Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo từng bước hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn đất nước;

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển thị trường vốn việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế002 (Trang 83 - 89)

b. Quan điểm và định hướng phát triển TTV.

3.2.2.1. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo từng bước hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn đất nước;

nhập kinh tế quốc tế hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn đất nước; Đồng thời, tăng cường hiệu lực thực thi, nâng cao năng lực quản lý, kiểm tra và giám sát của Nhà nước đối với hoạt động của thị trường.

Nhìn chung, để thị trường phát triển lành mạnh, sự quản lý của Nhà nước hiệu quả…thì điều quan trọng trước hết là phải xây dựng được một khung pháp lý hoàn chỉnh; đồng thời, phải tăng cường hiệu lực thực thi và kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng và ý thức chấp hành của đối tượng bị điều chỉnh bởi khung pháp lý đó. Mặt khác, trong q trình hội nhập quốc tế địi hỏi phải cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp, tạo lập mơi trường hoạt động an tồn, hiệu quả, có khả năng thích ứng cao đối với mơi trường tồn cầu hố.

Chính vì vậy, ở Việt Nam, cần tiếp tục hồn thiện khung pháp lý cho hoạt động của thị trường theo hướng đồng bộ, tạo cơ sở nền tảng cho sự vận hành thông suốt của thị trường; tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia trên thị trường phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam trong xu hướng phát triển và hội nhập. Đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ giữa ban hành chính sách với việc thực hiện cam kết quốc tế, đặc biệt là những cam kết khi gia nhập WTO. Đồng thời, tăng cường khả năng kiểm sốt của Nhà nước thơng qua hệ thống pháp luật, xây dựng các tiêu chuẩn, chuẩn mực, chỉ tiêu cảnh báo phục vụ cho giám sát thị trường (tự giám sát và giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Sau đây là một số gợi ý chính sách cụ thể để thực hiện được điều đó:

Thứ nhất, khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn đối với các văn bản luật mới được ban hành.

Có thể thấy rằng, TTV nước ta đã được điều chỉnh bởi những văn bản quy phạm có hiệu lực pháp lý cao (Luật các Tổ chức tín dụng, Luật ngân hàng Nhà nước…). Đặc biệt, Luật Chứng khốn đã được Quốc hội khóa XI thơng qua và sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/1/2007. Đây là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động của TTCK, tạo lập một mơi trường pháp lý tồn diện. Luật Chứng khốn bảo vệ quyền và lợi ích của các nhà đầu tư, các tổ chức tham gia trên TTCK; đồng thời, xác định vai trò của Nhà nước đối với TTCK, quy định sự vận hành của TTCK phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Trên cơ sở nguyên tắc cơ bản của hội nhập, Luật Chứng khoán đảm bảo bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Để sớm đưa Luật vào thực tiễn cuộc sống một cách nhanh chóng và hiệu quả, các cơ quan Chính phủ cần khẩn trương xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế nhằm tạo điều kiện cho TTCK Việt Nam có khả năng hội nhập với các thị trường vốn quốc tế và khu vực, đặc biệt là đáp ứng đươc lộ trình thực hiện các cam kết trong Hiệp định

thương mại Việt - Mỹ và gia nhập WTO. Bên cạnh đó, trong q trình thực hiện cần theo dõi sát sao, kịp thời phát hiện những vướng mắc phát sinh theo điều kiện thực tế để có những sửa đổi bổ sung cần thiết, giúp hoạt động trên TTCK luôn được vận hành liên tục.

Thứ hai, kịp thời sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý đã bộc lộ những bất cập, gây khó khăn trong q trình thực hiện hoặc khơng phù hợp với điều kiện thực tiễn, đặc biệt là các cam kết quốc tế.

Sau một thời gian thực thi, một số quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật đã bộc lộ những bất cập, gây khó khăn trong q trình thực hiện do lạc hậu với thực tiễn hoặc chồng chéo với những quy định mới được ban hành…Chính vì vậy, kịp thời sửa đổi, bổ sung những quy định khơng cịn phù hợp là điều quan trọng và cần thiết. Qua thống kê thực tiễn có một số vấn đề nổi bật sau:

- Cần xem xét sửa đổi và bổ sung một số quy định trong Nghị định

144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về Chứng khoán và Thị trường Chứng

khoán theo hướng phù hợp với Luật Chứng khoán, chủ yếu tập trung vào các vấn đề phân định thị trường niêm yết, thị trường đăng ký giao dịch; tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục hành chính. Các quy định về sự tham gia của các bên giao dịch nước ngoài cần tiếp tục được hồn thiện theo hướng phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế.

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định của Chính phủ về cổ phần hóa

DNNN. Hiện nay, cơ chế, chính sách cổ phần hóa DNNN cịn nhiều hạn chế.

Các quy định về bán cổ phần cịn nhiều bất cập, dẫn đến có hiện tượng cổ phần hóa nội bộ, chưa thu hút được các nhà đầu tư bên ngoài, nhất là các nhà đầu tư chiến lược. Các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa cịn e ngại niêm yết trên TTCK do ngại cơng bố thơng tin tài chính…Trước tình hình đó, tiếp tục hồn thiện chính sách cổ phần hóa DNNN là một giải pháp quan trọng. Căn cứ Chương trình cải cách DNNN 2006-2010, xây dựng kế hoạch gắn kết cổ

phần hoá các DNNN với việc niêm yết trên TTCK; chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thành cơng ty cổ phần và niêm yết trên TTCK; bán bớt cổ phần Nhà nước không cần nắm giữ tại các công ty niêm yết theo Danh mục lĩnh vực, ngành nghề Chính phủ qui định.

- Sớm hồn thiện việc sửa đổi Luật các Tổ chức tín dụng để thay thế cho Luật các Tổ chức tín dụng cũ (1997), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng (năm 2004), tạo cơ sở pháp lý cơ bản cho việc chỉnh sửa cơ chế và thể lệ nghiệp vụ và tổ chức hoạt động của các TCTD và các quan hệ tín dụng trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, cần sửa đổi các bộ Luật có liên quan: Luật Phá sản doanh nghiệp đang có những bất cập hiện nay về việc khơng thừa nhận tư cách có bảo đảm của ngân hàng bảo lãnh; Luật Đất

đai quy định quyền hạn của Tồ án hoặc các cơ quan có thẩm quyền phán

quyết về giá trị của giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất, có thể gây rủi ro cho các TCTD cho vay nhận thế chấp giá trị quyền sử dụng đất chính là giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất đó, cũng như đã hạn chế quyền chủ động xử lý tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất của ngân hàng; Luật

Doanh nghiệp Nhà nước trong việc quy định và xác định tài sản dây chuyền

cơng nghệ chính làm thế chấp vay vốn, hoặc bất cập có liên quan đến vốn điều lệ của DNNN.

- Hồn thiện các quy định liên quan đến các chủ thể là nhà ĐTNN, tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện (Thông tư số 100/2004/TT-BTC, Quyết định số 1550/2004/QĐ-NHNN…)

Thứ ba, đổi mới cơ chế quản lý tín dụng ngân hàng của NHNN theo hướng:

- Tiếp tục đổi mới chính sách cung ứng tín dụng phù hợp theo yêu cầu và mục tiêu của chính sách tiền tệ và chính sách tài chính quốc gia. Chính sách tín dụng vĩ mơ cần được hoạch định phù hợp với quá trình và yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu phân bố nguồn lực, cơ cấu thị trường và thay đổi cơ cấu sản phẩm...Chính sách tín dụng của NHNN phải là cơ sở, định

hướng cho các TCTD xác định mục tiêu, mức độ, cơ cấu về huy động nguồn vốn cũng như đầu tư tín dụng cho nền kinh tế. Trong điều hành chính sách tín dụng, cần nghiên cứu tiến tới tách bạch chức năng cơ quan chủ quản với chức năng giám sát, kiểm tra đảm bảo an tồn tín dụng và an tồn hệ thống của NHNN. Nhanh chóng xây dựng các tiêu chí an tồn phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam. Tiếp tục ban hành các văn bản quy định nhằm đảm bảo an toàn hệ thống như bảo hiểm tiền gửi, tài sản đảm bảo tín dụng, đăng ký giao dịch bảo đảm...

- Về cơ chế tín dụng, nhìn tổng thể, NHNN cần tập trung ban hành một hệ thống văn bản mang tính chất khung pháp lý chung tổng hợp tất cả các quy định về loại hình hoạt động tín dụng. Khơng nên quy định quá chi tiết thuộc nghiệp vụ kinh doanh của các TCTD để hạn chế việc can thiệp sâu không phù hợp với cơ chế thị trường và tạo chủ động cho các TCTD trong kinh doanh tín dụng.

