác. Loại hình TCTD này được thực hiện tồn bộ hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác có liên quan. TCTD phi ngân hàng bao gồm cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính và các TCTD phi ngân hàng khác. Loại hình TCTD này được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. TCTD hợp tác gồm ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã tín dụng và các hình thức khác. Đây là những tổ chức kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ ngân hàng, do các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập để hoạt động ngân hàng theo Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Cuối cùng, TCTD nước ngoài là TCTD được thành lập theo pháp luật nước ngoài.
Hiện nay, hệ thống các TCTD ở nước ta bao gồm 6 TCTD nhà nước (Ngân hàng thương mại), 26 NHTM Cổ phần đô thị, 12 NHTM Cổ phần nông thôn, 31 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 6 cơng ty tài chính, 9 cơng ty cho th tài chính, 44 văn phịng đại diện ngân hàng nước ngồi, 917 Quỹ tín dụng Nhân dân.
Như vậy, cơ cấu các TCTD ở nước ta khá đa dạng và tương đối đầy đủ các thành phần theo thông lệ quốc tế. Nhiều loại hình TCTD với các hình thức sở hữu khác nhau ngày càng lớn mạnh về quy mô và hệ thống tổ chức
mạng lưới ngày càng rộng lớn. Tuy nhiên, xét về phạm vi hoạt động vẫn còn sự mất cân đối, chủ yếu do lịch sử để lại.
Trong cơ cấu các TCTD ngân hàng ở nước ta, các NHTM Nhà nước chiếm tỷ trọng tài sản lớn nhất (khoảng hơn 70%). Đứng sau lần lượt là chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng cổ phần. Đối tượng cho vay của các NHTM Nhà nước chủ yếu là các DNNN, doanh nghiệp tư nhân lớn và khu vực nơng nghiệp. Trong khi đó, ngân hàng liên doanh và các chi nhánh ngân hàng nước ngồi chủ yếu phục vụ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ; ngân hàng thương mại cổ phần chủ yếu cho vay khu vực tư nhân vừa và nhỏ.
Các TCTD phi ngân hàng được thành lập đã góp phần làm đa dạng hóa các loại hình TCTD, tạo thêm kênh huy động vốn mới ngoài kênh ngân hàng truyền thống. Tuy nhiên, do hầu hết mới được thành lập trong thời gian gần đây, các TCTD này còn hạn chế về quy mơ, nghiệp vụ và phạm vi hoạt động, chưa có khả năng cạnh tranh đối với hệ thống ngân hàng và chủ yếu phục vụ nhu cầu vốn của một vài ngành nghề nhất định. Các cơng ty tài chính chủ yếu do các Tổng công ty Nhà nước thành lập. Theo Luật các Tổ chức tín dụng (2004), thì các cơng ty tài chính là một loại hình TCTD được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, khơng làm dịch vụ thanh tốn. Quy định pháp lý này đã ràng buộc hoạt động của cơng ty tài chính trong một khn khổ nhất định nên hoạt động khó khăn. Hầu hết các cơng ty tài chính chỉ đáp ứng được yêu cầu về vốn trong nội bộ Tổng cơng ty. Trong khi đó, các cơng ty cho th tài chính chủ yếu do ngân hàng quốc doanh và liên doanh thành lập hầu hết chỉ tập trung cho thuê đối với tài sản thơng dụng như phương tiện vận tải, máy móc thiết bị...
2.1.2.2. Tình hình hoạt động TTTD từ 1986 đến nay
TTV nói chung, TTTD nói riêng là những tiền đề hết sức quan trọng cho việc khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính trong nền kinh
tế. TTTD hoạt động hiệu quả không những thỏa mãn nhu cầu đa dạng về vốn của nền kinh tế mà còn làm cho sự tiếp cận các nguồn vốn tín dụng trở nên dễ dàng, tiết kiệm chi phí giao dịch và giảm bớt các chi phí nguồn vốn cho chủ thể kinh doanh. Ở nước ta, trong điều kiện TTCK đang ở giai đoạn đầu của phát triển, thì TTTD và hệ thống ngân hàng vẫn là một kênh huy động, phân bổ vốn chủ yếu và đóng vai trị to lớn trong suốt q trình phát triển từ 1986 đến nay.
Trong thời kỳ bao cấp, hoạt động tín dụng chỉ thơng qua hệ thống Ngân hàng và cơ chế hoạt động thực chất chỉ là cấp phát tài chính (sau ngân sách Nhà nước). Vốn chỉ được vận động theo chiều dọc, lãi suất ngân hàng thấp, thời hạn hồn trả chỉ mang tính chất hình thức. Từ năm 1986, cùng với quá trình đổi mới đất nước, hệ thống tín dụng bắt đầu bước vào giai đoạn cải cách tồn diện về cơ cấu, hồn thiện cơ chế chính sách, tiến tới phù hợp với cơ chế thị trường cũng như xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong thời kỳ 1986-1989, TTTD đã có những bước phát triển nhất định. Huy động vốn và cho vay tăng nhanh qua các năm. Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian cũng có bước thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, nhìn chung, giai đoạn 1988-1990 là giai đoạn bắt đầu của quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, hoạt động của TTTD trong thời kỳ này vẫn gặp nhiều khó khăn và khơng hiệu quả. Mơ hình ngân hàng hai cấp chỉ vừa mới hình thành với các thử nghiệm còn non trong tổ chức hoạt động và kinh doanh tiền tệ. Hoạt động của hầu hết các ngân hàng đều không hiệu quả; vốn điều lệ thấp trong khi dư nợ cho vay cao. Bên cạnh đó, các quỹ tín dụng tự phát mọc lên và khơng được quản lý chặt chẽ. Hoạt động của các quỹ tín dụng, trung tâm tín dụng và ngân hàng ngồi quốc doanh cũng đều gặp khó khăn và lâm vào tình trạng nguy ngập trầm trọng, mất khả năng chi trả vào cuối năm 1990.
Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu do sự kiểm soát của nhà nước thiếu chặt chẽ, các quy chế quản lý không được ban hành kịp thời; lãi suất thị
trường khơng có sự điều tiết, quản lý; đặc biệt, một số TCTD hoạt động thiếu lành mạnh, chỉ chạy theo mục tiêu kiếm lời bất chính, thậm chí mang tính chất lừa đảo.
Từ những năm 1990 đến nay, TTTD đã có những bước phát triển vượt bậc. Khn khổ chính sách pháp luật đang được hoàn thiện, tiến tới cơ chế thị trường và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Các kênh huy động vốn đã được đa dạng hóa với sự góp mặt của nhiều loại hình TCTD khác ngoài hệ thống ngân hàng. Cụ thể: