b. Mơi trường pháp lý
2.2.2.2. Hạn chế và tồn tại trên TTTD
Thực tế hiện nay cho thấy, cung ứng vốn trên thị trường vẫn dồn vào TTTD, đặc biệt là tín dụng NHTM Nhà nước. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của TTTD trong điều kiện khả năng kiểm soát thị trường của Chính phủ cịn hạn chế, cộng với các khiếm khuyết nội sinh vốn có của thị trường và tồn đọng của cơ chế kinh tế cũ, đã làm cho TTTD đang bộc lộ nhiều vấn đề
bất cập, thiếu ổn định và phát triển chưa thực sự lành mạnh. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển lớn của nền kinh tế cùng với sự yếu kém và phát triển chậm chạp của TTV đang tạo ra những áp lực và thúc đẩy tín dụng ngân hàng tăng trưởng ở mức độ khá nóng, đáng lo ngại. Hơn nữa, trong bối cảnh tăng trưởng và mở rộng hội nhập quốc tế, trước hết là thực hiện các cam kết của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và gia nhập WTO, TTTD trong nước sẽ phải đối mặt với khơng ít những thách thức tác động từ nhiều phía, kể cả các yếu tố nội tại khó khăn của nền kinh tế, cũng như sự cạnh tranh khốc liệt mang tính tồn cầu hố của thị trường tài chính quốc tế đang đặt ra. Những hạn chế cơ bản của TTTD hiện nay cụ thể như sau:
Thứ nhất, lãi suất cơ bản và lãi suất của các TCTD vẫn còn khoảng cách và chưa có sự phối hợp đồng bộ. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
quy định: “Lãi suất cơ bản do Ngân hàng Trung ương công bố sẽ làm cơ sở
cho TCTD ấn định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng”.
Ở hầu hết các nước, lãi suất cơ bản được hình thành trên cơ sở thị trường và được coi như mức lãi suất tối thiểu để bù đắp chi phí và có một mức lợi nhuận bình quân cho phép.
Ở nước ta, lãi suất cơ bản chưa thực sự phát huy mạnh vai trò và tác dụng vốn có. Trên thực tế, lãi suất cơ bản vẫn chênh lệch lớn với lãi suất thương mại (nơi gặp gỡ giữa cung và cầu thực của thị trường), chưa tương thích với các cơng cụ tài chính khác trên thị trường như lãi suất trái phiếu chính phủ, lãi suất trái phiếu kho bạc...Lãi suất huy động bình quân trên thị trường chưa căn cư vào lãi suất cơ bản. Theo quy định tại khoản 1, điều 476 của Bộ luật Dân sự 2005, từ ngày 1-1-2006 trở đi, lãi suất trong các hợp đồng cho vay nói chung, lãi suất trong các hợp đồng tín dụng nói riêng “do các bên
thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố”. Lãi suất cơ bản tiền Việt Nam đồng tháng 8/2006 vừa được Ngân
12-2005) nhưng lãi suất huy động bình quân trên thị trường lại ở mức khoảng 9,2%/năm.
Bên cạnh đó, lãi suất tín dụng cịn có những biến động và chưa thực sự là giá cả của tín dụng được xác định bởi cung cầu vốn trên thị trường. Nguyên nhân, phần do sự điều tiết thiếu khách quan của thị trường chịu tác động bởi các yếu tố chủ quan của các cơ chế và chính sách, phần do áp lực vốn của nền kinh tế đối với các TCTD, nhất là các TCTD Nhà nước trong thời gian gần đây. Thêm vào đó, các cơng cụ điều tiết thị trường tiền tệ của NHNN chưa thực sự phát huy mạnh vai trị và tác dụng vốn có. Mặt khác, trên thị trường còn nhiều mức lãi suất áp đặt khác nhau do cịn nhiều loại tín dụng ưu đãi, tín dụng chính sách của Nhà nước. Các mức lãi suất ưu đãi thái quá trên cùng một địa bàn, thậm chí cùng một đối tượng vay (chỉ khác nguồn vốn cho vay) đã tạo nên sự khơng thống nhất, bất bình đẳng trong các quan hệ tín dụng, làm cho TTTD khơng phản ánh khách quan cung cầu vốn, Nhiều TCTD lạm dụng,
ỷ lại vào lãi suất ưu đãi tràn lan, phá vỡ tính chủ động linh hoạt với các khoản tín dụng kinh doanh theo nguyên tắc thị trường.
Thứ hai, quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khu vực doanh nghiệp dân doanh còn hạn chế. Đặc biệt, đối với khu vực kinh tế tư nhân, mặc dù
lượng vốn vay ngân hàng ngày càng tăng, nhưng nhìn chung việc tiếp cận vốn từ khu vực ngân hàng thương mại quốc doanh vẫn cịn khơng ít khó khăn. Thứ nhất, về vấn đề thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Theo các quy định hiện hành của Nhà nước về bảo đảm tiền vay của các TCTD, thì khi các doanh nghiệp sử dụng tài sản để thế chấp, cầm cố, bảo lãnh sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý các thủ tục như: đăng ký quyền sở hữu tài sản, khó khăn trong việc xác định giá trị của tài sản thế chấp nhất là tài sản thế chấp là đất, nhà... Thứ hai, đa số các doanh nghiệp thường khơng đủ điều kiện để vay vốn tín chấp tại ngân hàng do chưa có tín nhiệm với ngân hàng trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ đầy đủ, đúng hạn (cả gốc và lãi), khơng ít doanh nghiệp lừa đảo, chây ì trả nợ; hiệu quả sản xuất kinh doanh kém, không rõ ràng về sổ sách...
Thứ 3, cơng tác quản lý và giám sát tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu. Đối với hệ thống các TCTD, năng lực giám sát cho vay và quản trị rủi ro
chưa đáp ứng các chuẩn mực quốc tế. Mặc dù đã có những quy định cụ thể, nhưng hoạt động giám sát tại chỗ của NHNN vẫn gặp nhiều khó khăn vì hạn chế về chất lượng và số lượng cán bộ. Quá trình giám sát từ xa gặp khó khăn trong việc tổng hợp, thu thập và xử lý thơng tin. Cơng tác giám sát tín dụng chưa bao qt tồn hệ thống các định chế tài chính có liên quan đến hoạt động tín dụng do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và do mơ hình quản lý hệ thống tài chính hiện tại về thực chất là quản lý theo định chế tài chính.
Thứ 4, sự mất cân đối về cơ cấu thời hạn vốn tín dụng, cũng như việc sử dụng quá mức nguồn vốn ngắn hạn cho vay dài hạn của một số TCTD có
thể gây ra những bất ổn trên TTTD. Khả năng huy động vốn trung, dài hạn của các TCTD vẫn còn thấp so với nhu cầu vốn vốn đầu tư dài hạn của nền kinh tế. Hơn nữa vốn huy động chủ yếu vẫn là hình thức tiết kiệm truyền thống, chiếm khoảng 80% tổng huy động tiền gửi từ dân cư. Sự mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, trong khi vốn huy động ngắn hạn chiếm đến 70% tổng nguồn vốn, thì dư nợ cho vay trung dài hạn lại chiếm đến 45% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Do đó, trước áp lực của nền kinh tế, việc sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn được coi là một giải pháp tình thế của NHNN hiện nay (cho phép các TCTD thực hiện với một tỷ lệ tối đa 40% đối với NHTM, 30% đối với loại hình TCTD khác). Tuy nhiên, nếu các TCTD khơng đảm bảo duy trì ổn định việc huy động vốn theo kế hoạch, cũng như khả năng thu nợ không phù hợp với yêu cầu chi trả các khoản tiền gửi do chênh lệch về thời hạn, có thể dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh tốn. Đây là điều dễ xảy ra đối với bất cứ TCTD nào có quy mơ nhỏ, hệ số an tồn vốn thấp và sử dụng nhiều vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn. Trong khi đó, trên thực tế, quy mơ vốn điều lệ và mức vốn tự có của các
TCTD đều nhỏ bé. Các NHTM nhà nước có mức vốn điều lệ, vốn tự có lớn nhất nhưng so với các ngân hàng trung bình trong khu vực đều nhỏ hơn rất nhiều, do vậy, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTM nhà nước vẫn chưa đạt được tỷ lệ theo chuẩn mực quốc tế (8%).
Thứ 5, sự yếu kém của hệ thống TCTD, đặc biệt là TCTD nhà nước
Nhìn chung, tổng tiềm lực tài chính của các Ngân hàng nói chung cịn nhỏ (vốn tự có thấp) đã hạn chế khả năng huy động và cung ứng tín dụng cho tồn nền kinh tế. Dư nợ tín dụng mới đạt xung quanh 55% GDP, thấp xa so với mức trên 80% của các nước trong khu vực. Các chỉ số đánh giá về nợ quá hạn, về đảm bảo an toàn vốn, về tỷ trọng chi phí quản lý trong doanh số hoạt động v.v. so với chuẩn quốc tế đều còn ở mức thấp: Hầu hết các NHTM có mức dư nợ khơng sinh lời lớn hơn giới hạn cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần; Khả năng thanh tốn bình qn của các TCTD so với u cầu 100% chỉ mới đạt xấp xỉ 65%; Tỷ lệ sinh lời bình qn trên vốn tự có của các TCTD chỉ đạt 6% so với mức 13 - 15% của các NHTM ở các nước trong khu vực; Khoảng cách chênh lệch lãi suất bình quân giữa đầu vào và đầu ra trong hoạt động tín dụng ngày càng khép lại, hiện chỉ còn 0,15 - 0,17%/ tháng dư nợ sinh lời (các nước khu vực: 0,30 - 0,40% tháng), dư nợ bình quân một cán bộ, nhân viên chỉ đạt xấp xỉ 5,5 tỷ đồng - trong khi bình qn có tới 90% tổng doanh thu ròng của các NHTM hiện nay là hình thành từ nghiệp vụ vay để cho vay, các sản phẩm dịch vụ khác nói chung cịn nghèo nàn.
Tỷ lệ nợ xấu phân theo tiêu chuẩn quốc tế cao (lên 2 con số) và chưa được kiểm soát hợp lý, tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là các NHTM Nhà nước. Các khoản cho vay chỉ định của Nhà nước (chương trình mía đường, cà phê, khắc phục thiên tai,..) và những khoản cho vay của các NHTM Nhà nước cho DNNN đã, đang và sẽ là nguy cơ chủ yếu đối với an toàn hệ thống.
Bảng 4: Hiệu quả cho vay của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Tổng dư nợ Tổng nợ khó địi Tổng NKĐ/ DN
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước- Đoàn Ngọc Phúc (2006) “Những hạn chế và thách thức của hệ thống ngân hàng thuơng mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” – Tạp chí nghiên cứu kinh tế 6/2006
Vốn khơng sinh lời có xu hướng gia tăng, có nhiều thời điểm vốn cịn chạy lòng vòng trong khu vực thị trường tài chính hoặc đổ dồn vào các dự án đầu tư theo chỉ định ít hiệu quả làm cho tỷ trọng vốn đầu tư thực vào sản xuất vật chất và dịch vụ chưa cao. Nhiều địa chỉ đầu tư theo chỉ định của Chính phủ với khối lượng vốn rất lớn nhưng hiệu quả không cao hoặc thua lỗ. Việc xử lý nợ tồn đọng còn nặng về cơ chế bao cấp, ỷ lại quá nhiều vào việc khoanh nợ, dãn nợ, xóa nợ của Nhà nước.
Kết luận chương II
Nội dung chương II đã đề cập một số nét chính về tình hình hoạt động của TTV Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Trong đó, các tiêu chí cơ bản bao gồm các nội dung về hệ thống pháp lý, tình hình hoạt động của thị trường (quy mơ, chất lượng, thành phần chủ thể, hàng hóa…); thơng qua đó tổng kết những thành tựu chính đã đạt được cũng như một số hạn chế và nguyên nhân cơ bản của thị trường vốn Việt Nam trong 20 năm qua.
Những phân tích trong chương II cho thấy, nhìn chung, TTV nước ta đã có những thành tựu đáng ghi nhận về tiến bộ trong xây dựng khung pháp lý,
quy mô, chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động ngày càng tăng trên thị trường. TTV đã ngày càng thực hiện được vai trò quan trọng là kênh huy động và phân bổ vốn cho nền kinh tế; đồng thời, ngày càng vững vàng hơn trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, những hạn chế vẫn tồn tại song hành và đặt ra yêu cầu bức thiết cần phải sớm được khắc phục, bao gồm:
- Khung pháp lý chưa hoàn thiện, chưa áp dụng đầy đủ các thông lệ và chuẩn mực quốc tế
- Cơ cấu thị trường chưa cân đối, gánh nặng về cung ứng vốn vẫn dồn lên vai TTTD
- Quy mô TTV nhỏ so với khu vực và thế giới
Kết quả phân tích tình hình phát triển của TTV trong những năm qua giúp chúng ta thấy được TTV Việt Nam đang ở giai đoạn nào của quá trình phát triển; đồng thời đây cũng là một trong những cơ sở chủ yếu để xây dựng các gợi ý giải pháp chính sách trong chương III.