- Về cơ chế huy động vốn, Nhà nước cần đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền bằng việc phát triển phương thức bảo hiểm tiền gửi của cơ quan Bảo hiểm tiền gửi đã được thành lập. Bảo đảm tính an tồn hệ thống thơng qua việc hỗ trợ khả năng chi trả cho các TCTD khi gặp khó khăn. Ràng buộc trách nhiệm của TCTD trong việc chi trả tiền gửi, trách nhiệm của khách hàng trong việc bảo quản lưu giữ các chứng chỉ, thẻ tiền gửi.

- Về cơ chế cho vay vốn, NHNN chỉ nên xây dựng một thể lệ tín dụng chung theo hướng chỉ quy định những điều hạn chế hoặc khơng được thực hiện. Vì trong nền kinh tế hiện đại, xu hướng sẽ chuyển dần các loại tín dụng cho vay theo thời hạn truyền thống hiện nay sang hình thức tín dụng dự án là chủ yếu. Phương thức cho vay, thu nợ theo tiến độ triển khai thực hiện dự án. Thể lệ này là khung pháp lý quy định chung cho tất cả các loại hình, các phương thức cấp tín dụng cả bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ, kể cả quy định rõ cơ chế quản lý và điều hành nguồn vốn. Trong thể lệ tín dụng cần cho phép các TCTD phát triển thêm nhiều sản phẩm mới, như: cho vay trực tiếp,

chiết khấu thương phiếu, cho vay dự án, hợp vốn đồng tài trợ, cho thuê tài chính, bảo lãnh, tín dụng tiêu dùng, tín dụng ứng trước, tín dụng trả góp và các hình thức khác. Sử dụng linh hoạt các cơng cụ quản lý như lãi suất, hạn mức, tín dụng liên ngân hàng, thơng tin tín dụng, xử phạt tài chính... để tác động nhằm mở rộng hay thắt chặt tín dụng để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ.

- Cần tiến hành rà soát để bổ sung và hoàn thiện quy định về an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp hơn với thông lệ tốt, chuẩn mực quốc tế và đảm bảo việc tuân thủ nghiêm túc các quy định này, đặc biệt là quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro. Hồn thiện Dự án Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng. Cần thiết lập một cơ chế điều tiết và giám sát thận trong hệ thống ngân hàng dựa trên những nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel về giám sát nghiệp vụ ngân hàng. Uỷ Ban Basel đưa ra 25 nguyên tắc cơ bản cần thiết đảm bảo cho hệ thống giám sát hoạt động có hiệu quả. Đây là một tham chiếu dành cho chuyên gia giám sát và cán bộ khác ở các quốc gia và cả trên phạm vi quốc tế, tương đối dễ áp dụng và kiểm chứng.

Thứ tư, cần hoàn thiện các quy định liên quan đến thơng tin tài chính:

Hiện nay, các quy định về kiểm tốn, kế tốn vẫn đang trong q trình xây dựng và hồn thiện; do đó, cịn nhiều bất cập, thiếu minh bạch và chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Trong khi đó, thơng tin tài chính lại được sử dụng rộng rãi và cho nhiều đối tượng với các mục đích khác nhau (cơ quan quản lý Nhà nước, nhà đầu tư, người đi vay, người cho vay...). Thiếu thơng tin tài chính minh bạch khơng những gây khó khăn trong việc xác định giá trị cổ phiếu của các doanh nghiệp cổ phần mà còn cản trở sự tham gia của các nhà đầu tư, kinh doanh nước ngồi có tổ chức tham gia vào TTCK. Do đó, cần tiếp tục hồn thiện những quy định về kế toán, kiểm toán; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư có quyết định kinh doanh đúng đắn, các cơ quan quản lý nhà nước điều hành thị trường hiệu quả; qua đó thúc đẩy TTV phát triển lành mạnh.

Thứ năm, cần tăng cường năng lực cũng như sự phối hợp chặt chẽ

trong hoạch định chính sách giữa các cơ quan chức năng (Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước) và các cơ quan liên quan (Văn phịng chính phủ, Ban Đổi mới doanh nghiệp…) cũng như giữa các Bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương. Mặt khác, cần nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra và giám sát việc tuân thủ các quy định pháp lý của các tổ chức, cá nhân tham gia trên thị trường thông qua các chế tài xử phạt nghiêm minh cũng như cơ chế khuyến khích phù hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển thị trường vốn việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế002 (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w