Định hướng phát triển nền kinh tế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 81)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

3.1. Định hướng phát triển tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát

3.1.1. Định hướng phát triển nền kinh tế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

3.1.1.1 Định hướng phát triển nền kinh tế

- Đẩy nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của cả nước, tốc độ tăng GDP thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 13,0-13,5%.

- GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 32 triệu đồng, tương đương 1.600-USD (bằng 90% so với bình quân cả nước).

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.: Năm 2015, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 33%, công nghiệp - xây dựng 29- 30%, nông nghiệp 36-37%.

- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 20-22%. Phấn đấu đến năm 2015 đạt khoảng 900 triệu USD và khoảng 1.800 triệu USD vào năm 2020.

- Tăng nhanh đầu tư tồn xã hội, giải quyết tốt tích lũy và tiêu dùng, đến năm 2015 có thể tự cân đối thu chi. Thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư, thời kỳ 2011 - 2015 tổng vốn đầu tư xã hội đạt 48-50% so với GDP.

- Thu ngân sách nhà nước thời kỳ 2011-2020 khoảng 20-22% GDP

Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Lâm Đồng từ năm 2011 đến năm 2015

Bảng 3.1. Các chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Lâm Đồng giai đến năm 2015

Chỉ tiêu

- Công nghiệp-Xây dựng - Nông, lâm, ngư nghiệp - Dịch vụ 2-GDP/người (giá HH) - VN đồng (ngàn đồng) - USD - Tỷ lệ so cả nước 3- Dân số 4- Tổng GDP (HH) - Công nghiệp-Xây dựng - Nông, lâm, ng nghiệp - Dịch vụ

(Nguồn: Kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2020 của tỉnh Lâm Đồng) 3.1.1.2 Định hướng phát triển DNNVV từ nay đến năm 2015 của tỉnh Lâm Đồng

- Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần; Nhà nước tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển; Khuyến khích cộng đồng dân cư địa phương và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh trên mọi lĩnh vực ngành

- Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách bền vững, tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên cơ sở đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; ưu tiên phát triển các ngành nghề, sản phẩm có giá trị gia tăng

cao hoặc doanh nghiệp nhỏ và vừa có lợi thế cạnh tranh; cải thiện và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp nhỏ và vừa cạnh tranh bình đẳng, tiếp cận các nguồn lực và thị trường; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, phát triển văn hóa kinh doanh và liên kết doanh nghiệp.

- Nâng cao nhận thức, quan điểm của các cấp chính quyền về vai trị của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, hướng dẫn và trợ giúp doanh nghiệp, từng bước chuyển biến rõ rệt sang nền hành chính phục vụ; trên cơ sở đó có quan điểm thái độ phục vụ trong thi hành công vụ, giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí.

- Mục tiêu phát triển:

Đẩy nhanh tốc độ phát triển doanh nghiệp, tăng cường sự đóng góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào mục tiêu tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo của địa phương.

Các nhóm mục tiêu cụ thể trong kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011 – 2015, như sau:

a) Nhóm chỉ tiêu về phát triển doanh nghiệp và đóng góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào nền kinh tế:

- Doanh nghiệp thành lập mới: tăng bình quân trong khoảng từ 5% - 10%/năm; - Vốn đăng ký kinh doanh: tăng bình quân trong khoảng từ 10% - 12%/năm. - Đóng góp vào ngân sách: tăng bình qn trong khoảng từ 15%- 20%/năm. - Giải quyết việc làm: khoảng 25.000 – 30.000 lao động/năm.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu: tăng bình qn 20,5%/năm.

b) Nhóm chỉ tiêu phản ánh hỗ trợ của Chính phủ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa:

- Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng lợi từ các chính sách, chương trình trợ giúp tài chính của Chính phủ khoảng 50 doanh nghiệp.

- Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng lợi từ các chính sách, chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực khoảng 350 doanh nghiệp.

- Số lượng/tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa được tham gia các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia khoảng 50 doanh nghiệp.

- Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng lợi từ các chương trình đổi mới khoa học cơng nghệ khoảng 200 doanh nghiệp.

3.1.2. Định hướng phát triển tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng đến năm 2015

3.1.2.1 Định hướng chung

Tiếp tục nâng cao năng lực quản trị điều hành, phát huy cao độ các nguồn lực về con người, màng lưới và cơ sở vật chất kỹ thuật gắn với khai thác, tận dụng điều kiện thuận lợi các nguồn lực bên ngoài để xây dựng chi nhánh vững mạnh tồn diện đủ sức cạnh tranh trong kinh doanh và thích ứng nhanh chóng trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế; phát huy vai trò, vị thế chủ đạo, chủ lực của một ngân hàng thương mại lớn nhất trên địa bàn. Không ngừng củng cố và mở rộng thị phần, giữ vững khách hàng truyền thống và phát triển khách hàng mới, chủ động trong công tác huy động vốn để tăng trưởng tín dụng phương trâm “đi vay để cho vay”, mở rộng tín dụng đi đơi với củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời phát triển các dịch vụ hiện đại, tiện ích đến mọi loại hình doanh nghiệp và dân cư với mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh là lành mạnh, an toàn và hiệu quả, đảm bảo thu nhập ổn định và nâng cao đời sống của cán bộ cơng nhân viên, hồn thành nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu cụ thể cần thực hiện giai đoạn từ năm 2012-2015

Đơn vị: tỷ đồng, %

STT CHỈ TIÊU

1 Tổng nguồn vốn (% tăng trưởng)

Trong đó:

1.1 Nội tệ

1.2 Ngoại tệ

1.3 Tỷ trọng TG gửi dân cư (% trên tổng

nguồn)

1.4 Thị phần

1.5 Nguồn vốn huy động BQ đầu người

2 Tổng dư nợ (% tăng trưởng)

2.1 Dư nợ ngắn hạn

2.2 Dư nợ trung hạn (cả vốn dự án UTĐT)

2.3 Dư nợ dài hạn

2.4 Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn

(% trên tổng dư nợ)

2.5 Thị phần

2.6 Dư nợ BQ đầu người

2.7 Tỷ lệ nợ xấu

3 Phát triển SPDV (thu dịch vụ NTD)

(nguồn: Đề án huy động vốn giai đoạn 2012 – 2015 của NHNo&PTNT LĐ)

3.1.2.2. Định hướng phát triển tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng đến năm 2015

- Bám sát định hướng chung về tình hình kinh doanh trong giai đoạn tới, ban lãnh đạo NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng đã đề ra định hướng phát triển tín dụng đối với các DNNVV, đó là: Đẩy mạnh đối tượng cho vay vốn là DNNVV, phấn đấu tăng trưởng cả về dư nợ và số lượng cho vay DNNVV ở mức trên 10%/năm, mở rộng thị phần cho vay tại các huyện vì đây là nơi chưa có sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác.

- Các mục tiêu cụ thể như sau:

Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu dưnợ cho vay DNNVV giai đoạn từ năm 2012- 2015

Đơn vị: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Tổng dư nợ cho vay

tốc độ tăng trưởng dư nợ qua Dư nợ cho vay DNNVV

tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNNVV qua các năm từ 12% - 13%; dư nợ cho vay trung, dài hạn chiếm khoảng 30%.

Tỉ trọng cho vay DNNVV

Số doanh nghiệp cho vay(số DNNVV cho vay mỗi năm bình quân 13%)

Dư nợ bình quân một DN

Nợ xấu cho vay DNNVV (chiếm 0.5% trong tổng dư nợ)

Tỉ trọng nợ xấu tính riêng đối với cho vay DNNVV (dưới 2%)

(nguồn: Đề án huy động vốn giai đoạn 2012 – 2015 của NHNo&PTNT LĐ)

3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Lâm Đồng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Lâm Đồng

3.2.1. Hồn thiện chính sách tín dụng theo hướng linh hoạt, phù hợp với đặc điểmcủa từng vùng miền. của từng vùng miền.

3.2.1.1 Xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt phù hợp

Hoạt động tín dụng cho đến nay vẫn là một trong những hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng. Vì vậy, việc xây dựng chính sách tín dụng khơng những phải linh hoạt và phù hợp với đường lối phát triển của địa phương cũng như của nhà nước mà chính sách tín dụng cịn phải đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, người đi vay và chính bản thân ngân hàng. Vì thế chính sách tín dụng cần được xây dựng đồng bộ, thống nhất, đầy đủ và đúng đắn. Một chính sách tín dụng có hiệu quả phải được ban hành nhanh nhạy, phải quy định rõ ràng, cụ thể và phải được phổ biến đến các phịng có liên quan cũng như các cán bộ tín dụng đạt đến tất cả cán bộ liên quan tại chi nhánh. Cụ thể như sau:

- Chính sách tín dụng cần phải nêu ra được định hướng chung cho toàn ngành, cần phải quy định cụ thể các chi nhánh chỉ được đầu tư với tỉ lệ bao nhiêu phần trăm vào lĩnh vực tiêu dung, bao nhiêu phần trăm vào lĩnh vực bất động sản chứng khoán, và bao nhiêu phần trăm đầu tư cho nông nghiệp nông thôn.

- Chính sách tín dụng cần phải quan tâm đối tượng khách hàng nào cần được ưu tiên đầu tư, ưu đãi các dịch vụ … để lôi kéo và phát triển.

- Chính sách đưa ra cần phải nhanh nhạy, dự đốn được diễn biến của thị trường tiền tệ, diễn biến nền kinh tế, dự đoán được chiến lược phát triển khách hàng của các NHTM khác trên địa bàn để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp.

- Chính sách, thủ tục liên quan đến áp lãi suất, mức phí áp dụng khi cung ứng tín dụng phải phù hợp đối với từng loại khách hàng cũng như quy mơ, phương thức tính lãi.

- Định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Xác định mức vay tối đa mà các chi nhánh được cho vay đối với từng ngành nghề kinh tế mà các DN đang hoạt động. Tránh việc áp dụng mức quy định với khách hàng là tổ chức, chẳng hạn như đối với DN hoạt động trong lĩnh vực Xây dựng cơ bản và chế biến nông sản mức vay cao hơn với các DN hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, du lịch …

- Chính sách phải quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các bộ tín dụng trong công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xin vay…

Ngoài ra, cần chủ động nghiên cứu quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành kinh tế, địa phương; Chính sách phát triển DNNVV của địa phương để đánh giá và dự báo về nhu cầu vốn, khả năng cung ứng được mức vốn có thể, mức độ rủi ro tín dụng để xác định mức độ tăng trưởng tín dụng và cơ cấu vốn tín dụng cho từng ngành, địa phương, địa bàn nông thôn và thành thị để trên cơ sở đó thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng an tồn - hiệu quả - bền vững.

3.2.1.2 Xây dựng chính sách ưu đãi riêng đối với từng nhóm ngành

Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động rộng khắp trên các lĩnh vực thuộc mọi ngành nghề kinh tế, nếu như các chính sách tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng đưa ra đều áp dụng chung giống nhau sẽ làm giảm đi tính cạnh tranh, giảm khả năng tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng.

Như vậy xây dựng chính sách riêng đối với từng loại khách hàng cần được chúng ta quan tâm xem xét, việc xem xét được dựa trên các tiêu chí sau:

+ Đó là ngành đang được tỉnh quan tâm đầu tư:

- Hiện nay một số ngành mà UBND tỉnh đang quan tâm đầu tư đó là: Phát triển nơng nghiệp công nghệ cao, đầu tư du lịch tại các khu du lịch đã được quy hoạch, chế biến và tiêu thụ nông lâm thủ sản … với chính sách trên UBND tỉnh sẽ có những hỗ

trợ nhất định cho các DN khi đầu tư vào, như vậy việc đầu tư tín dụng của NHNo&PTNT sẽ có rất nhiều thuận lợi đó là: Tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp các ngành tuyên truyền các DNNVV vay vốn tại NHNo; Số DN trong các lĩnh vực được kêu gọi đầu tư là lớn vì có nhiều chính sách ưu đãi nên đây là thị trường rất rộng mở; Các DN khi đầu tư vào các lĩnh vực ưu đãi này đều phải qua sự thẩm định về năng lực tài chính chính. Vì thế, đây là bước thẩm định quan trọng để NHNo&PTNT có thể yên tâm đầu tư vốn.

+ Các ngành là thế mạnh của từng huyện: Tại các chi nhánh loại 3 đóng trên địa bàn các huyện cần quan tâm xem xét và có chính sách riêng đối với các ngành đang là thế mạnh của huyện như về Du lịch, về cà phê, về hoa màu … NHNo&PTNT là đầu mối xây dựng và ban hành các chính sách đó cho NHNo&PTNT đóng trên từng địa bàn huyện cho phù hợp, hiện nay NHNo&PTNT đã triển khai một số chính sách như:

- Hợp tác đầu tư với doanh nghiệp là đầu mối tiêu thụ cà phê của hộ dân.

- Hợp tác với các doanh nghiệp là đầu mối cung ứng cây giống và phân bón trên địa bàn.

- Hợp tác với doanh nghiệp là đầu mối (có doanh số bán hàng chiếm tỉ trọng cao trên địa bàn huyện) để cung ứng phương tiện vận tải chở hàng, máy móc phục vụ nơng nghiệp.

Với chính sách hợp tác đó sẽ đem lại hiệu quả thiết thực đó là:

- Hiệu quả đối với chính các doanh nghiệp đó vì khi khách hàng mua sản phẩm của các doanh nghiệp đó tiền sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản, đồng thời trong quá trình cho vay vốn NHNo sẽ là nơi giới thiệu khách hàng trực tiếp mua hàng với các doanh nghiệp đang hợp tác.

- Có ý nghĩa lớn đối với NHNo vì: Phát triển là chính doanh nghiệp hợp tác đó, qua doanh nghiệp hợp tác có thể phát triển thêm những khách hàng nữa, chẳng hạn như một khách hàng đang có nhu cầu mua máy móc phục vụ nơng nghiệp nhưng lại

đang thiếu một phần vốn, như vậy doanh nghiệp đó có thể giới thiệu trực tiếp khách hàng đó đến NHNo đóng trên địa bàn để vay vốn.

- Đầu tư vào các DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp: Đây không chỉ là lĩnh vực mà NHNo&PTNT quan tâm mà còn là định hướng chung của NHNo&PTNT Việt Nam, với định hướng cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn chiếm tỉ trọng 70 – 80% trong tổng dư nợ thì ưu tiên phát triển tín dụng DN hoạt động lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thôn là một chủ trương đúng. Với định hướng về phát triển nơng nghiệp nơng thơn, thì nguồn vốn cho vay trong lĩnh vực này sẽ có chi phí rẻ và luôn dồi dào và đây là lợi thế vô cùng quan trọng để NHNo&PTNT cạnh tranh tốt hơn so với các tổ chức tín dụng khác.

- Thơng qua được đối tượng khách hàng cần quan tâm đầu tư NHNo cũng cần mạnh dạn cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản đối với các đối tượng khách hàng này, đặc biệt với khách hàng có hoạt động kinh doanh lành mạnh, tình hình tài chính tốt trong nhiều năm.

3.2.2. Tăng cường và hồn thiện huy động vốn

Nhận thấy tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, với phương châm là “đi vay để cho vay”. Chính vì thế, để có thể phát triển khách hàng đặc biệt với khách hàng là DNNVV thì chủ động trong nguồn vốn cho vay là yếu tố quan trọng trong tình hình hiện nay, đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, có thể thấy các NHTM khác trên địa bàn tỉnh hiện nay cũng đang bị thiếu hụt trầm trọng nguồn vốn huy động.

Để nâng cao hiệu quả huy động vốn thì NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w